Cuộc xung đột của những đám mây
Microsoft, Google và Apple, ba người khổng lồ này đã sẵn sàng nhảy vào trận đấu
Việc Microsoft phát hành Windows 7 đánh dấu điểm kết thúc của một kỷ nguyên trong máy tính - và bắt đầu một trận chiến mang tầm vóc sử thi giữa Microsoft, Google, Apple và những công ty khác.
Tập đoàn Microsoft cho ra mắt sản phẩm mới nhất, hệ điều hành Windows 7, vào ngày 22/10. Sau khi thất bại nặng nề với Windows Vista trước đó, Microsoft kỳ vọng Windows 7 sẽ thành công. Có rất nhiều yêu cầu dồn nén lại, chờ được giải quyết, bởi vì hệ điều hành già cỗi trước thời Vista, Windows XP, vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Đã có những nhận xét khá tích cực về Windows 7, có một số lời ca tụng mặc dù đôi khi phần mềm này không dễ cài đặt.
Windows 7 không chỉ là một bước tiến đáng kể của Microsoft mà còn có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một thời đại và bắt đầu một thời đại khác trong công nghệ thông tin. Phần lớn việc tính toán sẽ không còn được thực hiện trên máy tính cá nhân ở nhà và ở văn phòng, mà trên các “đám mây” (cloud computing): các trung tâm dữ liệu rất lớn chứa các hệ thống lưu trữ khổng lồ với hàng trăm ngàn máy chủ – những chiếc máy cực mạnh luân chuyển dữ liệu qua Internet.
E-mail trên nền web, mạng xã hội và trò chơi trực tuyến là một số ví dụ về “các dịch vụ đám mây”, có thể truy cập thông qua trình duyệt, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị “khách” khác.
Bởi vì rất nhiều dịch vụ có thể tải về hoặc có sẵn trực tuyến, Windows 7 là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft chứa ít tính năng hơn.
Khi cửa sổ đóng lại...
Windows sẽ không biến mất sớm nhưng nó không còn quan trọng lắm. Các sản phẩm khác của Microsoft, một số sẽ được đưa ra mùa thu này, lặng lẽ hơn Windows 7, sẽ đại diện cho tương lai của tập đoàn. Tháng trước, công ty đã khai trương hai trung tâm dữ liệu chứa hơn nửa triệu máy chủ. Tháng này, Microsoft phát hành phiên bản Windows mới cho điện thoại di động, và vào tháng 11 sẽ đưa ra Azure, một nền tảng cho các nhà phát triển phần mềm để họ có thể viết và chạy các dịch vụ đám mây.
Sự trỗi dậy của điện toán đám mây không chỉ làm chuyển dịch trung tâm hấp dẫn của Microsoft mà còn thay đổi bản chất của cuộc cạnh tranh trong ngành công nghiệp máy tính. Sự phát triển của công nghệ, cho đến nay, diễn ra theo hướng đẩy dần năng lực tính toán ra khỏi các trung tâm: từ máy tính khung (mainframes) sang máy tính nhỏ (minicomputers), đến máy tính cá nhân (PC). Bây giờ sự kết hợp những bộ vi xử lý rẻ hơn và mạnh hơn với mạng máy tính nhanh hơn, rộng khắp hơn đang đẩy năng lực tính toán trở về các trung tâm.
Mặc dù Windows vẫn còn chạy trên 90% máy tính, nhưng sự giảm sút tầm quan trọng của máy tính cá nhân cũng có nghĩa là Microsoft không còn là một công ty độc quyền hùng mạnh. Các công ty khác cũng đang xây dựng những đám mây lớn, kể cả Google, người khổng lồ trong lĩnh vực Internet, và Apple, nổi tiếng như là một hãng sản xuất phần cứng nhưng đã có giá trị vốn thị trường vượt qua cả Google và IBM, đối thủ ban đầu của nó (xem biểu đồ).
