Cùng nhau đi đàm phán: Không thể đứng ngoài
Doanh nghiệp có một vai trò rất lớn trong quá trình đàm phán các cam kết thương mại quốc tế
Doanh nghiệp có một vai trò rất lớn trong quá trình đàm phán các cam kết thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cả doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan nhà nước dường như chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề này.
Những ảnh hưởng trực tiếp
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam, còn nhớ rất rõ hiệp hội và các doanh nghiệp ngành giấy đã bị rơi vào thế “việt vị” như thế nào trong năm 2009 do không nắm rõ các nội dung cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Chuyện xuất phát từ năm 2008, khi giá nguyên liệu giấy trên thị trường thế giới đang ở mức cao khiến cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu của các nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn. Muốn kìm hãm việc tăng giá giấy tại thị trường nội địa ở thời điểm đó, cách tốt nhất là kiến nghị hạ thuế nhập khẩu cho giấy in, giấy viết và giấy in báo (xuống mức 5%) để đầu ra các mặt hàng giấy trong nước thuận lợi, không bị khan hiếm dẫn đến chênh lệch giá. Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu từ các nước ASEAN của Tổng công ty Giấy và Hiệp hội Giấy lên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nhanh chóng được thông qua.
“Nhưng đến năm 2009, khi thị trường bình ổn, kiến nghị tăng lại mức thuế nhập khẩu đã bị Bộ Tài chính từ chối với lý do đã hạ thuế thì không tăng trở lại được nữa vì điều này là một nội dung cam kết trong AFTA”. Ông Bảo được bộ giải thích như vậy và cảm thấy không hài lòng vì ông cho rằng, Bộ Tài chính đã không có những hướng dẫn đầy đủ cho doanh nghiệp và hiệp hội về mọi mặt của cam kết, khiến ngành giấy Việt Nam rơi vào thế đã tiến thì không thể lùi và giấy ngoại nhập hiện đang có lợi thế hơn giấy trong nước nhờ thuế nhập khẩu thấp.
Đối với doanh nghiệp ngành thép, theo ông Lại Quang Trung, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Tổng công ty Thép Việt Nam, hiện tại thuế thép cuộn phi 6 và phi 8 trong biểu thuế theo cam kết AFTA là 0%. Mức thuế này khiến cho lượng thép nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam chiếm 74% tổng lượng thép nhập khẩu cả năm, cao hơn nhiều so với các năm trước (chỉ từ 23-25%).
“Đã cam kết là phải thực thi”, ông Trung nói, “Chúng tôi cũng không cần bảo hộ mà cần được bảo vệ chính đáng vì chính sách thương mại quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của ngành hàng”.
Ý một số doanh nghiệp ngành thép cho rằng, nếu tất cả các quốc gia thành viên thực hiện cam kết một cách minh bạch thì không nói làm gì. Trường hợp họ đặt quyền lợi của quốc gia, ngành hàng nước họ lên trên hết mà Việt Nam lại dễ dãi hoặc không có điều kiện trong việc kiểm tra xuất xứ đầu vào thì ngành thép trong nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo quy định, để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi mức 0%, mặt hàng này phải có hàm lượng xuất xứ 40% từ ASEAN và thực hiện theo công nghệ hai bước (sản xuất phôi và sản xuất thép tại ASEAN). Trong khi đó, năng lực và điều kiện kiểm tra của hải quan Việt Nam không thể thực hiện được chuyện này nên dễ có thể có sự trà trộn trong xuất xứ hàng hóa để có mức thuế thấp.
“Như vậy là cam kết mà không lường trước được tình hình”, ông Trung nói. Ông cho rằng, nếu cam kết AFTA được các cơ quan đàm phán đưa cho doanh nghiệp ngành thép tham khảo như các cam kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại ASEAN - Úc - New Zealand sau này thì ngành thép trong nước sẽ chủ động và tránh bị thiệt hại.
