Giá dầu thế giới sụt mạnh sau quyết định của ông Trump
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris có thể mở đường cho hoạt động khoan tìm dầu gia tăng ở Mỹ, giữa lúc thế giới đang thừa mứa dầu
Giá dầu thế giới sụt mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, tiến tới hoàn tất tuần giảm thứ hai liên tục, sau khi có quyết định của Tổng thống Donald Trump về rút Mỹ khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu.
Giới đầu tư cho rằng động thái này của ông Trump có thể mở đường cho hoạt động khoan tìm dầu gia tăng ở Mỹ, giữa lúc thế giới đang thừa mứa dầu.
Theo tin từ Reuters, giá dầu thô Brent giao dịch tại thị trường London đã tuột khỏi mốc 50 USD/thùng. Vào lúc gần 16h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 0,96 USD/thùng, còn 49,67 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau giảm 0,95 USD/thùng, còn 47,41 USD/thùng.
Cả dầu Brent và dầu WTI đều đang trên đà kết thúc tuần giao dịch với mức giảm giá 5%, bất chấp Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga cách đây ít hôm quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng.
Việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris 2015, một thỏa thuận mang tính cột mốc về chống sự nóng lên của Trái Đất, đã vấp phải sự chỉ trích của các nước đồng minh của Washington và nhiều doanh nghiệp lớn. Động thái này cũng dẫn tới lo ngại rằng sản lượng dầu lửa của Mỹ thậm chí còn có thể tăng nhanh hơn.
“Quyết định của Tổng thống Trump có thể dẫn tới hoạt động khoan tìm dầu gia tăng chóng mặt ở Mỹ và khiến các nước khác trong thỏa thuận Paris dao động về cam kết của mình”, nhà phân tích cấp cao Jeffrey Halley thuộc công ty môi giới hàng hóa giao sau OANDA nhận định.
Ông Halley nói thêm rằng quyết định của Tổng thống Mỹ có thể làm phức tạp thêm triển vọng thị trường dầu theo hướng “không có lợi cho giá dầu”.
Sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã đứng ở mức cao hơn gần 500.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, làm khó cho nỗ lực của OPEC và Nga về giảm lượng dầu dư thừa trên toàn cầu.
Ngày 2/6, ông Igor Sechin, Giám đốc điều hành (CEO) hãng dầu lửa lớn nhất của Nga Rosneft, nói các nhà sản xuất dầu ở Mỹ có thể khiến sản lượng dầu của toàn thế giới tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 9% kể từ khi OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào hôm 25/5.
Sản lượng dầu gia tăng của Nigeria và Libya, hai nước thành viên OPEC được miễn tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng, là một nhân tố cản trở nỗ lực của khối này.
Đối mặt với tình trạng dư thừa dầu dai dẳng, OPEC vào tuần trước đã bàn về khả năng giảm sản lượng thêm 1-1,5%, và có thể tiếp tục gia hạn việc cắt giảm này nếu tồn kho dầu vẫn cao - nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters.
Tuy nhiên, giá dầu đã được hỗ trợ ít nhiều sau khi Mỹ công bố dữ liệu chính thức cho thấy lượng dầu lửa tồn kho của nước này đã giảm mạnh trong tuần trước, do hoạt động lọc hóa và xuất khẩu dầu thô của nước này đạt mức cao kỷ lục.
Trong tuần kết thúc vào ngày 26/5, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 6,4 triệu thùng, mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo giảm 2,5 triệu thùng mà các nhà phân tích đưa ra trước đó.
Giới đầu tư cho rằng động thái này của ông Trump có thể mở đường cho hoạt động khoan tìm dầu gia tăng ở Mỹ, giữa lúc thế giới đang thừa mứa dầu.
Theo tin từ Reuters, giá dầu thô Brent giao dịch tại thị trường London đã tuột khỏi mốc 50 USD/thùng. Vào lúc gần 16h chiều nay theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 0,96 USD/thùng, còn 49,67 USD/thùng.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau giảm 0,95 USD/thùng, còn 47,41 USD/thùng.
Cả dầu Brent và dầu WTI đều đang trên đà kết thúc tuần giao dịch với mức giảm giá 5%, bất chấp Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga cách đây ít hôm quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng.
Việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris 2015, một thỏa thuận mang tính cột mốc về chống sự nóng lên của Trái Đất, đã vấp phải sự chỉ trích của các nước đồng minh của Washington và nhiều doanh nghiệp lớn. Động thái này cũng dẫn tới lo ngại rằng sản lượng dầu lửa của Mỹ thậm chí còn có thể tăng nhanh hơn.
“Quyết định của Tổng thống Trump có thể dẫn tới hoạt động khoan tìm dầu gia tăng chóng mặt ở Mỹ và khiến các nước khác trong thỏa thuận Paris dao động về cam kết của mình”, nhà phân tích cấp cao Jeffrey Halley thuộc công ty môi giới hàng hóa giao sau OANDA nhận định.
Ông Halley nói thêm rằng quyết định của Tổng thống Mỹ có thể làm phức tạp thêm triển vọng thị trường dầu theo hướng “không có lợi cho giá dầu”.
Sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã đứng ở mức cao hơn gần 500.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, làm khó cho nỗ lực của OPEC và Nga về giảm lượng dầu dư thừa trên toàn cầu.
Ngày 2/6, ông Igor Sechin, Giám đốc điều hành (CEO) hãng dầu lửa lớn nhất của Nga Rosneft, nói các nhà sản xuất dầu ở Mỹ có thể khiến sản lượng dầu của toàn thế giới tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 9% kể từ khi OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào hôm 25/5.
Sản lượng dầu gia tăng của Nigeria và Libya, hai nước thành viên OPEC được miễn tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng, là một nhân tố cản trở nỗ lực của khối này.
Đối mặt với tình trạng dư thừa dầu dai dẳng, OPEC vào tuần trước đã bàn về khả năng giảm sản lượng thêm 1-1,5%, và có thể tiếp tục gia hạn việc cắt giảm này nếu tồn kho dầu vẫn cao - nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters.
Tuy nhiên, giá dầu đã được hỗ trợ ít nhiều sau khi Mỹ công bố dữ liệu chính thức cho thấy lượng dầu lửa tồn kho của nước này đã giảm mạnh trong tuần trước, do hoạt động lọc hóa và xuất khẩu dầu thô của nước này đạt mức cao kỷ lục.
Trong tuần kết thúc vào ngày 26/5, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 6,4 triệu thùng, mức giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo giảm 2,5 triệu thùng mà các nhà phân tích đưa ra trước đó.