Đà Lạt sắp có trung tâm thương mại chỉ bán hàng chính hãng địa phương
Giữa năm 2019, Đà Lạt sẽ đưa vào vận hành tổ hợp khách sạn và trung tâm thương mại quy mô lớn nhất Đà Lạt - Đà Lạt Travel Mall
Giữa năm 2019, Đà Lạt sẽ đưa vào vận hành tổ hợp khách sạn và trung tâm thương mại quy mô lớn nhất Đà Lạt - Đà Lạt Travel Mall. Điều đáng chú ý khu trung tâm thương mại này chỉ bán đồ do bà con Đà Lạt sản xuất và hàng truyền thống Việt Nam.
Minh Khánh ở Hà Nội, trong dịp Tết dương lịch này, cô dành trọn 4 ngày nghỉ cho Đà Lạt. Như những khách du lịch đến với thành phố sương mù, trong ngày ở Đà Lạt, Khánh dành cả buổi sáng để đến chợ Đà Lạt mua vài thứ về làm quà cho người thân Hà Nội.
Hồng dẻo là thứ được Khánh chọn nhiều nhất. Nhưng đến khi về Home Stay, Khánh thất vọng khi chủ khách sạn chỉ ra đây là hồng Trung Quốc. Loại hồng dẻo mà Minh Khánh mua được các tiểu thương ở chợ Đà Lạt mua sỉ với giá 60.000 -70.000 đồng mỗi ký, rồi bán lẻ cho khách với giá của hồng Đà Lạt.
Chị Minh Hà đi cùng chuyến với Minh Khánh cũng bỏ ra tiền triệu mua một chiếc khăn lụa được quảng cáo dệt từ làng lụa Lâm Hà. Nhưng thực chất chiếc khăn mà chị mua, lại là khăn pha 50% nilon, được gắn mác lụa Đà Lạt.
Khách du lịch đến Đà Lạt mua nhầm hàng Đà Lạt là chuyện xảy ra như cơm bữa. Nhưng ngoài chợ Đà Lạt, khách du lịch cũng không biết phải mua hàng chính hãng Đà Lạt ở đâu.
Hiện Đà Lạt chưa có một nơi nào quy mô để trở thành ngôi nhà cho bà con tiểu thương Đà Lạt muốn bán đồ Đà Lạt một cách nghiêm túc và có tâm. Đây là nguyên nhân chính khiến hàng hoá Đà Lạt bị lép vế so với hàng ngoại chất lượng thấp.
Chị Linh Nguyễn - sống ở Đà Lạt, cho biết mình làm hồng sấy gió đã 2 năm nay, nhưng chi phí cho một ký hồng sấy gió chuẩn, chuẩn loại 1 rẻ cũng phải hai trăm nghìn mới hoà vốn, mà mức giá này thì không thể cạnh tranh với hàng ngoại giá vài chục nghìn mỗi ký.
Giá quá chênh lệch, chị không thể bán hàng cho các tiểu thương ngoài chợ. Chị chỉ mong rằng, có một ngôi nhà cho bà con nông dân Đà Lạt có thể giới thiệu sản phẩm mình làm ra một cách tử tế.
Tuy nhiên, trung tâm thương mại quy mô bị hạn chế ở Đà Lạt do e ngại phá vỡ cảnh quan. Nên ở thời điểm hiện tại ngoài Big C, Đà Lạt chưa có một trung tâm thương mại nào được quy hoạch bài bản.
Đến giữa 2019, Đà Lạt mới đưa vào vận hành tiếp trung tâm thương mại Đà Lạt Travel Mall (Siêu thị du lịch làng nghề). Theo chủ đầu tư, Đà Lạt Travel Mall là "nhà mới" cho bà con tiểu thương để kinh doanh các mặt hàng địa phương cho khách du lịch, dịch vụ chỉn chu, không xô bồ chèo kéo. Ở dự án này, các tiểu thương sẽ đồng hành cùng chủ đầu tư, chỉ bán hàng hoá do bà con Đà Lạt sản xuất, nói không với hành vi bán hàng Trung Quốc mang danh hàng Đà Lạt.
