Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha được đề cử chức Tổng thư ký Liên hiệp quốc
Đại hội đồng Liên hiệp quốc có thể sẽ nhóm họp vào tuần tới để phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Guterres vào cương vị Tổng thư ký
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 6/10 đã nhất trí đề cử cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres vào cương vị Tổng thư ký Liên hiệp quốc, theo đó đề nghị Đại hội đồng gồm 193 quốc gia thành viên phê chuẩn ông Guterres nắm giữ chức vụ này trong thời gian 5 năm bắt đầu từ ngày 1/1/2017.
Theo tin từ Reuters, Đại hội đồng Liên hiệp quốc có thể sẽ nhóm họp vào tuần tới để phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Guterres, 67 tuổi. Nhận được sự phê chuẩn của Đại hội đồng, ông Guterres sẽ thay thế ông Ban Ki-moon, 72 tuổi, người Hàn Quốc.
Ông Ban Ki-moon sẽ rời cương vị Tổng thư ký Liên hiệp quốc vào cuối năm nay, kết thúc hai nhiệm kỳ đảm nhiệm chức vụ này.
“Khiêm nhường là cảm giác của tôi trước những thách thức to lớn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, sự phức tạp của thế giới hiện đại”, ông Guterres nói trong một tuyên bố ngắn ở Lisbon. Ông nhắc lại tuyên bố này bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
“Nhưng chính sự khiêm nhường là điều cần phải có để phục vụ cho những con người dễ bị tổn thương nhất, nạn nhân của các cuộc xung đột, của chủ nghĩa khủng bố, vi phạm nhân quyền, đói nghèo và bất công”, ông Guterres nói.
Phát biểu trong khi đang thăm Rome, ông Ban Ki-moon miêu tả ông Guterres là một “sự lựa chọn tuyệt vời” để trở thành người kế nhiệm ông.
“Tôi tin chắc ông ấy có thể cầm ngọn đuốc đi đầu trong tất cả các thách thức lớn, từ tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình cho tới đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ các quyền con người và giải quyết vấn đề nhân đạo”, ông Ban nói với các nhà báo.
Ông Guterres là Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995-2002 và giữ chức Cao ủy viên Liên hiệp quốc về người tị nạn từ năm 2005-2015.
Việc đề cử ông Guterres nhận được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an, đặc biệt là sự đồng ý của Nga và Mỹ, hai quốc gia có sự bất đồng về nhiều vấn đề. Điều này cho thấy Nga và Mỹ cùng tin rằng ông Guterres là người mà họ có thể làm việc cùng.
“Ông ấy có được sự tín nhiệm lớn trong Liên hiệp quốc. Việc ông ấy từng nắm giữ cương vị Cao ủy viên về người tị nạn đồng nghĩa với việc ông ấy đã đi khắp thế giới và chứng kiến những cuộc xung đột căng thẳng nhất. Và dĩ nhiên, ông ấy cũng là một chính trị gia cao cấp”, đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin, người giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 10 phát biểu.
“Ông ấy rất cởi mở, nên tôi nghĩ rằng đây là một sự lựa chọn tuyệt vời”, ông Churkin nói với các nhà báo.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã họp kín trong ngày 6/10 để thông qua một nghị quyết đề nghị Đại hội đồng phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Guterres vào cương vị Tổng thư ký.
“Guterres đã cho thấy ông ấy là ứng cử viên mạnh nhất. Ông ấy có tầm nhìn và có uy tín về đạo đức, xứng đáng là ứng cử viên số 1”, đại sứ Anh tại Liên hiệp quốc Matthew Rycroft nhận xét.
Đại sứ Pháp tại Liên hiệp quốc Francois Delatter nói ông Guterres là “nhà lãnh đạo đúng đắn có khả năng đưa các quốc gia và cộng đồng các dân tộc xích lại gần nhau”.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói ông Guterres là “một sự lựa chọn tuyệt vời” để lãnh đạo Liên hiệp quốc trong những thời điểm bất ổn, vì ông Guterres “có kinh nghiệm rộng lớn về giải quyết các vấn đề của thế giới thực, có sự cảm thông sâu sắc với những người cần sự giúp đỡ, và được cả thế giới nể trọng”.
