Cư trú tại Việt Nam mới được dự tuyển viên chức
Theo Luật Viên chức, người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam mới được dự tuyển viên chức
Dự thảo Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua sáng nay đã quy định người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam mới được dự tuyển viên chức.
Như vậy, nội dung được cho rất mới và đã từng gây tranh luận sôi nổi từ kỳ họp Quốc hội thứ bảy tại dự án luật này về quy định việt kiều được dự tuyển viên chức theo đề xuất của Chính phủ đã có câu trả lời rõ ràng.
Theo đó, những người đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật này như có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có trình độ, năng lực phù hợp... đều được tham gia dự tuyển làm viên chức.
Những người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài, nay trở về Việt Nam cư trú (bao gồm cả tạm trú) đều có thể tham gia dự tuyển làm viên chức nếu có nguyện vọng và đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Ngoài ra, việc huy động trí tuệ, sự tham gia đóng góp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho các hoạt động sự nghiệp tại Việt Nam thì không nhất thiết chỉ thông qua hình thức tuyển dụng làm viên chức, mà còn có thể sử dụng nhiều cơ chế khác như ký kết các hợp đồng hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng vụ việc..., chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận giải thích.
Chưa trả lương theo vị trí việc làm
Liên quan đến một số nội dung gây nhiều tranh cãi tại dự thảo luật, tại báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vị đại biểu đề nghị cân nhắc về việc chuyển từ trả lương theo hệ thống ngạch bậc hay chức danh nghề nghiệp sang trả lương theo vị trí việc làm. Vì việc này sẽ gây tác động lớn trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.
Theo quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, chế độ quản lý công chức, viên chức căn cứ vào chỉ tiêu biên chế và trả lương theo ngạch bậc đã bộc lộ những bất hợp lý, chưa thể hiện được tính khoa học và nâng cao tính tự chủ trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc trả lương còn mang tính “cào bằng” nên chưa khuyến khích viên chức phấn đấu và không có chế độ đãi ngộ xứng đáng với người có tài năng, Do vậy, dự thảo luật đã quy định vị trí việc làm là một căn cứ quan trọng để thực hiện chế độ tiền lương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đây là một bước cải cách quan trọng, nên để thực hiện được chủ trương này, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, triển khai đồng bộ theo lộ trình nhất định. Vì vậy, dự luật chưa quy định cứng việc xác định vị trí việc làm là căn cứ để trả lương. Trước mắt, việc quản lý, trả lương đối với viên chức tiếp tục được thực hiện như hiện nay.
Bên cạnh nội dung này, Luật Viên chức cũng quy định viên chức được góp vốn nhưng không được tham gia điều hành, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Cũng theo dự luật, viên chức không được tham gia đình công là phù hợp.
Với 6 chương 62 điều, Luật Viên chức quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
Như vậy, nội dung được cho rất mới và đã từng gây tranh luận sôi nổi từ kỳ họp Quốc hội thứ bảy tại dự án luật này về quy định việt kiều được dự tuyển viên chức theo đề xuất của Chính phủ đã có câu trả lời rõ ràng.
Theo đó, những người đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật này như có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có trình độ, năng lực phù hợp... đều được tham gia dự tuyển làm viên chức.
Những người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài, nay trở về Việt Nam cư trú (bao gồm cả tạm trú) đều có thể tham gia dự tuyển làm viên chức nếu có nguyện vọng và đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Ngoài ra, việc huy động trí tuệ, sự tham gia đóng góp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho các hoạt động sự nghiệp tại Việt Nam thì không nhất thiết chỉ thông qua hình thức tuyển dụng làm viên chức, mà còn có thể sử dụng nhiều cơ chế khác như ký kết các hợp đồng hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng vụ việc..., chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận giải thích.
Chưa trả lương theo vị trí việc làm
Liên quan đến một số nội dung gây nhiều tranh cãi tại dự thảo luật, tại báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vị đại biểu đề nghị cân nhắc về việc chuyển từ trả lương theo hệ thống ngạch bậc hay chức danh nghề nghiệp sang trả lương theo vị trí việc làm. Vì việc này sẽ gây tác động lớn trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.
Theo quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, chế độ quản lý công chức, viên chức căn cứ vào chỉ tiêu biên chế và trả lương theo ngạch bậc đã bộc lộ những bất hợp lý, chưa thể hiện được tính khoa học và nâng cao tính tự chủ trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc trả lương còn mang tính “cào bằng” nên chưa khuyến khích viên chức phấn đấu và không có chế độ đãi ngộ xứng đáng với người có tài năng, Do vậy, dự thảo luật đã quy định vị trí việc làm là một căn cứ quan trọng để thực hiện chế độ tiền lương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đây là một bước cải cách quan trọng, nên để thực hiện được chủ trương này, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, triển khai đồng bộ theo lộ trình nhất định. Vì vậy, dự luật chưa quy định cứng việc xác định vị trí việc làm là căn cứ để trả lương. Trước mắt, việc quản lý, trả lương đối với viên chức tiếp tục được thực hiện như hiện nay.
Bên cạnh nội dung này, Luật Viên chức cũng quy định viên chức được góp vốn nhưng không được tham gia điều hành, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Cũng theo dự luật, viên chức không được tham gia đình công là phù hợp.
Với 6 chương 62 điều, Luật Viên chức quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.