Ba người khổng lồ này đã sẵn sàng lao vào trận đấu. Hồi tháng Bảy, Google phát động cuộc tấn công trực diện vào Windows bằng lời hứa đưa ra một hệ điều hành máy tính miễn phí, hệ điều hành Chrome. Người ta đồn rằng phiên bản căn bản của hệ điều hành Chrome có thể được phát hành ra thị trường cùng ngày với Windows 7, hoặc sau đó ít lâu.
Trong khi đó, hệ điều hành Windows mới của Microsoft cho điện thoại di động thể hiện nỗ lực mới nhất của tập đoàn này nhằm bắt kịp iPhone của Apple và hệ điều hành cho các thiết bị cầm tay, có tên là Android của Google. Ngày 12/10 vừa qua, quan hệ giữa Apple và Google xấu đi khi Arthur Levinson, một thành viên ban lãnh đạo của cả hai tập đoàn, từ chức khỏi Google.
Hồi tháng Tám, Eric Schmidt, Giám đốc điều hành của Google, đã rời bỏ ban lãnh đạo Apple bởi vì “Google đang tiến vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Apple,” theo lời của Steve Jobs, ông chủ của Apple.
Chân dung những người khổng lồ
Theo giáo sư Michael Cusumano, trường Quản trị Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), mặc dù giữa ba “ông lớn” ngày càng có nhiều điểm tương đồng, mỗi tập đoàn vẫn là một tổ chức duy nhất và độc đáo, có những sự khác biệt lớn về cách tiếp cận điện toán đám mây, cách kiếm tiền và độ công khai đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Có thể nói Google là một công ty điện toán đám mây ngay từ lúc ra đời năm 1998. Google nổi tiếng với dịch vụ tìm kiếm, nhưng bây giờ nó cung cấp tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ. Google đã xây dựng một mạng lưới toàn cầu hơn ba chục trung tâm dữ liệu với 2 triệu máy chủ. Ngoài ra, Google cung cấp trọn bộ các ứng dụng trên nền web, như xử lý văn bản và bảng tính. Gần đây, nó đã phân nhánh, đưa ra hệ điều hành Android cho điện thoại, trình duyệt web và hệ điều hành máy tính cá nhân Chrome.
Google phải mất một thời gian để tìm ra cách kiếm tiền, nhưng đã tìm thấy tiền trong dịch vụ quảng cáo – nguồn thu nhập chính của hãng. Google xử lý hơn 75% lượng quảng cáo liên quan tới hoạt động tìm kiếm trên mạng tại Mỹ. Trên toàn cầu tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn. Google cũng cố gắng kiếm tiền từ việc bán dịch vụ cho các công ty.
Nếu Google được sinh ra trên trời thì Microsoft khởi nghiệp trên mặt đất. Nhưng tập đoàn phần mềm này không phải là kẻ xa lạ đối với điện toán đám mây như người ta thường lầm tưởng. Microsoft đã xây dựng mạng lưới trung tâm dữ liệu riêng, và bắt đầu thu hoạch sau khi đã tốn hàng tỷ Đô la Mỹ phát triển dịch vụ trực tuyến. Máy trò chơi Microsoft Xbox có những tính năng trực tuyến rất mạnh và Bing, công cụ tìm kiếm mới của Microsoft, đã bắt đầu giành được chỗ đứng trên thị trường mặc dù vẫn còn theo sau Google rất xa. Microsoft thậm chí còn chuẩn bị một phiên bản Office rút gọn, chạy trên web, và hiện đã cung cấp nhiều phần mềm doanh nghiệp như là dịch vụ trực tuyến.
