Đã có kết quả xác minh bước đầu vụ in tiền polymer
Bộ Công an đã có báo cáo kết quả xác minh bước đầu thông tin về việc công ty Secuerency hối lộ công ty CFTD của Việt Nam
Bộ Công an đã có báo cáo kết quả xác minh bước đầu thông tin về việc công ty Secuerency hối lộ công ty CFTD của Việt Nam trong cung cấp chất nền in tiền polymer, và chưa phát hiện có tham nhũng, tiêu cực.
Đây là thông tin tại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2011 vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội chiều 21/10.
Báo cáo cho biết, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã giao Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục theo dõi vụ việc nêu trên từ phía Thụy Sỹ và Úc.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có ý kiến chỉ đạo về vụ việc này, báo cáo cho biết.
Tuy nhiên, nội dung cụ thể của ý kiến chỉ đạo này không được nêu tại báo cáo.
Xuất hiện đầu tiên trên báo chí nước ngoài, những nghi vấn tiêu cực liên quan đến việc in tiền polymer đã từng thu hút sự quan tâm của dư luận và khá nóng trong một số thảo luận, chất vấn tại nghị trường Quốc hội khóa 12.
Thời điểm giữa năm 2009, trả lời báo chí, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, tại Úc một số thông tin cho rằng, họ có hối lộ cho nhiều cá nhân, tổ chức ở nhiều nước khi in tiền polymer, trong đó có một số quan chức của Việt Nam.
Kết quả thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, trong việc in tiền polymer, dù có một số thiếu sót, nhưng không có dấu hiệu nhận hối lộ, nhận tiền.
Tại kỳ họp cuối năm đó, thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu tỏ ra chưa đồng tình với nội dung trả lời phỏng vấn của một số cá nhân có trách nhiệm về vụ việc này, khi nói thông tin từ nước ngoài chỉ là "tài liệu tham khảo".
Trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa 12, Thủ tướng Chính phủ cho biết, khi báo chí Úc đưa tin về việc có doanh nghiệp của Úc hối lộ để được in tiền cho Việt Nam, Thủ tướng đã yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam tìm hiểu và kiểm tra, đồng thời giao cho Bộ Ngoại giao làm việc với phía Úc. "Bạn cũng trả lời chính thức đang điều tra và sẵn sàng khi nào có kết luận chính thức cung cấp cho Việt Nam".
"Đối với những việc mà có thông tin từ bên ngoài là đưa hối lộ cho công chức nào đó, quan chức nào đó của Việt Nam mà chúng tôi đều quan tâm và yêu cầu cơ quan chức năng phối hợp để bàn, để tìm hiểu, để xem xét xử lý một cách nghiêm túc theo đúng pháp luật của Việt Nam, đúng người đúng tội, với tinh thần không để sót tội phạm nhưng cũng không làm oan cho một người nào", Thủ tướng nói trước Quốc hội.
Bên cạnh vụ việc nói trên, báo cáo của Chính phủ cũng cung cấp nhiều thông tin về các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc.
Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Chính phủ cho biết, ngày 26/9/2011, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an có kết luận điều tra về hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại trên 800 tỷ đồng, tiếp tục mở rộng điều tra hành vi tham nhũng.
Đây là thông tin tại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2011 vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội chiều 21/10.
Báo cáo cho biết, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã giao Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục theo dõi vụ việc nêu trên từ phía Thụy Sỹ và Úc.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có ý kiến chỉ đạo về vụ việc này, báo cáo cho biết.
Tuy nhiên, nội dung cụ thể của ý kiến chỉ đạo này không được nêu tại báo cáo.
Xuất hiện đầu tiên trên báo chí nước ngoài, những nghi vấn tiêu cực liên quan đến việc in tiền polymer đã từng thu hút sự quan tâm của dư luận và khá nóng trong một số thảo luận, chất vấn tại nghị trường Quốc hội khóa 12.
Thời điểm giữa năm 2009, trả lời báo chí, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, tại Úc một số thông tin cho rằng, họ có hối lộ cho nhiều cá nhân, tổ chức ở nhiều nước khi in tiền polymer, trong đó có một số quan chức của Việt Nam.
Kết quả thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, trong việc in tiền polymer, dù có một số thiếu sót, nhưng không có dấu hiệu nhận hối lộ, nhận tiền.
Tại kỳ họp cuối năm đó, thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu tỏ ra chưa đồng tình với nội dung trả lời phỏng vấn của một số cá nhân có trách nhiệm về vụ việc này, khi nói thông tin từ nước ngoài chỉ là "tài liệu tham khảo".
Trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa 12, Thủ tướng Chính phủ cho biết, khi báo chí Úc đưa tin về việc có doanh nghiệp của Úc hối lộ để được in tiền cho Việt Nam, Thủ tướng đã yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam tìm hiểu và kiểm tra, đồng thời giao cho Bộ Ngoại giao làm việc với phía Úc. "Bạn cũng trả lời chính thức đang điều tra và sẵn sàng khi nào có kết luận chính thức cung cấp cho Việt Nam".
"Đối với những việc mà có thông tin từ bên ngoài là đưa hối lộ cho công chức nào đó, quan chức nào đó của Việt Nam mà chúng tôi đều quan tâm và yêu cầu cơ quan chức năng phối hợp để bàn, để tìm hiểu, để xem xét xử lý một cách nghiêm túc theo đúng pháp luật của Việt Nam, đúng người đúng tội, với tinh thần không để sót tội phạm nhưng cũng không làm oan cho một người nào", Thủ tướng nói trước Quốc hội.
Bên cạnh vụ việc nói trên, báo cáo của Chính phủ cũng cung cấp nhiều thông tin về các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc.
Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Chính phủ cho biết, ngày 26/9/2011, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an có kết luận điều tra về hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại trên 800 tỷ đồng, tiếp tục mở rộng điều tra hành vi tham nhũng.