Đà Nẵng công khai tên ngân hàng chậm hạ lãi suất
Các ngân hàng chậm hạ lãi suất cho vay được điểm danh tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố
Trả lời tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 5 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, sáng 5/11, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng đã đưa ra nhiều thông tin đáng chú ý.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Lê Thị Như Hồng về dư nợ được cho vay với lãi suất dưới 15%/năm, ông Minh cho biết, đến 30/10 tổng dự nợ cho vay trên địa bàn là 50 nghìn tỷ đồng, trong đó có lãi suất dưới 15% một năm là 40 nghìn tỷ, chiếm 80% dư nợ cho vay. Nếu riêng VND là 31.500 tỷ đồng, chiếm 75%.
Với câu hỏi số dư nợ cũ từ tháng 6/2012 về trước đã có bao nhiêu giảm về dưới 15%, Giám đốc Minh trả lời, cuối tháng 6/2012 dư nợ VND có lãi suất dưới 15% là 7/42 nghìn tỷ tổng dư nợ, và đến tháng 10/2012 dư nợ có lãi suất dưới 15% đã là 32 nghìn tỷ.
"Tỷ lệ dư nợ dưới 15% tháng 6 chỉ có 16%, đến cuối tháng 10 là 75%, cho thấy xu hướng giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại được thực hiện tương đối nghiêm túc theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố", ông Minh nhấn mạnh.
Ngay sau đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trương Phước Ánh về danh tính cụ thể những ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất cho vay, ông Minh đã lần lượt điểm danh cả 20 đơn vị đang chiếm phần chủ yếu trong khoảng 10 ngàn tỷ đồng cho vay với lãi suất trên 15%.
Đó là các tổ chức tín dụng: Bắc Á, Mê Kông, Hàng Hải, SHB chi nhánh Sơn Trà, Sài Gòn Công Thương, Tiên Phong, Phương Tây, Kiên Long, Phương Đông, Nam Việt, Việt Nam Thịnh Vượng, Nam Á, Việt Á, Á Châu, Đại Tín, Việt Thái, Techombank chi nhánh Đà Nẵng, Bản Việt, Công ty Cho thuê tài chính Điện lực và Công ty Tài chính Dầu khí.
"Đây là những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay lãi suất dưới 15% còn chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 50% so với tổng dư nợ", ông Minh nhấn mạnh.
Vị đại diện chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong tổng số 58 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, có 28 ngân hàng thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất, còn khoảng 30 ngân hàng thực hiện chưa tốt, và mức độ chưa tốt cũng khác nhau.
Vẫn theo Giám đốc Minh, đã có thêm nhiều chi nhánh đăng ký tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới, dự kiến tổng dư nợ có lãi suất dưới 15% đến 31/12 năm nay, đạt tỷ lệ khoảng 84% tổng dư nợ.
"Đây cũng là sự cố gắng lớn, các chi nhánh trên địa bàn đều phụ thuộc nên các động thái liên quan đến lãi suất đều phải xin ý kiến hội sở, phải được sự đồng ý của hội sở thì mới thực hiện được", ông Minh phân trần.
Đại biểu Nguyễn Thị Anh Đào hỏi, còn ngân hàng nào cho vay trên 15% chưa được thống kê. Lãi suất 15%/năm ở hoàn cảnh hiện nay vẫn còn cao, vậy cần đề xuất gì với Ngân hàng Nhà nước để quyết liệt giảm tiếp?
Ông Minh tiếp tục: SCB dư nợ cho vay dưới 15% là 50%, Sacombank 51%, Việt Nga 54%…
"Thôi, được rồi, được rồi, chiều nay anh chọn 10 anh còn luẩn quẩn chỗ lãi suất trên 15% để gửi danh sách cho đại biểu", Chủ tịch Hội đồng nhân dân Nguyễn Bá Thanh ngắt lời và đề nghị ông Minh trả lời về biện pháp giảm lãi suất của đại biểu Đào..
Nhấn mạnh việc đưa lãi suất cho vay về 15% cũng đã là cố gắng, song ông Minh cũng thừa nhận mức này vẫn khó với doanh nghiệp, và sắp tới sẽ bàn biện pháp giảm vì lạm phát cũng đã giảm.
"Báo chí có bình luận là chưa cần thiết giảm lãi suất lắm, nhưng quan điểm cá nhân tôi thì dù giảm chỉ 1% đến 0,5% cũng rất tốt với doanh nghiệp, dứt khoát lãi suất phải đi xuống", ông Minh trả lời.
Việc giảm lãi suất cho vay, vào hồi đầu tháng 9 năm nay cũng đã được Bí thư Nguyễn Bá Thanh yêu cầu tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố, Ngân hàng Nhà nước với 150 doanh nghiệp trên địa bàn. Khi đó, ông đã “dọa” nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, không chịu hạ lãi suất thì tại cuộc họp Hội đồng Nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, và khi đó người dân không gửi tiền nữa thì “ráng mà chịu”.