Tuy vậy, hầu hết doanh thu và toàn bộ lợi nhuận của Microsoft vẫn sinh ra từ việc kinh doanh phần mềm đóng gói thông thường. Nhưng Microsoft không thể nhường quảng cáo trực tuyến cho Google, bởi vì người tiêu dùng đòi hỏi các dịch vụ đám mây phải được miễn phí, do quảng cáo tài trợ. Vì vậy Microsoft ra sức thuyết phục Yahoo!, một người khổng lồ trực tuyến khác, sáp nhập công cụ tìm kiếm và một phần của việc kinh doanh quảng cáo vào Microsoft. Thỏa thuận mà hai bên đạt được vào tháng Bảy có nghĩa là Microsoft sẽ xử lý 10% khối lượng các vụ tìm kiếm, so với 83% của Google.
Tập đoàn Apple cũng đến từ bên ngoài điện toán đám mây; sở trường của công ty là làm ra những sản phẩm phần cứng và phần mềm có tính cách tân cao và giá cũng cao, trong đó điện thoại iPhone là ví dụ mới nhất. Dịch vụ trực tuyến của Apple – chẳng hạn các cửa hàng iTunes trên mạng cho âm nhạc và video, cửa hàng App Store cho các ứng dụng di động, và MobileMe, bộ dịch vụ trực tuyến trọn gói – đều có mục tiêu ban đầu là thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phần cứng của Apple. Nhưng mối quan tâm của công ty đến điện toán đám mây đã tăng lên. Apple đang xây dựng một trung tâm dữ liệu, có thể là lớn nhất thế giới ở bang Bắc Carolina, với chi phí đầu tư lên tới 1 tỷ Đô la Mỹ.
Tuy nhiên, nguồn tài chính của Apple phụ thuộc chủ yếu vào việc bán phần cứng. Các thiết bị điện tử giải trí (gadget) mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty. Apple không tiết lộ mức doanh thu từ dịch vụ, nhưng theo kết quả nghiên cứu thị trường NPD Group, Apple chiếm 69% doanh số nhạc trực tuyến tại Mỹ, nhiều hơn cả Wal-Mart. Cho đến nay Apple không dựa vào quảng cáo: dịch vụ của Apple không đi kèm quảng cáo, nhưng phần lớn các dịch vụ đều có thu phí và nhắm tới người tiêu dùng cá nhân chứ không phải doanh nghiệp.
Apple là một trường hợp cá biệt khi nói đến sự cởi mở. Khái niệm “mở” không có trong vốn từ vựng của Apple. Tập đoàn này không cho phép bất kỳ hãng sản xuất phần cứng nào xây dựng sản phẩm sử dụng hệ điều hành của họ.
Dự báo cuộc chiến tranh
Cuộc cạnh tranh tay ba này sẽ diễn ra như thế nào? Trong lịch sử, vào cuối những năm 1980 - đầu những năm 1990 đã diễn ra cuộc chiến tranh tương tự giữa Apple, IBM và Microsoft giành quyền thống trị thị trường máy tính cá nhân. Sau nhiều khói lửa, Microsoft trở thành người chiến thắng. Nhờ vào cái mà các nhà kinh tế học gọi là “hiệu ứng mạng” (network effect) mạnh mẽ, cho phép người thắng được ăn cả, Windows đã loại bỏ các hệ điều hành của các đối thủ cạnh tranh sang một bên, mở ra con đường đi tới lợi nhuận kếch sù cho ông chủ Microsoft.
Nhưng một kết quả không cân xứng như vậy không thể xảy ra lần này. Lý do thứ nhất là vì điện toán đám mây rất khác với điện toán PC. Hiệu ứng mạng bây giờ cũng không mạnh nữa. Phần lớn dịch vụ điện toán đám mây dựa trên các tiêu chuẩn mở, cho phép người sử dụng dễ dàng thay đổi nhà cung cấp. Để nhấn mạnh vào yếu tố này và chống lại những quan điểm cho rằng Google đang cố giữ chân khách hàng, hãng này đã lập ra cái gọi là ủy ban giải phóng dữ liệu (Data Liberation Front), quy tụ nhiều kỹ sư chuyên tìm ra những phương pháp giúp mọi người chuyển dữ liệu từ nơi này sang nơi khác.
