Cú rơi mới trong top 5 ngân hàng cổ phần
Có hai thành viên chuyển động ngược chiều, đặc biệt là cú rơi ở Eximbank
“Dù lợi nhuận không cao nhưng ngân hàng khác cũng phải ngước nhìn” là câu nói vui đối với Techcombank - một điểm nhấn trong xáo trộn của top 5 ngân hàng cổ phần Việt Nam nửa đầu năm nay.
Như VnEconomy từng điểm lại tình hình hoạt động của 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất trong hệ thống (không tính khối quốc doanh đã cổ phần hóa) trong năm 2013, sự xáo trộn tiếp tục thể hiện trong kết quả kinh doanh 6 tháng 2014 vừa công bố.
Nhóm 5 thành viên này gồm: Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB) và Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank).
Cả 5 ngân hàng trên đều ở nhóm dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, khá tương đồng về quy mô, vị thế thương hiệu và hiệu quả kinh doanh những năm trước đây.
Tuy nhiên, sau khi khoảng cách so sánh về hiệu quả kinh doanh bắt đầu giãn rộng giữa các thành viên trong top 5 này từ năm 2012, đến nay, một sự thu hẹp và đều bước như trước vẫn chưa thể có, thậm chí lại có thêm thành viên lùi sâu trong các so sánh.
Về lợi nhuận, khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm vẫn doãng rộng, với MB và Sacombank tiếp tục tương đối ổn định ở mức cao, bỏ khá xa Techcombank, ACB và Eximbank.
Dù giảm nhẹ so với cùng kỳ, nhưng sau 6 tháng đầu năm nay MB vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu top 5 này, cũng như khối cổ phần nói chung, về số lợi nhuận trước thuế tuyệt đối, đạt 1.702 tỷ đồng. Đây cũng là thành viên dẫn đầu về quy mô tổng tài sản với 188.570 tỷ đồng.
Dù vậy, cách biệt về quy mô tổng tài sản giữa MB với các thành viên sát kề Sacombank, ACB và Techcombank không quá lớn, duy chỉ Eximbank có cú rơi rất mạnh trong 6 tháng đầu năm nay và tạo nên cách biệt lớn. Cụ thể, tổng tài sản của Eximbank giảm tới hơn 37.000 tỷ đồng (giảm 22,2% so với cuối 2013) và chỉ còn 132.064 tỷ đồng.
Eximbank cũng chính là thành viên tạo xáo trộn đáng chú ý nhất trong top 5 về kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay. Dường như những khó khăn trong năm 2013 tại ngân hàng này vẫn trở nên sâu sắc hơn. Cùng với cú rơi mạnh của tổng tài sản, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng khác cũng tăng trưởng âm, như: tín dụng giảm 3,7%, tiền gửi của khách hàng giảm 3%, lợi nhuận trước thuế 6 tháng giảm hơn 12% so với cùng kỳ và chỉ đạt 664 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh từ 1,98% cuối 2013 lên 2,94%.
Nếu trong năm 2012 top 5 ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam chứng kiến cú rơi và nỗ lực cân bằng sau đó của ACB gắn với sự cố rủi ro pháp lý, năm 2013 với đà trượt sâu hơn về lợi nhuận của cựu đầu tàu một thời là Techcombank, thì nửa đầu 2014 đã có cú rơi mạnh nói trên của Eximbank.
Ngược lại, “Dù lợi nhuận không cao nhưng ngân hàng khác cũng phải ngước nhìn” là câu nói vui cho nỗ lực trở lại của Techcombank nửa đầu năm nay. Dù nợ xấu vẫn ở mức khá cao với 4,12%, nhưng sau 6 tháng lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đã hoàn thành tới 80% kế hoạch cả năm, đạt 948 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mức độ hoàn thành ấn tượng nói trên gắn với một chỉ tiêu thấp đặt ra cho năm nay. Thực tế so với giai đoạn 2007-2011, Techcombank vẫn chưa thể tìm lại sức mạnh từng có của mình, cũng như vị thế dẫn đầu từng có trong top 5. Nhưng dù sao, chỉ tiêu và kết quả đó cũng cho thấy họ trở nên thận trọng hơn, kỳ vọng trở nên hợp lý hơn trước môi trường kinh doanh khó khăn, nhất là sau những gì trải qua trong hai năm 2012-2013.
Và đứng thứ hai trong nhóm về kết quả kinh doanh sau MB, Sacombank tiếp tục khẳng định sự ổn định sau khi trở lại khá ấn tượng trong năm 2013. Đây cũng là một trong những ngân hàng có nền tảng khách hàng bán lẻ tốt trong hệ thống, cũng là thành viên giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt trong những năm khó khăn vừa qua và hiện nay.