Khu trung tâm thương mại không thiết kế hoành tráng như Vincom, Diamond ở Sài Gòn, mà dựng theo mô hình truyền thống. Không gian vừa đủ lớn để tích hợp đầy đủ dịch vụ cho du khách và bắt kịp thời đại, vừa đủ tiết chế để không quá hoành tráng mà mất đi chất Đà Lạt. Dự án này được tích hợp gồm khu foodcourt với hàng chục nhà hàng, khu trung tâm mua sắm và trải nghiệm văn hoá Đà Lạt trong suốt 4 tầng.
Trong đó, khu foodcourt nằm ở tầng hầm của khách sạn, rộng hơn 1,500 m2, sở hữu tầm nhìn ra một đồi thông. Tại đây sẽ có hàng chục hàng quán để người Đà Lạt giới thiệu bánh căn, sữa đậu nành, gà hạt é, bánh tráng nướng, khoai bắp nướng... Du khách có thể ngồi ăn ở đây, vừa ngắm trọn vẹn đồi thông và cảnh sắc Đà Lạt về đêm, vừa tận hưởng cái lạnh của Đà Lạt.
Ở tầng trệt và tầng 1 là khu trung tâm thương mại và những quán cà phê. Khu trung tâm thương mại này không có hàng kém chất lượng, không có hàng hiệu, mà là những gian hàng tranh thêu XQ do chính người Đà Lạt thêu, những quầy khăn áo do chính người Đà Lạt đan, những cửa hàng rượu vang được ướp đủ năm trên những thửa nho Đà Lạt. Những quầy mứt, dâu tây, hồng cũng chính hãng Đà Lạt.
Trên tầng 2 của khu thương mại, khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài sẽ được tận tay thêu những bức tranh XQ, được cầm vào khung cửu dệt lên những tấm thổ cẩm đậm chất Đà Lạt, được tự tay xao những lá chè còn thẫm hơi sương của cao nguyên Lâm Viên hay tự tay rang những hạt cà phê hữu cơ được trồng trên Cầu Đất. Tầng 3-4-5-6 là khu khách sạn 3 sao, dành cho những người yêu Đà Lạt, muốn có một ngôi nhà ở đây.
Anh Nguyên - đại diện đơn vị phát triển dự án này chia sẻ dự án này được phát triển để trở thành một trung tâm thương mại giúp bà con tiểu thương Đà Lạt sống khoẻ bằng cách bán hàng tử tế cho khách du lịch.
Ở thời điểm hiện tại, chủ đầu tư đã kết hợp cùng các hãng lữ hành lớn để đưa khách du lịch đến với Đà Lạt Travel Mall. Ở tầng trệt của Đà Lạt Travel Mall cũng đã có văn phòng xúc tiến thương mại của các nước Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ.
Suất đầu tư của dự án này cũng không cao chỉ khoảng 1 tỷ mỗi kiot. Đầu tư vào dự án này, bà con tiểu thương sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến hàng trăm triệu mỗi kiot mỗi năm, để bảo tồn văn hoá Đà Lạt.
Không chỉ vậy, các bà con tiểu thương còn được hỗ trợ thiết kế gian hàng cùng tài liệu bán hàng một cách chuyên nghiệp, được đơn vị vận hành truyền thông chuyên nghiệp đưa khách tới, nhờ vậy bà con sẽ không phải "cắt phế" vài chục phần trăm cho môi giới dắt khách.
Với Đà Lạt Travel Mall, đại diện đơn vị vận hành kỳ vọng dự án sẽ cất cánh én đầu tiên, cùng với những người yêu Đà Lạt góp phần làm cho Đà Lạt đẹp hơn trong mắt du khách.