Cựu Giám đốc FBI tố Tổng thống Trump cản trở điều tra
Đây là phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ được dư luận nước này và thế giới chờ đợi nhất trong nhiều năm trở lại đây
Trong phiên điều trần ngày 8/6, cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey cáo buộc Tổng thống Donald Trump sa thải ông nhằm cản trở cuộc điều tra của cơ quan này về nghi vấn có sự thông đồng giữa chiến dịch tranh cử hồi năm 2016 của ông Trump với Nga.
Theo hãng tin Reuters, đây là phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ được dư luận nước này và thế giới chờ đợi nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đứng trước các nghị sỹ, ông Comey nói rằng chính quyền Trump đã nói dối và bôi nhọ ông cũng như FBI sau khi ông bị sa thải bất ngờ vào ngày 9/5.
Trong hơn 2 giờ điều trần, ông Comey nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng vào tháng 2, ông Trump đã chỉ đạo ông dừng cuộc điều tra của FBI nhằm vào cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. Cuộc điều tra này là một phần của cuộc điều tra lớn hơn về Nga.
Ông Comey không đưa ra kết luận về việc Tổng thống Trump có tìm cách cản trở công lý hay không, nhưng nói thêm rằng việc này sẽ tùy thuộc vào công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang thực hiện cuộc điều tra về Nga.
“Tôi nghĩ việc của tôi không phải là nói xem cuộc nói chuyện giữa tôi với Tổng thống có phải là một nỗ lực cản trở công lý hay không. Tôi chỉ xem đó là một điểu rất đáng lo ngại”, ông Comey nói.
Ngồi một mình trước một cái bàn nhỏ, đối mặt với các nghị sỹ liên tiếp đặt câu hỏi, ông Comey đưa ra những câu trả lời ngắn gọn, cân nhắc. Ông phác họa bức chân dung một vị Tổng thống độc đoán mà ông không hề tin tưởng, người đã gây áp lực cho ông phải dừng cuộc điều tra của FBI về ông Flynn.
Giới phân tích cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của ông Trump nhằm cản trở một cuộc điều tra của FBI có thể cấu thành hành vi cản trở công lý. Một tội danh như vậy có thể dẫn tới việc ông Trump bị luận tội, dù các nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông đang nắm quyền kiểm soát Quốc hội không muốn xảy ra chuyện như vậy.
Phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Washington cùng ngày, Tổng thống Trump thề sẽ chiến đấu tới cùng. “Chúng ta đang bị vây hãm… nhưng chúng ta sẽ trở nên lớn hơn, tốt hơn, và mạnh hơn bao giờ hết”, ông nói.
Trong cuộc điều trần, ông Comey không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về việc có mối liên hệ nào giữa ông Trump hay cấp dưới của ông với Nga hay không. Đây chính là vấn đề đã “ám” ông Trump trong suốt những tháng đầu tiên cầm quyền và khiến ông không thể tập trung vào những mục tiêu chính sách chính như cải tổ hệ thống y tế và cắt giảm thuế.
Nga đã phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Nhà Trắng cũng phủ nhận có bất kỳ sự thông đồng nào với Moscow.
Tuy nhiên, vấn đề Nga có thể sẽ tiếp tục phủ bóng lên nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, nhất là khi cuộc điều tra của FBI đã đưa vào tầm ngắm không chỉ ông Flynn mà cả con rể kiêm cố vấn của ông Trump là ông Jared Kushner. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions cũng bị nghi ngờ vì có quan hệ với đại sứ Nga tại Mỹ, ông Sergei Kislyak.
Sau khi ông Trump sa thải ông Comey, chính quyền Trump đưa ra nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, về sau, ông Trump mâu thuẫn với chính cấp dưới khi thừa nhận vào hôm 11/5 rằng ông sa thải ông Comey vì vấn đề Nga.
Khi được hỏi về lý do dẫn tới việc bị ông Trump sa thải, ông Comey nói ông không chắc, và nói thêm: “Tôi chỉ biết mình bị đuổi việc vì một điều gì đó liên quan đến việc tôi tiến hành cuộc điều tra về vấn đề Nga khiến ông ấy chịu sức ép, khiến ông ấy khó chịu. Ông ấy quyết định sa thải tôi là vì thế”.
Ông Comey cũng cáo buộc chính quyền Trump đã bôi nhọ ông sau khi ông bị sa thải, bằng những tuyên bố nói rằng FBI đang trong tình trạng lộn xộn và nhân viên của cơ quan này mất niềm tin vào vị Giám đốc. “Đó là những lời nói dối, rõ ràng và đơn giản”, ông Comey nói.
Reuters nhận định rằng những cáo buộc này có thể đặt ra những khó khăn pháp lý mới đối với chính quyền của Tổng thống Trump. Công tố viên đặc biệt Mueller và một số ủy ban của Quốc hội Mỹ đang tiếp tục điều tra về kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng có nỗ lực của Nga nhằm giúp ông Trump đắc cử.
“Cuộc điều tra về Nga vẫn đang tiếp tục và sẽ không dừng lại. Tổng thống nên biết điều đó”, bà Dianne Feinstein, nghị sỹ Dân chủ, thành viên một ủy ban điều tra, nói.
Luật sư của ông Trump là ông Marc Kasowitz nói rằng phiên điều trần của ông Comey đã chứng tỏ Tổng thống không hề bị điều tra và không có bằng chứng nào cho thấy kết quả bầu cử Mỹ bị thay đổi do sự can thiệp của Nga. Ông Kasowitz cũng nói rằng không bao giờ có chuyện ông Trump yêu cầu ông Comey phải trung thành với mình, như ông Comey nói khi điều trần.
