Đã có tới 730 nghìn tài khoản đầu tư chứng khoán được mở
Tính đến tháng 11/2009, số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán đã lên tới 730 nghìn tài khoản
Tính đến tháng 11/2009, số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán đã lên tới 730 nghìn tài khoản.
Đây là con số mà Bộ Tài chính thống kê và công bố ngày 30/11 vừa qua. Cụ thể, bộ này cho biết hiện đã có tới 730 nghìn tài khoản đầu tư chứng khoán được mở, tăng tới 180 nghìn tài khoản so với cuối năm 2008. Mức tăng này cũng là con số ấn tượng so với mức tăng bình quân của 9 năm lịch sử của thị trường, tính từ thời điểm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đi vào hoạt động (ngày 20/7/2009).
Ngoài dữ liệu trên, Bộ Tài chính cho biết hiện thị trường đã có 105 công ty chứng khoán, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký.
Tính đến ngày 11/11/2009, trên 2 sàn giao dịch chứng khoán đã có 415 công ty niêm yết, trong đó có cổ phiếu của một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Đáng chú ý là mức vốn hóa toàn thị trường hiện nay theo công bố của Bộ Tài chính là khoảng 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hoá đã tăng gần gấp 3 lần.
Điểm lại thời gian qua, Bộ Tài chính đánh giá rằng giá cả cổ phiếu trên thị trường chứng khoán luôn biến động, gây tâm lý dè dặt cho công chúng đầu tư; thị trường chứng khoán chưa trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Về thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính nhận định, trong năm 2009, áp lực và nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là rất lớn. Nhu cầu huy động vốn vào khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó Kho bạc Nhà nước là 126.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 10.000 tỷ đồng. Thế nhưng, tính đến hết tháng 10/2009, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành chỉ được khoảng 20.000 tỷ đồng, chỉ đạt 14 % kế hoạch đề ra; trong đó phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là 14.470 tỷ đồng (đạt 10,3% kế hoạch), Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được 4.600 tỷ đồng.
Thực hiện Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, đến nay, Bộ Tài chính đã huy động được 470 triệu USD. “Trong bối cảnh huy động vốn bằng nội tệ khó khăn, việc phát hành thành công trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đã góp phần giảm áp lực huy động nội tệ cho ngân sách nhà nước, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các thành viên thị trường, nhu cầu huy động ngoại tệ cho các dự án trọng điểm của nhà nước, tiết kiệm chi phí huy động và tăng cường khả năng tập trung ngoại hối vào cho nhà nước”, Bộ Tài chính đánh giá.
Về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành được 617 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 2.000 tỷ đồng.
Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong 10 tháng năm 2009, thông qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước đã huy động được 11.300 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu còn hạn chế, quy mô của thị trường trái phiếu chỉ chiếm 16%GDP. Việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu Chính phủ chưa thực sự gắn với nhu cầu huy động và giải ngân vốn từ ngân sách nhà nước. Tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa làm cơ sở để xác định giá trị của các loại trái phiếu và các công cụ đầu tư khác trên thị trường.
Đây là con số mà Bộ Tài chính thống kê và công bố ngày 30/11 vừa qua. Cụ thể, bộ này cho biết hiện đã có tới 730 nghìn tài khoản đầu tư chứng khoán được mở, tăng tới 180 nghìn tài khoản so với cuối năm 2008. Mức tăng này cũng là con số ấn tượng so với mức tăng bình quân của 9 năm lịch sử của thị trường, tính từ thời điểm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đi vào hoạt động (ngày 20/7/2009).
Ngoài dữ liệu trên, Bộ Tài chính cho biết hiện thị trường đã có 105 công ty chứng khoán, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài, 8 ngân hàng lưu ký.
Tính đến ngày 11/11/2009, trên 2 sàn giao dịch chứng khoán đã có 415 công ty niêm yết, trong đó có cổ phiếu của một số tổng công ty, doanh nghiệp lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Đáng chú ý là mức vốn hóa toàn thị trường hiện nay theo công bố của Bộ Tài chính là khoảng 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hoá đã tăng gần gấp 3 lần.
Điểm lại thời gian qua, Bộ Tài chính đánh giá rằng giá cả cổ phiếu trên thị trường chứng khoán luôn biến động, gây tâm lý dè dặt cho công chúng đầu tư; thị trường chứng khoán chưa trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Về thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính nhận định, trong năm 2009, áp lực và nhu cầu huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu là rất lớn. Nhu cầu huy động vốn vào khoảng 200.000 tỷ đồng, trong đó Kho bạc Nhà nước là 126.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 10.000 tỷ đồng. Thế nhưng, tính đến hết tháng 10/2009, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành chỉ được khoảng 20.000 tỷ đồng, chỉ đạt 14 % kế hoạch đề ra; trong đó phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là 14.470 tỷ đồng (đạt 10,3% kế hoạch), Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được 4.600 tỷ đồng.
Thực hiện Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ, đến nay, Bộ Tài chính đã huy động được 470 triệu USD. “Trong bối cảnh huy động vốn bằng nội tệ khó khăn, việc phát hành thành công trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đã góp phần giảm áp lực huy động nội tệ cho ngân sách nhà nước, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các thành viên thị trường, nhu cầu huy động ngoại tệ cho các dự án trọng điểm của nhà nước, tiết kiệm chi phí huy động và tăng cường khả năng tập trung ngoại hối vào cho nhà nước”, Bộ Tài chính đánh giá.
Về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) phát hành được 617 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 2.000 tỷ đồng.
Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong 10 tháng năm 2009, thông qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước đã huy động được 11.300 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu còn hạn chế, quy mô của thị trường trái phiếu chỉ chiếm 16%GDP. Việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu Chính phủ chưa thực sự gắn với nhu cầu huy động và giải ngân vốn từ ngân sách nhà nước. Tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ còn hạn chế, chưa làm cơ sở để xác định giá trị của các loại trái phiếu và các công cụ đầu tư khác trên thị trường.