“Trước đây, các cơ quan nhà nước dựa vào kinh nghiệm thương thảo đàm phán của các nước khác để áp dụng cho mình. Như vậy là bị động, khiến doanh nghiệp nhiều năm sau đó gặp vướng mắc cũng chỉ biết phản ứng lẻ tẻ mà thôi”, vẫn theo ông Trung.
Ông Lê Phan Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ống thép Việt-Đức, cũng có chung nhận định rằng doanh nghiệp hoàn toàn bị động với các cam kết thương mại quốc tế, có những chính sách có hiệu lực rồi mà doanh nghiệp còn ngỡ ngàng. Vì vậy, việc doanh nghiệp có thể tiếp cận những thông tin trên bàn đàm phán là điều không tưởng.
Trong khi đó, chỉ cần được tham khảo ý kiến trong quá trình đàm phán thôi, doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi chính đáng rất nhiều.
“Khi Hiệp hội Gỗ được Bộ Công Thương hỏi ý kiến về các điều khoản trong cam kết VJEPA, hỏi về cơ cấu, năng lực xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, chúng tôi đã có những tham vấn cụ thể và thị phần xuất khẩu đồ gỗ ngoài trời nhờ những cam kết “đôi bên có lợi” trong hiệp định này đã tăng từ 20% lên 70% trong tổng kim ngạch ngành hàng”, ông Vũ Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ, nói.
Cùng chia sẻ để mạnh lên
Theo ông Lại Quang Trung, trước đây hiệp hội chỉ là nơi tập hợp các thành viên để xử lý các vấn đề nội bộ. Nay nhiều hiệp hội đã có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý các vấn đề mang tính quốc gia và quốc tế nên việc chia sẻ thông tin trong quá trình đàm phán các cam kết thương mại quốc tế là điều mà các đoàn đàm phán cần làm.
Quá trình lấy ý kiến để đàm phán các cam kết, có lợi cho doanh nghiệp trên nhiều mặt và phần nào cũng có thể “bớt việc” cho cơ quan quản lý. Dù thực tế không phải doanh nghiệp, hiệp hội nào cũng mạnh và nắm sát diễn biến, dự báo thị trường tốt, song nếu được tham khảo ý kiến họ sẽ phải đầu tư tìm kiếm thông tin, như vậy sẽ tránh ỷ lại nhà nước và không chủ quan.
“Chúng tôi không biết gì về các cam kết quốc tế nói chung cho ngành giấy cả. Một phần do năng lực của chúng tôi, một phần do không được cung cấp thông tin”, ông Vũ Ngọc Bảo ở Hiệp hội Giấy, nói.
Ông Bảo cho rằng, lâu nay ở Việt Nam, các dự báo phát triển ngành là do một số các doanh nghiệp nhà nước lớn trong ngành thực hiện. Và các cam kết quốc tế thường dựa vào các quy hoạch, dự báo ngành nêu trên. “Như vậy là méo mó và có thể xuất phát từ những lợi ích cục bộ”.
Theo ông Bảo, nhiều hiệp hội không thụ động trong việc tìm kiếm và tham gia vào quá trình thực hiện các cam kết quốc tế vì chính họ là đối tượng bị tác động đầu tiên. “Nhưng phía nhà nước cũng làm khó doanh nghiệp, ví dụ như không chỉ cho doanh nghiệp cách tìm dễ nhất những thông tin cần biết. Như vậy là không minh bạch”, vẫn theo lời ông Bảo.
Cũng cần phải nói cho công bằng, ngoài sự chủ quan, thiếu phối hợp của các cơ quan đàm phán cam kết thương mại quốc tế đối với cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội, như đã nói ở trên, không phải năng lực hiệp hội nào cũng đồng đều và tính chủ động của các doanh nghiệp, hiệp hội trong quá trình đàm phán chính sách là rất yếu. Thường các phản ứng về cam kết quốc tế chủ yếu liên quan đến việc tăng hay giảm thuế, mang tính vụ việc hoặc ở một thị trường cụ thể, chứ ít khi chủ động yêu cầu, đòi hỏi và gây sức ép với các đoàn đàm phán ngay từ khi các cam kết quốc tế còn chưa được thông qua.
