Đã qua rồi một thời đổi mới!
Ta có thể kéo dài lối tư duy tiệm tiến, thận trọng, mất nhiều thời gian như trong thời kỳ đổi mới không?
Một nền kinh tế hay một xã hội chuyển mình từ một giai đoạn phát triển thấp lên một giai đoạn phát triển cao thường kéo theo những thay đổi về chất, những chuyển dịch về cơ cấu, cơ chế, hoặc về tổ chức.
Những thay đổi về chất, những chuyển dịch về cơ cấu đó có khi do những đòi hỏi tất yếu từ những điều kiện mới về công nghệ, kỹ thuật, về bối cảnh kinh tế thế giới, nhưng cũng có khi do con người chủ động thay đổi cơ chế, tư duy cũ để nắm bắt cơ hội mới làm cho kinh tế phát triển vượt bậc.
Trường hợp thứ nhất có thể thấy qua kinh nghiệm của kinh tế Mỹ vào cuối thế kỷ 19, trong khi kinh nghiệm Nhật Bản vào nửa sau thập niên 1950 cho ta một bài học thú vị về trường hợp thứ hai. Còn Việt Nam hiện nay sẽ nằm trong trường hợp nào?
Vào những thập niên cuối của thế kỷ 19, kinh tế Mỹ bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn sản xuất hàng loạt (mass production). Với sự ra đời của đường sắt và điện tín, hai công nghệ làm giảm phí tổn chuyên chở và mang lại khả năng truyền đạt thông tin giữa những vùng xa xôi, do đó các vùng trong lục địa rộng lớn được nối kết thành một thị trường lớn.
Các sản phẩm chủ yếu như dệt vải, may mặc, các loại thực phẩm, thép, xi măng, xe hơi có điều kiện sản xuất hàng loạt, do đó giá thành giảm nhanh nhờ hiệu quả quy mô kinh tế. Hàng hóa cung cấp dồi dào với giá rẻ kích thích tiêu thụ và thị trường lại tiếp tục mở rộng.
Công nghệ cơ khí và luyện kim cũng phát triển trong thời kỳ này, đưa đến việc chế tạo các loại máy móc, thiết bị tinh xảo làm cho công suất hoạt động ở nhà máy và năng suất sản xuất nói chung tăng nhanh. Các loại công nghệ xuất hiện đã tạo ra một vòng tuần hoàn thuận lợi giữa sản xuất và thị truờng, giữa cung và cầu đã đưa đến một thời kỳ phát triển hoàng kim của kinh tế Mỹ.
Chuyển biến về công nghệ, về sản xuất và thị trường kéo theo những thay đổi về phương pháp quản lý, tổ chức, về nhu cầu ra đời các cơ chế, chính sách để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Hình thái doanh nghiệp thời sản xuất nhỏ không thích hợp nữa, doanh nghiệp phải được tổ chức quy mô lớn, phải có nhà máy lớn. Doanh nghiệp có tính cách gia đình, huy động vốn từ các nguồn phi chính thức được dần dần thay thế bằng doanh nghiệp được tổ chức hiện đại, thúc đẩy sự phân ly giữa chủ tư bản và nhà kinh doanh; và hệ thống tiền tệ tín dụng hiện đại hình thành.
Về mặt nhà nước, chính sách trong giai đoạn trước là phó mặc cho thị trường (laissez-faire), chính phủ chỉ lo an ninh và cung ứng một số dịch vụ công cộng. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, do ảnh hưởng của dòng thác mới về công nghệ, kinh doanh và thị trường đã được đề cập, nhiều luật lệ, cơ chế mới ra đời để tránh độc quyền, để bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ, để đáp ứng yêu cầu của nghiệp đoàn lao động.
Trong trường hợp của Nhật vào nửa sau thập niên 1950, thay đổi về tư duy, chiến lược của lãnh đạo, trí thức, được sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội đã khởi đầu một giai đoạn phát triển mà sau này các nhà phân tích gọi là thời đại phát triển thần kỳ.
Nhật bị Chiến tranh Thế giới thứ hai tàn phá nặng nề nhưng với nỗ lực phi thường và với nhu cầu đặc biệt tạo ra từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chỉ 10 năm, kinh tế Nhật hồi phục được mức sản xuất cao nhất thời tiền chiến. Từ đó về sau kinh tế Nhật sẽ ra sao?
Bây giờ nhìn lại nếu lúc đó không có một trào lưu tư duy mới, không có cơ chế, chiến lược chính sách mới có lẽ kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn sau đó đã phát triển chậm hơn nhiều.
Thời đó trí thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra ý tưởng hình thành sự đồng thuận mới trong xã hội, và trực tiếp giúp chính phủ vạch ra đường lối phát triển. Cơ chế nhà nước cũng rất linh hoạt, lúc cần thiết mời các nhà kinh tế, các học giả làm chuyên trách có thời hạn hoặc bán chuyên trách trong các viện nghiên cứu hoặc các cơ quan vạch ra chính sách.
Sách trắng kinh tế là bản báo cáo hàng năm của Tổng cục Kế hoạch kinh tế, phân tích hiện trạng kinh tế và đề xuất tư duy, ý tưởng chính sách mới. Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đây là bản báo cáo kinh tế hàng năm nổi tiếng, có vai trò dẫn dắt dư luận.
