Cước vận tải đường bộ sẽ không tăng “sốc”
Giá xăng dầu liên tục được tăng, nhưng cước taxi và giá vé vận tải hành khách bằng ô tô sẽ không tăng mạnh
Gần đây, giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng. Nhưng cước taxi và giá vé vận tải hành khách bằng ô tô sẽ không tăng mạnh.
Từ tháng 4/2009 đến nay, giá xăng đã được điều chỉnh tăng 7 lần từ mức 11.000 đồng/lít lên 15.700 đồng/lít, tăng 4.700 đồng/lít (42,72%).
Dầu diezel giá bán cũng đã tăng tới 4 lần, với mức tăng là 3.200 đồng/lít, tương đương tăng 30,5% so với giá tại thời điểm tháng 4/2009.
Tuy nhiên, thời gian qua lượng khách đi lại bằng ô tô khách đã giảm đáng kể, nên hầu hết các công ty vận tải hành khách bằng ô tô đều chưa tăng giá vé.
“Nhưng sau lần điều chỉnh giá dầu diezel lên 13.100 đồng/lít vào ngày 30/8, chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ phải tính toán đến phương án tăng giá vé. Với giá nhiên liệu như hiện nay đã khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp này tăng khoảng 15%”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nhận định.
Cũng theo ông Hùng, mặc dù chi phí đầu vào tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô khách sẽ không thể tăng giá vé tới 15%, vì giá vé cao sẽ khiến người dân phải cắt giảm nhu cầu đi lại. Như vậy, sẽ càng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp này.
Riêng đối với loại hình vận tải hành khách bằng taxi, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Taxi Hà Nội (đồng thời cũng là chủ doanh nghiệp taxi Nguyên Minh) cho biết: Mức tăng giá xăng lần này đã tác động lớn đến các doanh nghiệp taxi. Nhưng do phải cạnh tranh nên các hãng sẽ còn phải “nhìn nhau” để điều chỉnh giá.
Trên thực tế, từ tháng 4 đến nay, giá xăng liên tục tăng, nhưng chỉ có một vài hãng tăng giá cước. “Do đó, tới đây có tăng giá cước, các doanh nghiệp taxi cũng chỉ tăng từ 500 -700 đồng/km”, ông Minh cho biết thêm.
Còn theo quy định, để điều chỉnh giá cước taxi cũng như giá vé xe khách phải mất ít nhất từ 7-10 ngày. Như vậy, các doanh nghiệp nếu áp dụng giá mới cũng phải sau ngày 2/9.
Từ tháng 4/2009 đến nay, giá xăng đã được điều chỉnh tăng 7 lần từ mức 11.000 đồng/lít lên 15.700 đồng/lít, tăng 4.700 đồng/lít (42,72%).
Dầu diezel giá bán cũng đã tăng tới 4 lần, với mức tăng là 3.200 đồng/lít, tương đương tăng 30,5% so với giá tại thời điểm tháng 4/2009.
Tuy nhiên, thời gian qua lượng khách đi lại bằng ô tô khách đã giảm đáng kể, nên hầu hết các công ty vận tải hành khách bằng ô tô đều chưa tăng giá vé.
“Nhưng sau lần điều chỉnh giá dầu diezel lên 13.100 đồng/lít vào ngày 30/8, chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ phải tính toán đến phương án tăng giá vé. Với giá nhiên liệu như hiện nay đã khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp này tăng khoảng 15%”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nhận định.
Cũng theo ông Hùng, mặc dù chi phí đầu vào tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô khách sẽ không thể tăng giá vé tới 15%, vì giá vé cao sẽ khiến người dân phải cắt giảm nhu cầu đi lại. Như vậy, sẽ càng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp này.
Riêng đối với loại hình vận tải hành khách bằng taxi, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Taxi Hà Nội (đồng thời cũng là chủ doanh nghiệp taxi Nguyên Minh) cho biết: Mức tăng giá xăng lần này đã tác động lớn đến các doanh nghiệp taxi. Nhưng do phải cạnh tranh nên các hãng sẽ còn phải “nhìn nhau” để điều chỉnh giá.
Trên thực tế, từ tháng 4 đến nay, giá xăng liên tục tăng, nhưng chỉ có một vài hãng tăng giá cước. “Do đó, tới đây có tăng giá cước, các doanh nghiệp taxi cũng chỉ tăng từ 500 -700 đồng/km”, ông Minh cho biết thêm.
Còn theo quy định, để điều chỉnh giá cước taxi cũng như giá vé xe khách phải mất ít nhất từ 7-10 ngày. Như vậy, các doanh nghiệp nếu áp dụng giá mới cũng phải sau ngày 2/9.