Thật không may cho Google, người ta vẫn chưa rõ liệu tay chơi cởi mở nhất sẽ chiến thắng, như Microsoft đã chiến thắng trước đây, hay không. Nhiều dịch vụ mới của Google vẫn chưa cất cánh được. Là người kiểm soát hệ điều hành và phần mềm trên máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khách khác, Microsoft dễ dàng tạo ra cái mà họ gọi là “kinh nghiệm suôn sẻ” (seamless experiences), cho phép khách hàng dễ dàng luân chuyển dữ liệu như sổ địa chỉ, dữ liệu cá nhân khác chỉ bằng những thao tác đơn giản.
Khách hàng cũng có thể ưa thích những thiết bị và dịch vụ dễ sử dụng và được tích hợp chặt chẽ của Apple, mặc dù những thiết bị này có một số giới hạn. Hiện nay rất nhiều người mua máy nghe nhạc iPod và tải nhạc từ trang web iTunes dù khó mà chơi được những bản nhạc này trên thiết bị khác.
Lý do thứ hai là cả ba người khổng lồ này đều có nguồn tiền bạc dồi dào để theo đuổi cuộc cạnh tranh đến cùng. Hệ điều hành Windows có thể đang bị tấn công - chẳng hạn sự lan tràn của máy tính netbook giá rẻ buộc Microsoft phải hạ giá Windows XP xuống dưới mức 25 Đô la Mỹ/bản – nhưng vẫn còn có thể tồn tại một thời gian nữa. Vả lại, Microsoft còn có nhiều bộ phận khác vững mạnh, chẳng hạn như phần mềm máy chủ và phần mềm doanh nghiệp.
Google có thể mất bớt thị phần dịch vụ tìm kiếm (và quảng cáo) vào tay liên minh giữa Yahoo! và Bing nhưng chưa ai có khả năng soán ngôi của Google. Apple cũng vậy, tập đoàn này vẫn bán được hàng với giá cao bất chấp các nhà sản xuất phần cứng khác liên tục đưa ra những sản phẩm tương tự với giá bèo hơn.
Thái Bình (The Economist/TBVTSG)
Tập đoàn Microsoft cho ra mắt sản phẩm mới nhất, hệ điều hành Windows 7, vào ngày 22/10. Sau khi thất bại nặng nề với Windows Vista trước đó, Microsoft kỳ vọng Windows 7 sẽ thành công. Có rất nhiều yêu cầu dồn nén lại, chờ được giải quyết, bởi vì hệ điều hành già cỗi trước thời Vista, Windows XP, vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Đã có những nhận xét khá tích cực về Windows 7, có một số lời ca tụng mặc dù đôi khi phần mềm này không dễ cài đặt.
Windows 7 không chỉ là một bước tiến đáng kể của Microsoft mà còn có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một thời đại và bắt đầu một thời đại khác trong công nghệ thông tin. Phần lớn việc tính toán sẽ không còn được thực hiện trên máy tính cá nhân ở nhà và ở văn phòng, mà trên các “đám mây” (cloud computing): các trung tâm dữ liệu rất lớn chứa các hệ thống lưu trữ khổng lồ với hàng trăm ngàn máy chủ – những chiếc máy cực mạnh luân chuyển dữ liệu qua Internet.
E-mail trên nền web, mạng xã hội và trò chơi trực tuyến là một số ví dụ về “các dịch vụ đám mây”, có thể truy cập thông qua trình duyệt, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị “khách” khác.
Bởi vì rất nhiều dịch vụ có thể tải về hoặc có sẵn trực tuyến, Windows 7 là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft chứa ít tính năng hơn.
Khi cửa sổ đóng lại...
