Cử tri muốn xử lý nghiêm cán bộ “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
Tổng hợp 2.901 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội
Chiều 16/5, lần đầu tiên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân từ Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo thông lệ, báo cáo này sẽ được trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ ba của Quốc hội, sáng 22/5 tới đây. Báo cáo cho biết, chuẩn bị cho kỳ họp thứ ba, đã có 2.901 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội.
Xử lý tham nhũng còn chậm
Cũng như mọi kỳ họp, cử tri rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và công tác cán bộ.
Kết quả tập hợp ý kiến cho thấy, cử tri và nhân dân ghi nhận những kết quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước thời gian qua.
Việc phát hiện, xử lý kỷ luật đối với nhiều cán bộ, công chức, trong đó có cả các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thể hiện được quyết tâm chính trị và trách nhiệm rất lớn của Đảng, nhà nước trước nhân dân.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt đã được điều tra và đưa ra xét xử, nhiều sai phạm trong công tác cán bộ đã được xử lý nghiêm minh. Cử tri và nhân dân hoan nghênh các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 của Đảng - báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cho rằng việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng còn chậm. Việc làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp nhất là đối với người đứng đầu trong công tác quản lý đầu tư một số dự án lớn để thua lỗ, làm thất thoát lớn ngân sách Nhà nước chưa được kịp thời.
Cử tri và nhân dân yêu cầu các cơ quan, tổ chức, trước hết là những người đứng đầu các cơ quan tổ chức ở các cấp cần nghiêm túc thực hiện nghị quyết Trung ương 4, phải thể hiện quyết tâm bằng những hành động cụ thể. Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, đảng viên có biểu hiện “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
“Kiên quyết không chấp nhận”
Bên cạnh sự quan tâm đến nghị quyết Trung ương 4, theo Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc - Bí thư Thành uỷ Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân thì điểm nhấn tiếp theo của báo cáo kỳ này chính là thái độ không chấp nhận của nhân dân với tình trạng khai thác cát trái phép.
Báo cáo nêu rõ, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhiều lần phản ánh với Quốc hội, Chính phủ về tình trạng khai thác cát trái phép và nạn phá rừng.
Trong đó, đã hai lần kiến nghị với Chính phủ vào các năm 2013 - 2014 và 4 lần báo cáo liên tục tại các kỳ họp của Quốc hội khoá 13 và 14 từ năm 2013 đến 2016.
Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo phải chấn chỉnh tình trạng này nhưng đến nay, việc khai thác cát trái phép và chặt phá rừng vẫn diễn ra.
“Cử tri và nhân dân kiên quyết không chấp nhận tình trạng này, yêu cầu phải xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm minh đối với người đứng đầu các địa phương đã không có biện pháp xử lý, mặc dù nhân dân và báo chí đã liên tục kiến nghị” - báo cáo nêu.
Theo thông lệ, báo cáo này sẽ được trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ ba của Quốc hội, sáng 22/5 tới đây. Báo cáo cho biết, chuẩn bị cho kỳ họp thứ ba, đã có 2.901 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội.
Xử lý tham nhũng còn chậm
Cũng như mọi kỳ họp, cử tri rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và công tác cán bộ.
Kết quả tập hợp ý kiến cho thấy, cử tri và nhân dân ghi nhận những kết quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước thời gian qua.
Việc phát hiện, xử lý kỷ luật đối với nhiều cán bộ, công chức, trong đó có cả các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thể hiện được quyết tâm chính trị và trách nhiệm rất lớn của Đảng, nhà nước trước nhân dân.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt đã được điều tra và đưa ra xét xử, nhiều sai phạm trong công tác cán bộ đã được xử lý nghiêm minh. Cử tri và nhân dân hoan nghênh các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 của Đảng - báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cho rằng việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng còn chậm. Việc làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp nhất là đối với người đứng đầu trong công tác quản lý đầu tư một số dự án lớn để thua lỗ, làm thất thoát lớn ngân sách Nhà nước chưa được kịp thời.
Cử tri và nhân dân yêu cầu các cơ quan, tổ chức, trước hết là những người đứng đầu các cơ quan tổ chức ở các cấp cần nghiêm túc thực hiện nghị quyết Trung ương 4, phải thể hiện quyết tâm bằng những hành động cụ thể. Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, đảng viên có biểu hiện “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
“Kiên quyết không chấp nhận”
Bên cạnh sự quan tâm đến nghị quyết Trung ương 4, theo Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc - Bí thư Thành uỷ Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân thì điểm nhấn tiếp theo của báo cáo kỳ này chính là thái độ không chấp nhận của nhân dân với tình trạng khai thác cát trái phép.
Báo cáo nêu rõ, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhiều lần phản ánh với Quốc hội, Chính phủ về tình trạng khai thác cát trái phép và nạn phá rừng.
Trong đó, đã hai lần kiến nghị với Chính phủ vào các năm 2013 - 2014 và 4 lần báo cáo liên tục tại các kỳ họp của Quốc hội khoá 13 và 14 từ năm 2013 đến 2016.
Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo phải chấn chỉnh tình trạng này nhưng đến nay, việc khai thác cát trái phép và chặt phá rừng vẫn diễn ra.
“Cử tri và nhân dân kiên quyết không chấp nhận tình trạng này, yêu cầu phải xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm minh đối với người đứng đầu các địa phương đã không có biện pháp xử lý, mặc dù nhân dân và báo chí đã liên tục kiến nghị” - báo cáo nêu.