Cực hình từ tín dụng “đen”
Họ đều đã quá nửa tuổi đời, đến cả tuổi xưa nay hiếm, nhưng đang sống những ngày “cực hình” khi ngân hàng ráo riết siết nợ
Họ đều đã quá nửa tuổi đời, đến cả tuổi xưa nay hiếm, nhưng đang sống những ngày “cực hình” của tinh thần khi ngân hàng ráo riết siết nợ…
Hôm nay, 24/11/2011, hạn cuối để ông Lợi và bà Oanh phải rời khỏi thửa đất, căn nhà đã ở hàng chục năm nay, theo yêu cầu trong thông báo thu hồi nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank).
Họ cho biết sẽ quyết tâm bám trụ. Ngân hàng đã và đang ráo riết thu hồi tài sản. Kết cục chưa rõ sẽ đi đến đâu…
Sa bẫy tín dụng “đen”
Cách đây khoảng hai năm, ông Quách Văn Lợi (sinh năm 1953), dự tính xây lại ngôi nhà tại thửa đất 34,9 m2 tại số 4, ngõ Điện, phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Khoản vốn cần vay là 200 triệu đồng.
Gõ cửa một ngân hàng quốc doanh, đưa sổ đỏ thửa đất đó và 3 giấy đăng ký xe tải thế chấp, ông không vay nổi bởi có quá nhiều thủ tục, yêu cầu khắt khe về chứng minh thu nhập khi cán bộ tín dụng đến tận nơi thẩm định. Qua giới thiệu, tháng 3/2009, vợ chồng ông tìm đến Hà Thùy Linh - nhân vật gây xôn xao dư luận với vụ đổ vỡ tín dụng “đen” nổ ra tại Hà Nội sau đó (tháng 5/2010). Đặt sổ đỏ, vợ chồng ông được Linh cho vay 200 triệu đồng, thời hạn 2 năm.
Tháng 4/2010, cán bộ chi nhánh Navibank tìm đến nhà ông Lợi thông báo thửa đất và căn nhà đã bị Hà Thùy Linh thế chấp vay số tiền 2 tỷ đồng tại ngân hàng này. Ông Lợi ngã ngửa, vợ ông thì suy sụp phải nằm viện hai tháng trời. Gõ cửa cơ quan chức năng, vụ án liên quan đang tạm đình chỉ vì Hà Thùy Linh đã bỏ trốn.
Sáng 1/11/2011, cán bộ pháp chế Navibank trở lại với thông báo mới: ngân hàng đã làm xong thủ tục bán đấu giá thửa đất và căn nhà ông bà đang ở. “Cực hình”, như lời ông Lợi nói, bắt đầu có trong đời sống tinh thần của gia đình ông từ đây.
“Dăm bảy ngày, ngân hàng lại có cái thông báo đòi đất và nhà. Nó như một cực hình, một sự tra tấn tinh thần mà chúng tôi không biết phải làm sao”, ông Lợi nói và không kiềm chế được cơn nóng giận.
Trong câu chuyện với phóng viên, cho đến giờ ông vẫn không hiểu vì sao, bằng cách nào mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình lại được sang tên là Hà Thùy Linh rồi được thế chấp ở Navibank, bởi “tôi hoàn toàn không mua bán nhà cho ai, không thế chấp nhà đất tại bất cứ ngân hàng nào, cũng không thấy ai từ ngân hàng đến kiểm tra, hỏi han hay thẩm định về thửa đất đó”.
“Chúng tôi đã gửi đơn đề nghị ngân hàng cung cấp các giấy tờ liên quan làm cơ sở ngân hàng bán nhà của chúng tôi nhưng ngân hàng không cung cấp”, ông Lợi cho biết thêm.