Theo hãng tin Reuters, đây là phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ được dư luận nước này và thế giới chờ đợi nhất trong nhiều năm trở lại đây. Đứng trước các nghị sỹ, ông Comey nói rằng chính quyền Trump đã nói dối và bôi nhọ ông cũng như FBI sau khi ông bị sa thải bất ngờ vào ngày 9/5.
Trong hơn 2 giờ điều trần, ông Comey nói với Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng vào tháng 2, ông Trump đã chỉ đạo ông dừng cuộc điều tra của FBI nhằm vào cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn. Cuộc điều tra này là một phần của cuộc điều tra lớn hơn về Nga.
Ông Comey không đưa ra kết luận về việc Tổng thống Trump có tìm cách cản trở công lý hay không, nhưng nói thêm rằng việc này sẽ tùy thuộc vào công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang thực hiện cuộc điều tra về Nga.
“Tôi nghĩ việc của tôi không phải là nói xem cuộc nói chuyện giữa tôi với Tổng thống có phải là một nỗ lực cản trở công lý hay không. Tôi chỉ xem đó là một điểu rất đáng lo ngại”, ông Comey nói.
Ngồi một mình trước một cái bàn nhỏ, đối mặt với các nghị sỹ liên tiếp đặt câu hỏi, ông Comey đưa ra những câu trả lời ngắn gọn, cân nhắc. Ông phác họa bức chân dung một vị Tổng thống độc đoán mà ông không hề tin tưởng, người đã gây áp lực cho ông phải dừng cuộc điều tra của FBI về ông Flynn.
Giới phân tích cho rằng bất kỳ nỗ lực nào của ông Trump nhằm cản trở một cuộc điều tra của FBI có thể cấu thành hành vi cản trở công lý. Một tội danh như vậy có thể dẫn tới việc ông Trump bị luận tội, dù các nghị sỹ cùng Đảng Cộng hòa với ông đang nắm quyền kiểm soát Quốc hội không muốn xảy ra chuyện như vậy.
Phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Washington cùng ngày, Tổng thống Trump thề sẽ chiến đấu tới cùng. “Chúng ta đang bị vây hãm… nhưng chúng ta sẽ trở nên lớn hơn, tốt hơn, và mạnh hơn bao giờ hết”, ông nói.
Trong cuộc điều trần, ông Comey không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về việc có mối liên hệ nào giữa ông Trump hay cấp dưới của ông với Nga hay không. Đây chính là vấn đề đã “ám” ông Trump trong suốt những tháng đầu tiên cầm quyền và khiến ông không thể tập trung vào những mục tiêu chính sách chính như cải tổ hệ thống y tế và cắt giảm thuế.
Nga đã phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Nhà Trắng cũng phủ nhận có bất kỳ sự thông đồng nào với Moscow.
Tuy nhiên, vấn đề Nga có thể sẽ tiếp tục phủ bóng lên nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, nhất là khi cuộc điều tra của FBI đã đưa vào tầm ngắm không chỉ ông Flynn mà cả con rể kiêm cố vấn của ông Trump là ông Jared Kushner. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions cũng bị nghi ngờ vì có quan hệ với đại sứ Nga tại Mỹ, ông Sergei Kislyak.
Sau khi ông Trump sa thải ông Comey, chính quyền Trump đưa ra nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, về sau, ông Trump mâu thuẫn với chính cấp dưới khi thừa nhận vào hôm 11/5 rằng ông sa thải ông Comey vì vấn đề Nga.
Khi được hỏi về lý do dẫn tới việc bị ông Trump sa thải, ông Comey nói ông không chắc, và nói thêm: “Tôi chỉ biết mình bị đuổi việc vì một điều gì đó liên quan đến việc tôi tiến hành cuộc điều tra về vấn đề Nga khiến ông ấy chịu sức ép, khiến ông ấy khó chịu. Ông ấy quyết định sa thải tôi là vì thế”.
Ông Comey cũng cáo buộc chính quyền Trump đã bôi nhọ ông sau khi ông bị sa thải, bằng những tuyên bố nói rằng FBI đang trong tình trạng lộn xộn và nhân viên của cơ quan này mất niềm tin vào vị Giám đốc. “Đó là những lời nói dối, rõ ràng và đơn giản”, ông Comey nói.
Reuters nhận định rằng những cáo buộc này có thể đặt ra những khó khăn pháp lý mới đối với chính quyền của Tổng thống Trump. Công tố viên đặc biệt Mueller và một số ủy ban của Quốc hội Mỹ đang tiếp tục điều tra về kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng có nỗ lực của Nga nhằm giúp ông Trump đắc cử.
“Cuộc điều tra về Nga vẫn đang tiếp tục và sẽ không dừng lại. Tổng thống nên biết điều đó”, bà Dianne Feinstein, nghị sỹ Dân chủ, thành viên một ủy ban điều tra, nói.
Luật sư của ông Trump là ông Marc Kasowitz nói rằng phiên điều trần của ông Comey đã chứng tỏ Tổng thống không hề bị điều tra và không có bằng chứng nào cho thấy kết quả bầu cử Mỹ bị thay đổi do sự can thiệp của Nga. Ông Kasowitz cũng nói rằng không bao giờ có chuyện ông Trump yêu cầu ông Comey phải trung thành với mình, như ông Comey nói khi điều trần.