Windows sẽ không biến mất sớm nhưng nó không còn quan trọng lắm. Các sản phẩm khác của Microsoft, một số sẽ được đưa ra mùa thu này, lặng lẽ hơn Windows 7, sẽ đại diện cho tương lai của tập đoàn. Tháng trước, công ty đã khai trương hai trung tâm dữ liệu chứa hơn nửa triệu máy chủ. Tháng này, Microsoft phát hành phiên bản Windows mới cho điện thoại di động, và vào tháng 11 sẽ đưa ra Azure, một nền tảng cho các nhà phát triển phần mềm để họ có thể viết và chạy các dịch vụ đám mây.
Sự trỗi dậy của điện toán đám mây không chỉ làm chuyển dịch trung tâm hấp dẫn của Microsoft mà còn thay đổi bản chất của cuộc cạnh tranh trong ngành công nghiệp máy tính. Sự phát triển của công nghệ, cho đến nay, diễn ra theo hướng đẩy dần năng lực tính toán ra khỏi các trung tâm: từ máy tính khung (mainframes) sang máy tính nhỏ (minicomputers), đến máy tính cá nhân (PC). Bây giờ sự kết hợp những bộ vi xử lý rẻ hơn và mạnh hơn với mạng máy tính nhanh hơn, rộng khắp hơn đang đẩy năng lực tính toán trở về các trung tâm.
Mặc dù Windows vẫn còn chạy trên 90% máy tính, nhưng sự giảm sút tầm quan trọng của máy tính cá nhân cũng có nghĩa là Microsoft không còn là một công ty độc quyền hùng mạnh. Các công ty khác cũng đang xây dựng những đám mây lớn, kể cả Google, người khổng lồ trong lĩnh vực Internet, và Apple, nổi tiếng như là một hãng sản xuất phần cứng nhưng đã có giá trị vốn thị trường vượt qua cả Google và IBM, đối thủ ban đầu của nó (xem biểu đồ).
Ba người khổng lồ này đã sẵn sàng lao vào trận đấu. Hồi tháng Bảy, Google phát động cuộc tấn công trực diện vào Windows bằng lời hứa đưa ra một hệ điều hành máy tính miễn phí, hệ điều hành Chrome. Người ta đồn rằng phiên bản căn bản của hệ điều hành Chrome có thể được phát hành ra thị trường cùng ngày với Windows 7, hoặc sau đó ít lâu.
Trong khi đó, hệ điều hành Windows mới của Microsoft cho điện thoại di động thể hiện nỗ lực mới nhất của tập đoàn này nhằm bắt kịp iPhone của Apple và hệ điều hành cho các thiết bị cầm tay, có tên là Android của Google. Ngày 12/10 vừa qua, quan hệ giữa Apple và Google xấu đi khi Arthur Levinson, một thành viên ban lãnh đạo của cả hai tập đoàn, từ chức khỏi Google.
Hồi tháng Tám, Eric Schmidt, Giám đốc điều hành của Google, đã rời bỏ ban lãnh đạo Apple bởi vì “Google đang tiến vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Apple,” theo lời của Steve Jobs, ông chủ của Apple.
Chân dung những người khổng lồ
Theo giáo sư Michael Cusumano, trường Quản trị Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), mặc dù giữa ba “ông lớn” ngày càng có nhiều điểm tương đồng, mỗi tập đoàn vẫn là một tổ chức duy nhất và độc đáo, có những sự khác biệt lớn về cách tiếp cận điện toán đám mây, cách kiếm tiền và độ công khai đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Có thể nói Google là một công ty điện toán đám mây ngay từ lúc ra đời năm 1998. Google nổi tiếng với dịch vụ tìm kiếm, nhưng bây giờ nó cung cấp tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ. Google đã xây dựng một mạng lưới toàn cầu hơn ba chục trung tâm dữ liệu với 2 triệu máy chủ. Ngoài ra, Google cung cấp trọn bộ các ứng dụng trên nền web, như xử lý văn bản và bảng tính. Gần đây, nó đã phân nhánh, đưa ra hệ điều hành Android cho điện thoại, trình duyệt web và hệ điều hành máy tính cá nhân Chrome.