Và sự nóng giận của ông, cũng như cực hình mà vợ chồng ông đang chịu đựng, có ở nội dung mà ông gọi là “bịa đặt trắng trợn” trong thông báo của ngân hàng: “Do hiện nay gia đình ông, bà đang cư trú trên tài sản mà không thuộc quyền sở hữu của ông, bà nên Ngân hàng đã có thông báo đến ông bà là chậm nhất đến ngày 24/11/2011 phải di chuyển toàn bộ người và các tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình ông bà ra khỏi tài sản mà Ngân hàng chúng tôi đang tiến hành bán đấu giá để thu hồi nợ”.
Dấu hỏi pháp lý?
Không chỉ riêng gia đình ông Lợi. Một bản sao như vậy, khớp đến cả các mốc thời điểm sự kiện, có ở 4 trường hợp khác trong thông tin VnEconomy nhận được.
Gia đình bà Nguyễn Thị Khơi (sinh năm 1949) cho bà Nguyễn Thị Tốt mượn sổ đỏ để đặt cho Hà Thùy Linh (cùng với sổ đỏ của bà Tốt) để mượn 1,5 tỷ đồng hồi tháng 4/2009. Tháng 4/2010, cán bộ Navibank đến nhà bà Khơi thông báo nhà của bà đã bị Hà Thùy Linh thế chấp vay 1,8 tỷ đồng tại ngân hàng này.
Tháng 7/2010, Navibank kiện gia đình bà ra tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) để giải quyết. Hiện tòa án đang tạm đình chỉ xử lý vụ việc do Hà Thùy Linh đã bỏ trốn. Nhưng ngày 1/11/2011, cán bộ ngân hàng đến gia đình bà Khơi thông báo ngân hàng đã làm xong thủ tục bán đấu giá nhà mà không cần tòa án giải quyết. Ngày 19/11/2011, ngân hàng có thông báo với nội dung gia đình bà Khơi đang cư trú trên tài sản không thuộc sở hữu của họ…
Trước đó, ngày 21/7/2011, Navibank chi nhánh Hà Nội đã có thông báo thu hồi tài sản của Hà Thùy Linh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mà UBND quận Đống Đa cấp cho vợ chồng bà Khơi, đăng ký sang tên Hà Thùy Linh ngày 7/4/2009.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Quang Bích (sinh năm 1920), cho con trai là ông Nguyễn Thống Nhất mượn sổ đỏ, mà tài sản trên đất là căn nhà tình nghĩa do chính quyền địa phương và Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng tặng, để vay 180 triệu đồng từ Hà Thùy Linh.
Sau đó, đơn của ông Nhất viết rằng, Hà Thùy Linh và nhân viên công chứng đến gặp ông Nguyễn Quang Bích, do tuổi cao “tai nghe không được, thần kinh kém” nên ông Bích đã ký vào giấy ủy quyền. Và ngày 2/4/2010, nhân viên Navibank đến thông báo Hà Thùy Linh đã dùng sổ đỏ của thửa đất gia đình ông ở thế chấp tại ngân hàng vay 680 triệu đồng…
Trao đổi với phóng viên, những trường hợp trên đều khẳng định là họ chưa thực hiện mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ai, cũng như không thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình mình cho ngân hàng nào. Nhưng qua các thông báo từ ngân hàng, giấy chứng nhận đó đã thuộc tên Hà Thùy Linh và họ đang cư trú trên tài sản không thuộc sở hữu của mình.
Suốt thời gian qua, họ đã gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng, tới cả cấp cao nhất để mong được xử lý. Câu hỏi chung mà họ đặt ra lúc này là việc Navibank chi nhánh Hà Nội tiến hành bán đấu giá những tài sản đó có đúng quy định của pháp luật hay không? Trong các trường hợp trên, họ phải chịu trách nhiệm đến đâu và ai, những đầu mối nào có phải cùng chịu trách nhiệm hay không?
Còn với gia đình ông Lợi, hôm nay, 24/11/2011, hạn di chuyển khỏi nơi cư trú “không thuộc quyền sở hữu” theo thông báo của ngân hàng đã đến. Gia đình ông Lợi cũng chưa biết xử trí cụ thể ra sao, ngoài quyết tâm bảo vệ tài sản mà ông khẳng định là của mình.