Sacombank cũng là thành viên có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong top 5 này, chỉ 1,51% đến cuối tháng 6/2014, trong khi các thành viên còn lại đều đã tăng lên mức khá cao (MB là 3,1%, ACB 3,6%, Techcombank 4,12%, Eximbank 2,94%).
Như VnEconomy từng điểm lại tình hình hoạt động của 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất trong hệ thống (không tính khối quốc doanh đã cổ phần hóa) trong năm 2013, sự xáo trộn tiếp tục thể hiện trong kết quả kinh doanh 6 tháng 2014 vừa công bố.
Nhóm 5 thành viên này gồm: Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Á châu (ACB) và Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank).
Cả 5 ngân hàng trên đều ở nhóm dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, khá tương đồng về quy mô, vị thế thương hiệu và hiệu quả kinh doanh những năm trước đây.
Tuy nhiên, sau khi khoảng cách so sánh về hiệu quả kinh doanh bắt đầu giãn rộng giữa các thành viên trong top 5 này từ năm 2012, đến nay, một sự thu hẹp và đều bước như trước vẫn chưa thể có, thậm chí lại có thêm thành viên lùi sâu trong các so sánh.
Về lợi nhuận, khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm vẫn doãng rộng, với MB và Sacombank tiếp tục tương đối ổn định ở mức cao, bỏ khá xa Techcombank, ACB và Eximbank.
Dù giảm nhẹ so với cùng kỳ, nhưng sau 6 tháng đầu năm nay MB vẫn tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu top 5 này, cũng như khối cổ phần nói chung, về số lợi nhuận trước thuế tuyệt đối, đạt 1.702 tỷ đồng. Đây cũng là thành viên dẫn đầu về quy mô tổng tài sản với 188.570 tỷ đồng.
Dù vậy, cách biệt về quy mô tổng tài sản giữa MB với các thành viên sát kề Sacombank, ACB và Techcombank không quá lớn, duy chỉ Eximbank có cú rơi rất mạnh trong 6 tháng đầu năm nay và tạo nên cách biệt lớn. Cụ thể, tổng tài sản của Eximbank giảm tới hơn 37.000 tỷ đồng (giảm 22,2% so với cuối 2013) và chỉ còn 132.064 tỷ đồng.
Eximbank cũng chính là thành viên tạo xáo trộn đáng chú ý nhất trong top 5 về kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay. Dường như những khó khăn trong năm 2013 tại ngân hàng này vẫn trở nên sâu sắc hơn. Cùng với cú rơi mạnh của tổng tài sản, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng khác cũng tăng trưởng âm, như: tín dụng giảm 3,7%, tiền gửi của khách hàng giảm 3%, lợi nhuận trước thuế 6 tháng giảm hơn 12% so với cùng kỳ và chỉ đạt 664 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh từ 1,98% cuối 2013 lên 2,94%.
Nếu trong năm 2012 top 5 ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam chứng kiến cú rơi và nỗ lực cân bằng sau đó của ACB gắn với sự cố rủi ro pháp lý, năm 2013 với đà trượt sâu hơn về lợi nhuận của cựu đầu tàu một thời là Techcombank, thì nửa đầu 2014 đã có cú rơi mạnh nói trên của Eximbank.
Ngược lại, “Dù lợi nhuận không cao nhưng ngân hàng khác cũng phải ngước nhìn” là câu nói vui cho nỗ lực trở lại của Techcombank nửa đầu năm nay. Dù nợ xấu vẫn ở mức khá cao với 4,12%, nhưng sau 6 tháng lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đã hoàn thành tới 80% kế hoạch cả năm, đạt 948 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mức độ hoàn thành ấn tượng nói trên gắn với một chỉ tiêu thấp đặt ra cho năm nay. Thực tế so với giai đoạn 2007-2011, Techcombank vẫn chưa thể tìm lại sức mạnh từng có của mình, cũng như vị thế dẫn đầu từng có trong top 5. Nhưng dù sao, chỉ tiêu và kết quả đó cũng cho thấy họ trở nên thận trọng hơn, kỳ vọng trở nên hợp lý hơn trước môi trường kinh doanh khó khăn, nhất là sau những gì trải qua trong hai năm 2012-2013.
Và đứng thứ hai trong nhóm về kết quả kinh doanh sau MB, Sacombank tiếp tục khẳng định sự ổn định sau khi trở lại khá ấn tượng trong năm 2013. Đây cũng là một trong những ngân hàng có nền tảng khách hàng bán lẻ tốt trong hệ thống, cũng là thành viên giữ được tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt trong những năm khó khăn vừa qua và hiện nay.
Sacombank cũng là thành viên có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong top 5 này, chỉ 1,51% đến cuối tháng 6/2014, trong khi các thành viên còn lại đều đã tăng lên mức khá cao (MB là 3,1%, ACB 3,6%, Techcombank 4,12%, Eximbank 2,94%).