Google phải mất một thời gian để tìm ra cách kiếm tiền, nhưng đã tìm thấy tiền trong dịch vụ quảng cáo – nguồn thu nhập chính của hãng. Google xử lý hơn 75% lượng quảng cáo liên quan tới hoạt động tìm kiếm trên mạng tại Mỹ. Trên toàn cầu tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn. Google cũng cố gắng kiếm tiền từ việc bán dịch vụ cho các công ty.
Nếu Google được sinh ra trên trời thì Microsoft khởi nghiệp trên mặt đất. Nhưng tập đoàn phần mềm này không phải là kẻ xa lạ đối với điện toán đám mây như người ta thường lầm tưởng. Microsoft đã xây dựng mạng lưới trung tâm dữ liệu riêng, và bắt đầu thu hoạch sau khi đã tốn hàng tỷ Đô la Mỹ phát triển dịch vụ trực tuyến. Máy trò chơi Microsoft Xbox có những tính năng trực tuyến rất mạnh và Bing, công cụ tìm kiếm mới của Microsoft, đã bắt đầu giành được chỗ đứng trên thị trường mặc dù vẫn còn theo sau Google rất xa. Microsoft thậm chí còn chuẩn bị một phiên bản Office rút gọn, chạy trên web, và hiện đã cung cấp nhiều phần mềm doanh nghiệp như là dịch vụ trực tuyến.
Tuy vậy, hầu hết doanh thu và toàn bộ lợi nhuận của Microsoft vẫn sinh ra từ việc kinh doanh phần mềm đóng gói thông thường. Nhưng Microsoft không thể nhường quảng cáo trực tuyến cho Google, bởi vì người tiêu dùng đòi hỏi các dịch vụ đám mây phải được miễn phí, do quảng cáo tài trợ. Vì vậy Microsoft ra sức thuyết phục Yahoo!, một người khổng lồ trực tuyến khác, sáp nhập công cụ tìm kiếm và một phần của việc kinh doanh quảng cáo vào Microsoft. Thỏa thuận mà hai bên đạt được vào tháng Bảy có nghĩa là Microsoft sẽ xử lý 10% khối lượng các vụ tìm kiếm, so với 83% của Google.
Tập đoàn Apple cũng đến từ bên ngoài điện toán đám mây; sở trường của công ty là làm ra những sản phẩm phần cứng và phần mềm có tính cách tân cao và giá cũng cao, trong đó điện thoại iPhone là ví dụ mới nhất. Dịch vụ trực tuyến của Apple – chẳng hạn các cửa hàng iTunes trên mạng cho âm nhạc và video, cửa hàng App Store cho các ứng dụng di động, và MobileMe, bộ dịch vụ trực tuyến trọn gói – đều có mục tiêu ban đầu là thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phần cứng của Apple. Nhưng mối quan tâm của công ty đến điện toán đám mây đã tăng lên. Apple đang xây dựng một trung tâm dữ liệu, có thể là lớn nhất thế giới ở bang Bắc Carolina, với chi phí đầu tư lên tới 1 tỷ Đô la Mỹ.
Tuy nhiên, nguồn tài chính của Apple phụ thuộc chủ yếu vào việc bán phần cứng. Các thiết bị điện tử giải trí (gadget) mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty. Apple không tiết lộ mức doanh thu từ dịch vụ, nhưng theo kết quả nghiên cứu thị trường NPD Group, Apple chiếm 69% doanh số nhạc trực tuyến tại Mỹ, nhiều hơn cả Wal-Mart. Cho đến nay Apple không dựa vào quảng cáo: dịch vụ của Apple không đi kèm quảng cáo, nhưng phần lớn các dịch vụ đều có thu phí và nhắm tới người tiêu dùng cá nhân chứ không phải doanh nghiệp.