Theo tin từ Reuters, Đại hội đồng Liên hiệp quốc có thể sẽ nhóm họp vào tuần tới để phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Guterres, 67 tuổi. Nhận được sự phê chuẩn của Đại hội đồng, ông Guterres sẽ thay thế ông Ban Ki-moon, 72 tuổi, người Hàn Quốc.
Ông Ban Ki-moon sẽ rời cương vị Tổng thư ký Liên hiệp quốc vào cuối năm nay, kết thúc hai nhiệm kỳ đảm nhiệm chức vụ này.
“Khiêm nhường là cảm giác của tôi trước những thách thức to lớn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, sự phức tạp của thế giới hiện đại”, ông Guterres nói trong một tuyên bố ngắn ở Lisbon. Ông nhắc lại tuyên bố này bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
“Nhưng chính sự khiêm nhường là điều cần phải có để phục vụ cho những con người dễ bị tổn thương nhất, nạn nhân của các cuộc xung đột, của chủ nghĩa khủng bố, vi phạm nhân quyền, đói nghèo và bất công”, ông Guterres nói.
Phát biểu trong khi đang thăm Rome, ông Ban Ki-moon miêu tả ông Guterres là một “sự lựa chọn tuyệt vời” để trở thành người kế nhiệm ông.
“Tôi tin chắc ông ấy có thể cầm ngọn đuốc đi đầu trong tất cả các thách thức lớn, từ tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình cho tới đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ các quyền con người và giải quyết vấn đề nhân đạo”, ông Ban nói với các nhà báo.
Ông Guterres là Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995-2002 và giữ chức Cao ủy viên Liên hiệp quốc về người tị nạn từ năm 2005-2015.
Việc đề cử ông Guterres nhận được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an, đặc biệt là sự đồng ý của Nga và Mỹ, hai quốc gia có sự bất đồng về nhiều vấn đề. Điều này cho thấy Nga và Mỹ cùng tin rằng ông Guterres là người mà họ có thể làm việc cùng.
“Ông ấy có được sự tín nhiệm lớn trong Liên hiệp quốc. Việc ông ấy từng nắm giữ cương vị Cao ủy viên về người tị nạn đồng nghĩa với việc ông ấy đã đi khắp thế giới và chứng kiến những cuộc xung đột căng thẳng nhất. Và dĩ nhiên, ông ấy cũng là một chính trị gia cao cấp”, đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vitaly Churkin, người giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 10 phát biểu.
“Ông ấy rất cởi mở, nên tôi nghĩ rằng đây là một sự lựa chọn tuyệt vời”, ông Churkin nói với các nhà báo.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã họp kín trong ngày 6/10 để thông qua một nghị quyết đề nghị Đại hội đồng phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Guterres vào cương vị Tổng thư ký.
“Guterres đã cho thấy ông ấy là ứng cử viên mạnh nhất. Ông ấy có tầm nhìn và có uy tín về đạo đức, xứng đáng là ứng cử viên số 1”, đại sứ Anh tại Liên hiệp quốc Matthew Rycroft nhận xét.
Đại sứ Pháp tại Liên hiệp quốc Francois Delatter nói ông Guterres là “nhà lãnh đạo đúng đắn có khả năng đưa các quốc gia và cộng đồng các dân tộc xích lại gần nhau”.
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói ông Guterres là “một sự lựa chọn tuyệt vời” để lãnh đạo Liên hiệp quốc trong những thời điểm bất ổn, vì ông Guterres “có kinh nghiệm rộng lớn về giải quyết các vấn đề của thế giới thực, có sự cảm thông sâu sắc với những người cần sự giúp đỡ, và được cả thế giới nể trọng”.