Ví dụ như ở ngành gỗ, do chủ yếu là xuất khẩu và bán hàng qua trung gian nên họ quan tâm nhiều đến các hàng rào kỹ thuật ở các quốc gia là chính. Trong khi đó, các cam kết thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường nội địa, nơi mà các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam hầu như bỏ trống.
Ông Vũ Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, cũng ý thức được vấn đề này: “Theo một khảo sát của chúng tôi năm 2007 thì thị trường nội địa tiêu thụ đồ gỗ chừng 1 tỉ Đô la Mỹ/năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu lên đến 3 tỉ Đô la Mỹ, nên các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn phó mặc sân nhà cho 421 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhà nhập khẩu. Và khi nào doanh nghiệp quay lại thị trường nội địa, chắc chắn họ sẽ gặp vấn đề lớn”.
Có thể nói sự chủ quan hoặc bị động của doanh nghiệp, hiệp hội hay cơ quan đàm phán sẽ khiến cho nền kinh tế bị những ảnh hưởng khác nhau. Trên thế giới, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu đã tận dụng tối đa các cơ chế để doanh nghiệp tác động đến các quyết sách thương mại. VCCI đã tìm hiểu và cho thấy rằng, không ít các cam kết quốc tế quan trọng xuất phát từ ý tưởng của một tập đoàn xuyên quốc gia lớn với những cách tác động khác nhau lên Chính phủ và các đoàn đàm phán liên quan.
Sự tác động này mạnh đến mức khiến cho nhiều kết quả đàm phán thể hiện hình ảnh của chính doanh nghiệp quốc gia đó nhiều hơn là hình ảnh của Chính phủ đi đàm phán. Và trong nhiều trường hợp, rất khó có thể hiểu chi tiết các nguyên tắc thương mại đạt được từ các đàm phán nếu không hiểu về các lực lượng thực sự đứng sau và thúc đẩy việc đưa các đàm phán đó đến đích.
Nên dù nhiều hay ít, điều chắc chắn nhất là doanh nghiệp không thể đứng ngoài.
Ngọc Lan (TBKTSG)
Những ảnh hưởng trực tiếp
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam, còn nhớ rất rõ hiệp hội và các doanh nghiệp ngành giấy đã bị rơi vào thế “việt vị” như thế nào trong năm 2009 do không nắm rõ các nội dung cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Chuyện xuất phát từ năm 2008, khi giá nguyên liệu giấy trên thị trường thế giới đang ở mức cao khiến cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu của các nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn. Muốn kìm hãm việc tăng giá giấy tại thị trường nội địa ở thời điểm đó, cách tốt nhất là kiến nghị hạ thuế nhập khẩu cho giấy in, giấy viết và giấy in báo (xuống mức 5%) để đầu ra các mặt hàng giấy trong nước thuận lợi, không bị khan hiếm dẫn đến chênh lệch giá. Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu từ các nước ASEAN của Tổng công ty Giấy và Hiệp hội Giấy lên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nhanh chóng được thông qua.
“Nhưng đến năm 2009, khi thị trường bình ổn, kiến nghị tăng lại mức thuế nhập khẩu đã bị Bộ Tài chính từ chối với lý do đã hạ thuế thì không tăng trở lại được nữa vì điều này là một nội dung cam kết trong AFTA”. Ông Bảo được bộ giải thích như vậy và cảm thấy không hài lòng vì ông cho rằng, Bộ Tài chính đã không có những hướng dẫn đầy đủ cho doanh nghiệp và hiệp hội về mọi mặt của cam kết, khiến ngành giấy Việt Nam rơi vào thế đã tiến thì không thể lùi và giấy ngoại nhập hiện đang có lợi thế hơn giấy trong nước nhờ thuế nhập khẩu thấp.