VnEconomy sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin thêm về vụ việc.
Hôm nay, 24/11/2011, hạn cuối để ông Lợi và bà Oanh phải rời khỏi thửa đất, căn nhà đã ở hàng chục năm nay, theo yêu cầu trong thông báo thu hồi nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank).
Họ cho biết sẽ quyết tâm bám trụ. Ngân hàng đã và đang ráo riết thu hồi tài sản. Kết cục chưa rõ sẽ đi đến đâu…
Sa bẫy tín dụng “đen”
Cách đây khoảng hai năm, ông Quách Văn Lợi (sinh năm 1953), dự tính xây lại ngôi nhà tại thửa đất 34,9 m2 tại số 4, ngõ Điện, phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Khoản vốn cần vay là 200 triệu đồng.
Gõ cửa một ngân hàng quốc doanh, đưa sổ đỏ thửa đất đó và 3 giấy đăng ký xe tải thế chấp, ông không vay nổi bởi có quá nhiều thủ tục, yêu cầu khắt khe về chứng minh thu nhập khi cán bộ tín dụng đến tận nơi thẩm định. Qua giới thiệu, tháng 3/2009, vợ chồng ông tìm đến Hà Thùy Linh - nhân vật gây xôn xao dư luận với vụ đổ vỡ tín dụng “đen” nổ ra tại Hà Nội sau đó (tháng 5/2010). Đặt sổ đỏ, vợ chồng ông được Linh cho vay 200 triệu đồng, thời hạn 2 năm.
Tháng 4/2010, cán bộ chi nhánh Navibank tìm đến nhà ông Lợi thông báo thửa đất và căn nhà đã bị Hà Thùy Linh thế chấp vay số tiền 2 tỷ đồng tại ngân hàng này. Ông Lợi ngã ngửa, vợ ông thì suy sụp phải nằm viện hai tháng trời. Gõ cửa cơ quan chức năng, vụ án liên quan đang tạm đình chỉ vì Hà Thùy Linh đã bỏ trốn.
Sáng 1/11/2011, cán bộ pháp chế Navibank trở lại với thông báo mới: ngân hàng đã làm xong thủ tục bán đấu giá thửa đất và căn nhà ông bà đang ở. “Cực hình”, như lời ông Lợi nói, bắt đầu có trong đời sống tinh thần của gia đình ông từ đây.
“Dăm bảy ngày, ngân hàng lại có cái thông báo đòi đất và nhà. Nó như một cực hình, một sự tra tấn tinh thần mà chúng tôi không biết phải làm sao”, ông Lợi nói và không kiềm chế được cơn nóng giận.
Trong câu chuyện với phóng viên, cho đến giờ ông vẫn không hiểu vì sao, bằng cách nào mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình lại được sang tên là Hà Thùy Linh rồi được thế chấp ở Navibank, bởi “tôi hoàn toàn không mua bán nhà cho ai, không thế chấp nhà đất tại bất cứ ngân hàng nào, cũng không thấy ai từ ngân hàng đến kiểm tra, hỏi han hay thẩm định về thửa đất đó”.
“Chúng tôi đã gửi đơn đề nghị ngân hàng cung cấp các giấy tờ liên quan làm cơ sở ngân hàng bán nhà của chúng tôi nhưng ngân hàng không cung cấp”, ông Lợi cho biết thêm.
Và sự nóng giận của ông, cũng như cực hình mà vợ chồng ông đang chịu đựng, có ở nội dung mà ông gọi là “bịa đặt trắng trợn” trong thông báo của ngân hàng: “Do hiện nay gia đình ông, bà đang cư trú trên tài sản mà không thuộc quyền sở hữu của ông, bà nên Ngân hàng đã có thông báo đến ông bà là chậm nhất đến ngày 24/11/2011 phải di chuyển toàn bộ người và các tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình ông bà ra khỏi tài sản mà Ngân hàng chúng tôi đang tiến hành bán đấu giá để thu hồi nợ”.