Apple là một trường hợp cá biệt khi nói đến sự cởi mở. Khái niệm “mở” không có trong vốn từ vựng của Apple. Tập đoàn này không cho phép bất kỳ hãng sản xuất phần cứng nào xây dựng sản phẩm sử dụng hệ điều hành của họ.
Dự báo cuộc chiến tranh
Cuộc cạnh tranh tay ba này sẽ diễn ra như thế nào? Trong lịch sử, vào cuối những năm 1980 - đầu những năm 1990 đã diễn ra cuộc chiến tranh tương tự giữa Apple, IBM và Microsoft giành quyền thống trị thị trường máy tính cá nhân. Sau nhiều khói lửa, Microsoft trở thành người chiến thắng. Nhờ vào cái mà các nhà kinh tế học gọi là “hiệu ứng mạng” (network effect) mạnh mẽ, cho phép người thắng được ăn cả, Windows đã loại bỏ các hệ điều hành của các đối thủ cạnh tranh sang một bên, mở ra con đường đi tới lợi nhuận kếch sù cho ông chủ Microsoft.
Nhưng một kết quả không cân xứng như vậy không thể xảy ra lần này. Lý do thứ nhất là vì điện toán đám mây rất khác với điện toán PC. Hiệu ứng mạng bây giờ cũng không mạnh nữa. Phần lớn dịch vụ điện toán đám mây dựa trên các tiêu chuẩn mở, cho phép người sử dụng dễ dàng thay đổi nhà cung cấp. Để nhấn mạnh vào yếu tố này và chống lại những quan điểm cho rằng Google đang cố giữ chân khách hàng, hãng này đã lập ra cái gọi là ủy ban giải phóng dữ liệu (Data Liberation Front), quy tụ nhiều kỹ sư chuyên tìm ra những phương pháp giúp mọi người chuyển dữ liệu từ nơi này sang nơi khác.
Thật không may cho Google, người ta vẫn chưa rõ liệu tay chơi cởi mở nhất sẽ chiến thắng, như Microsoft đã chiến thắng trước đây, hay không. Nhiều dịch vụ mới của Google vẫn chưa cất cánh được. Là người kiểm soát hệ điều hành và phần mềm trên máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khách khác, Microsoft dễ dàng tạo ra cái mà họ gọi là “kinh nghiệm suôn sẻ” (seamless experiences), cho phép khách hàng dễ dàng luân chuyển dữ liệu như sổ địa chỉ, dữ liệu cá nhân khác chỉ bằng những thao tác đơn giản.
Khách hàng cũng có thể ưa thích những thiết bị và dịch vụ dễ sử dụng và được tích hợp chặt chẽ của Apple, mặc dù những thiết bị này có một số giới hạn. Hiện nay rất nhiều người mua máy nghe nhạc iPod và tải nhạc từ trang web iTunes dù khó mà chơi được những bản nhạc này trên thiết bị khác.
Lý do thứ hai là cả ba người khổng lồ này đều có nguồn tiền bạc dồi dào để theo đuổi cuộc cạnh tranh đến cùng. Hệ điều hành Windows có thể đang bị tấn công - chẳng hạn sự lan tràn của máy tính netbook giá rẻ buộc Microsoft phải hạ giá Windows XP xuống dưới mức 25 Đô la Mỹ/bản – nhưng vẫn còn có thể tồn tại một thời gian nữa. Vả lại, Microsoft còn có nhiều bộ phận khác vững mạnh, chẳng hạn như phần mềm máy chủ và phần mềm doanh nghiệp.
Google có thể mất bớt thị phần dịch vụ tìm kiếm (và quảng cáo) vào tay liên minh giữa Yahoo! và Bing nhưng chưa ai có khả năng soán ngôi của Google. Apple cũng vậy, tập đoàn này vẫn bán được hàng với giá cao bất chấp các nhà sản xuất phần cứng khác liên tục đưa ra những sản phẩm tương tự với giá bèo hơn.
Thái Bình (The Economist/TBVTSG)