Đối với doanh nghiệp ngành thép, theo ông Lại Quang Trung, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Tổng công ty Thép Việt Nam, hiện tại thuế thép cuộn phi 6 và phi 8 trong biểu thuế theo cam kết AFTA là 0%. Mức thuế này khiến cho lượng thép nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam chiếm 74% tổng lượng thép nhập khẩu cả năm, cao hơn nhiều so với các năm trước (chỉ từ 23-25%).
“Đã cam kết là phải thực thi”, ông Trung nói, “Chúng tôi cũng không cần bảo hộ mà cần được bảo vệ chính đáng vì chính sách thương mại quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của ngành hàng”.
Ý một số doanh nghiệp ngành thép cho rằng, nếu tất cả các quốc gia thành viên thực hiện cam kết một cách minh bạch thì không nói làm gì. Trường hợp họ đặt quyền lợi của quốc gia, ngành hàng nước họ lên trên hết mà Việt Nam lại dễ dãi hoặc không có điều kiện trong việc kiểm tra xuất xứ đầu vào thì ngành thép trong nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo quy định, để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi mức 0%, mặt hàng này phải có hàm lượng xuất xứ 40% từ ASEAN và thực hiện theo công nghệ hai bước (sản xuất phôi và sản xuất thép tại ASEAN). Trong khi đó, năng lực và điều kiện kiểm tra của hải quan Việt Nam không thể thực hiện được chuyện này nên dễ có thể có sự trà trộn trong xuất xứ hàng hóa để có mức thuế thấp.
“Như vậy là cam kết mà không lường trước được tình hình”, ông Trung nói. Ông cho rằng, nếu cam kết AFTA được các cơ quan đàm phán đưa cho doanh nghiệp ngành thép tham khảo như các cam kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại ASEAN - Úc - New Zealand sau này thì ngành thép trong nước sẽ chủ động và tránh bị thiệt hại.
“Trước đây, các cơ quan nhà nước dựa vào kinh nghiệm thương thảo đàm phán của các nước khác để áp dụng cho mình. Như vậy là bị động, khiến doanh nghiệp nhiều năm sau đó gặp vướng mắc cũng chỉ biết phản ứng lẻ tẻ mà thôi”, vẫn theo ông Trung.
Ông Lê Phan Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ống thép Việt-Đức, cũng có chung nhận định rằng doanh nghiệp hoàn toàn bị động với các cam kết thương mại quốc tế, có những chính sách có hiệu lực rồi mà doanh nghiệp còn ngỡ ngàng. Vì vậy, việc doanh nghiệp có thể tiếp cận những thông tin trên bàn đàm phán là điều không tưởng.
Trong khi đó, chỉ cần được tham khảo ý kiến trong quá trình đàm phán thôi, doanh nghiệp Việt Nam đã được hưởng lợi chính đáng rất nhiều.
“Khi Hiệp hội Gỗ được Bộ Công Thương hỏi ý kiến về các điều khoản trong cam kết VJEPA, hỏi về cơ cấu, năng lực xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, chúng tôi đã có những tham vấn cụ thể và thị phần xuất khẩu đồ gỗ ngoài trời nhờ những cam kết “đôi bên có lợi” trong hiệp định này đã tăng từ 20% lên 70% trong tổng kim ngạch ngành hàng”, ông Vũ Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ, nói.
Cùng chia sẻ để mạnh lên
Theo ông Lại Quang Trung, trước đây hiệp hội chỉ là nơi tập hợp các thành viên để xử lý các vấn đề nội bộ. Nay nhiều hiệp hội đã có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý các vấn đề mang tính quốc gia và quốc tế nên việc chia sẻ thông tin trong quá trình đàm phán các cam kết thương mại quốc tế là điều mà các đoàn đàm phán cần làm.
Quá trình lấy ý kiến để đàm phán các cam kết, có lợi cho doanh nghiệp trên nhiều mặt và phần nào cũng có thể “bớt việc” cho cơ quan quản lý. Dù thực tế không phải doanh nghiệp, hiệp hội nào cũng mạnh và nắm sát diễn biến, dự báo thị trường tốt, song nếu được tham khảo ý kiến họ sẽ phải đầu tư tìm kiếm thông tin, như vậy sẽ tránh ỷ lại nhà nước và không chủ quan.