Dấu hỏi pháp lý?
Không chỉ riêng gia đình ông Lợi. Một bản sao như vậy, khớp đến cả các mốc thời điểm sự kiện, có ở 4 trường hợp khác trong thông tin VnEconomy nhận được.
Gia đình bà Nguyễn Thị Khơi (sinh năm 1949) cho bà Nguyễn Thị Tốt mượn sổ đỏ để đặt cho Hà Thùy Linh (cùng với sổ đỏ của bà Tốt) để mượn 1,5 tỷ đồng hồi tháng 4/2009. Tháng 4/2010, cán bộ Navibank đến nhà bà Khơi thông báo nhà của bà đã bị Hà Thùy Linh thế chấp vay 1,8 tỷ đồng tại ngân hàng này.
Tháng 7/2010, Navibank kiện gia đình bà ra tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) để giải quyết. Hiện tòa án đang tạm đình chỉ xử lý vụ việc do Hà Thùy Linh đã bỏ trốn. Nhưng ngày 1/11/2011, cán bộ ngân hàng đến gia đình bà Khơi thông báo ngân hàng đã làm xong thủ tục bán đấu giá nhà mà không cần tòa án giải quyết. Ngày 19/11/2011, ngân hàng có thông báo với nội dung gia đình bà Khơi đang cư trú trên tài sản không thuộc sở hữu của họ…
Trước đó, ngày 21/7/2011, Navibank chi nhánh Hà Nội đã có thông báo thu hồi tài sản của Hà Thùy Linh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mà UBND quận Đống Đa cấp cho vợ chồng bà Khơi, đăng ký sang tên Hà Thùy Linh ngày 7/4/2009.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Quang Bích (sinh năm 1920), cho con trai là ông Nguyễn Thống Nhất mượn sổ đỏ, mà tài sản trên đất là căn nhà tình nghĩa do chính quyền địa phương và Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng tặng, để vay 180 triệu đồng từ Hà Thùy Linh.
Sau đó, đơn của ông Nhất viết rằng, Hà Thùy Linh và nhân viên công chứng đến gặp ông Nguyễn Quang Bích, do tuổi cao “tai nghe không được, thần kinh kém” nên ông Bích đã ký vào giấy ủy quyền. Và ngày 2/4/2010, nhân viên Navibank đến thông báo Hà Thùy Linh đã dùng sổ đỏ của thửa đất gia đình ông ở thế chấp tại ngân hàng vay 680 triệu đồng…
Trao đổi với phóng viên, những trường hợp trên đều khẳng định là họ chưa thực hiện mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ai, cũng như không thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình mình cho ngân hàng nào. Nhưng qua các thông báo từ ngân hàng, giấy chứng nhận đó đã thuộc tên Hà Thùy Linh và họ đang cư trú trên tài sản không thuộc sở hữu của mình.
Suốt thời gian qua, họ đã gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng, tới cả cấp cao nhất để mong được xử lý. Câu hỏi chung mà họ đặt ra lúc này là việc Navibank chi nhánh Hà Nội tiến hành bán đấu giá những tài sản đó có đúng quy định của pháp luật hay không? Trong các trường hợp trên, họ phải chịu trách nhiệm đến đâu và ai, những đầu mối nào có phải cùng chịu trách nhiệm hay không?
Còn với gia đình ông Lợi, hôm nay, 24/11/2011, hạn di chuyển khỏi nơi cư trú “không thuộc quyền sở hữu” theo thông báo của ngân hàng đã đến. Gia đình ông Lợi cũng chưa biết xử trí cụ thể ra sao, ngoài quyết tâm bảo vệ tài sản mà ông khẳng định là của mình.
VnEconomy sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin thêm về vụ việc.