Nay, xem ra ông đã không phải tự mình làm điều đó tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân này.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Lê Thị Như Hồng về dư nợ được cho vay với lãi suất dưới 15%/năm, ông Minh cho biết, đến 30/10 tổng dự nợ cho vay trên địa bàn là 50 nghìn tỷ đồng, trong đó có lãi suất dưới 15% một năm là 40 nghìn tỷ, chiếm 80% dư nợ cho vay. Nếu riêng VND là 31.500 tỷ đồng, chiếm 75%.
Với câu hỏi số dư nợ cũ từ tháng 6/2012 về trước đã có bao nhiêu giảm về dưới 15%, Giám đốc Minh trả lời, cuối tháng 6/2012 dư nợ VND có lãi suất dưới 15% là 7/42 nghìn tỷ tổng dư nợ, và đến tháng 10/2012 dư nợ có lãi suất dưới 15% đã là 32 nghìn tỷ.
"Tỷ lệ dư nợ dưới 15% tháng 6 chỉ có 16%, đến cuối tháng 10 là 75%, cho thấy xu hướng giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại được thực hiện tương đối nghiêm túc theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố", ông Minh nhấn mạnh.
Ngay sau đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trương Phước Ánh về danh tính cụ thể những ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất cho vay, ông Minh đã lần lượt điểm danh cả 20 đơn vị đang chiếm phần chủ yếu trong khoảng 10 ngàn tỷ đồng cho vay với lãi suất trên 15%.
Đó là các tổ chức tín dụng: Bắc Á, Mê Kông, Hàng Hải, SHB chi nhánh Sơn Trà, Sài Gòn Công Thương, Tiên Phong, Phương Tây, Kiên Long, Phương Đông, Nam Việt, Việt Nam Thịnh Vượng, Nam Á, Việt Á, Á Châu, Đại Tín, Việt Thái, Techombank chi nhánh Đà Nẵng, Bản Việt, Công ty Cho thuê tài chính Điện lực và Công ty Tài chính Dầu khí.
"Đây là những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay lãi suất dưới 15% còn chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 50% so với tổng dư nợ", ông Minh nhấn mạnh.
Vị đại diện chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong tổng số 58 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, có 28 ngân hàng thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất, còn khoảng 30 ngân hàng thực hiện chưa tốt, và mức độ chưa tốt cũng khác nhau.
Vẫn theo Giám đốc Minh, đã có thêm nhiều chi nhánh đăng ký tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới, dự kiến tổng dư nợ có lãi suất dưới 15% đến 31/12 năm nay, đạt tỷ lệ khoảng 84% tổng dư nợ.
"Đây cũng là sự cố gắng lớn, các chi nhánh trên địa bàn đều phụ thuộc nên các động thái liên quan đến lãi suất đều phải xin ý kiến hội sở, phải được sự đồng ý của hội sở thì mới thực hiện được", ông Minh phân trần.
Đại biểu Nguyễn Thị Anh Đào hỏi, còn ngân hàng nào cho vay trên 15% chưa được thống kê. Lãi suất 15%/năm ở hoàn cảnh hiện nay vẫn còn cao, vậy cần đề xuất gì với Ngân hàng Nhà nước để quyết liệt giảm tiếp?
Ông Minh tiếp tục: SCB dư nợ cho vay dưới 15% là 50%, Sacombank 51%, Việt Nga 54%…
"Thôi, được rồi, được rồi, chiều nay anh chọn 10 anh còn luẩn quẩn chỗ lãi suất trên 15% để gửi danh sách cho đại biểu", Chủ tịch Hội đồng nhân dân Nguyễn Bá Thanh ngắt lời và đề nghị ông Minh trả lời về biện pháp giảm lãi suất của đại biểu Đào..
Nhấn mạnh việc đưa lãi suất cho vay về 15% cũng đã là cố gắng, song ông Minh cũng thừa nhận mức này vẫn khó với doanh nghiệp, và sắp tới sẽ bàn biện pháp giảm vì lạm phát cũng đã giảm.
"Báo chí có bình luận là chưa cần thiết giảm lãi suất lắm, nhưng quan điểm cá nhân tôi thì dù giảm chỉ 1% đến 0,5% cũng rất tốt với doanh nghiệp, dứt khoát lãi suất phải đi xuống", ông Minh trả lời.
Việc giảm lãi suất cho vay, vào hồi đầu tháng 9 năm nay cũng đã được Bí thư Nguyễn Bá Thanh yêu cầu tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố, Ngân hàng Nhà nước với 150 doanh nghiệp trên địa bàn. Khi đó, ông đã “dọa” nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, không chịu hạ lãi suất thì tại cuộc họp Hội đồng Nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, và khi đó người dân không gửi tiền nữa thì “ráng mà chịu”.
Nay, xem ra ông đã không phải tự mình làm điều đó tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân này.