“Chúng tôi không biết gì về các cam kết quốc tế nói chung cho ngành giấy cả. Một phần do năng lực của chúng tôi, một phần do không được cung cấp thông tin”, ông Vũ Ngọc Bảo ở Hiệp hội Giấy, nói.
Ông Bảo cho rằng, lâu nay ở Việt Nam, các dự báo phát triển ngành là do một số các doanh nghiệp nhà nước lớn trong ngành thực hiện. Và các cam kết quốc tế thường dựa vào các quy hoạch, dự báo ngành nêu trên. “Như vậy là méo mó và có thể xuất phát từ những lợi ích cục bộ”.
Theo ông Bảo, nhiều hiệp hội không thụ động trong việc tìm kiếm và tham gia vào quá trình thực hiện các cam kết quốc tế vì chính họ là đối tượng bị tác động đầu tiên. “Nhưng phía nhà nước cũng làm khó doanh nghiệp, ví dụ như không chỉ cho doanh nghiệp cách tìm dễ nhất những thông tin cần biết. Như vậy là không minh bạch”, vẫn theo lời ông Bảo.
Cũng cần phải nói cho công bằng, ngoài sự chủ quan, thiếu phối hợp của các cơ quan đàm phán cam kết thương mại quốc tế đối với cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội, như đã nói ở trên, không phải năng lực hiệp hội nào cũng đồng đều và tính chủ động của các doanh nghiệp, hiệp hội trong quá trình đàm phán chính sách là rất yếu. Thường các phản ứng về cam kết quốc tế chủ yếu liên quan đến việc tăng hay giảm thuế, mang tính vụ việc hoặc ở một thị trường cụ thể, chứ ít khi chủ động yêu cầu, đòi hỏi và gây sức ép với các đoàn đàm phán ngay từ khi các cam kết quốc tế còn chưa được thông qua.
Ví dụ như ở ngành gỗ, do chủ yếu là xuất khẩu và bán hàng qua trung gian nên họ quan tâm nhiều đến các hàng rào kỹ thuật ở các quốc gia là chính. Trong khi đó, các cam kết thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường nội địa, nơi mà các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam hầu như bỏ trống.
Ông Vũ Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, cũng ý thức được vấn đề này: “Theo một khảo sát của chúng tôi năm 2007 thì thị trường nội địa tiêu thụ đồ gỗ chừng 1 tỉ Đô la Mỹ/năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu lên đến 3 tỉ Đô la Mỹ, nên các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn phó mặc sân nhà cho 421 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhà nhập khẩu. Và khi nào doanh nghiệp quay lại thị trường nội địa, chắc chắn họ sẽ gặp vấn đề lớn”.
Có thể nói sự chủ quan hoặc bị động của doanh nghiệp, hiệp hội hay cơ quan đàm phán sẽ khiến cho nền kinh tế bị những ảnh hưởng khác nhau. Trên thế giới, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia châu Âu đã tận dụng tối đa các cơ chế để doanh nghiệp tác động đến các quyết sách thương mại. VCCI đã tìm hiểu và cho thấy rằng, không ít các cam kết quốc tế quan trọng xuất phát từ ý tưởng của một tập đoàn xuyên quốc gia lớn với những cách tác động khác nhau lên Chính phủ và các đoàn đàm phán liên quan.
Sự tác động này mạnh đến mức khiến cho nhiều kết quả đàm phán thể hiện hình ảnh của chính doanh nghiệp quốc gia đó nhiều hơn là hình ảnh của Chính phủ đi đàm phán. Và trong nhiều trường hợp, rất khó có thể hiểu chi tiết các nguyên tắc thương mại đạt được từ các đàm phán nếu không hiểu về các lực lượng thực sự đứng sau và thúc đẩy việc đưa các đàm phán đó đến đích.
Nên dù nhiều hay ít, điều chắc chắn nhất là doanh nghiệp không thể đứng ngoài.
Ngọc Lan (TBKTSG)