Sách trắng kinh tế năm 1956 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử hậu chiến Nhật Bản. Không còn thời hậu chiến nữa, tiêu đề phụ của bản báo cáo năm đó, đã trở thành bất hủ vì nó đi ngay vào lòng người, được cảm nhận rộng rãi giữa các nhà lãnh đạo chính trị, quan chức, doanh nghiệp, trí thức và cả đến nhiều người lao động.
Câu này hàm ý là những yếu tố giúp ta phục hưng hậu chiến không còn nữa, bây giờ là lúc chúng ta phải có tư duy mới, cơ chế mới, tìm ra các yếu tố mới để đưa đất nước đến chân trời mới. Sau đó, nhà kinh tế hàng đầu Nakayama Ichiro đưa ra ý tuởng nên đặt mục tiêu phát triển kinh tế là bội tăng tiền lương người lao động trong 10 năm.
Ý tưởng này được các cố vấn của nhà chính trị Ikeda Hayato vận dụng vào kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia, khẩu hiệu của Ikeda trong cuộc vận động tranh cử vào chức Chủ tịch Đảng Tự do dân chủ. Ông đã đắc cử và trở thành thủ tướng từ năm 1960, năm khởi đầu thực hiện kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia cho thập niên tới.
Chỉ trong 4-5 năm, một luồng gió mới thổi vào xã hội Nhật, cơ quan nghiên cứu, học giả và chính trị gia dẫn đầu trong việc tìm kiếm và đưa ra tư duy mới, sau đó các cơ chế, chính sách cụ thể (chẳng hạn các cơ quan nhà nước phụ trách xúc tiến mậu dịch, yểm trợ vốn đầu tư, yểm trợ khai thác tài nguyên hải ngoại...) được thành lập.
Trong không khí phấn chấn về một tương lai tươi sáng, doanh nghiệp đã tích cực du nhập công nghệ, nguyên liệu, xây dựng nhà máy mới hoặc đầu tư thay thế nhà máy cũ. Trong thập niên 1960, ba loại công nghệ được du nhập hầu như đồng thời. Một là những ngành Nhật đã phát triển từ cuối thế kỷ 19 (như thép, đóng tàu...) nhưng suốt hai cuộc thế chiến họ không được biết đến những thành tựu công nghệ mới ở Âu Mỹ.
Loại thứ hai là những công nghệ mới, những ngành mới đã ra đời ở Âu Mỹ nhưng Nhật bị gián đoạn thông tin (vì chiến tranh) bây giờ mới có thể du nhập (điển hình là các ngành điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, và các loại hóa chất mới như tơ sợi tổng hợp). Thứ ba là các ngành mới bắt đầu phát triển ở Âu Mỹ (như ti vi, máy vi tính...). Cả ba loại công nghệ du nhập đồng thời, tạo ra hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng lan tỏa, làm cho hoạt động đầu tư nhộn nhịp. Hiện tượng này được Sách trắng kinh tế công bố giữa thập niên 1960 gọi là đầu tư kêu gọi đầu tư.
Do công nghệ mới du nhập nhiều và đầu tư triển khai sâu rộng, năng suất lao động tăng nhanh, xuất khẩu tăng, sản xuất lại tăng và tiền lương lao động tăng kéo theo sự bùng nổ tiêu thụ. Sự tuần hoàn thuận lợi này đưa Nhật vào thời đại phát triển thần kỳ. Nhật hoàn thành kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia chỉ trong bảy năm thay vì 10 năm.
Điểm qua kinh nghiệm Mỹ và Nhật, tôi thấy Việt Nam bây giờ giống như Nhật hồi giữa thập niên 1950. Giống ở chỗ đối diện với thời điểm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn phát triển.
Ở thời điểm đó, nếu có tư duy mới, đồng thuận xã hội mới, chính sách, chiến lược mới thì sẽ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đưa kinh tế đến một thứ bậc cao hơn. Còn ở thời điểm đó nếu vẫn giữ tư duy cũ, cơ chế cũ, chính sách cũ thì hiệu quả chỉ là kéo dài giai đoạn cũ, xã hội có thể trì trệ, phát triển với tốc độ thấp hoặc phát triển nhưng phải hy sinh môi trường và đứng trước nguy cơ bất ổn xã hội.
Qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển. Thu nhập đầu người tăng, mức sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, vị trí của Việt Nam trên vũ đài quốc tế được nâng cao. Nhưng ta cũng thấy ngay những mất cân đối trầm trọng giữa phát triển và môi trường, giữa nông thôn và thành thị, giữa người dân lao động và các thành phần khác. Ngoài ra, có hai điểm rất quan trọng cần nhấn mạnh.
Một là, nhiều cơ chế, chính sách hình thành và tác dụng sâu đậm trong quá trình đổi mới nếu không thay đổi và tiếp tục áp dụng sẽ không đem lại sự phát triển bền vững cho Việt Nam. Chẳng hạn việc tuyển chọn quan chức ra làm việc nước.
Sau năm 1975, rất nhiều người thiếu tiêu chuẩn về năng lực quản lý vẫn được bổ nhiệm vào các cương vị quan trọng, sau đó mới cho đi học tại chức để tiêu chuẩn hóa cán bộ. Cách làm này lẽ ra chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn, độ 9-10 năm, nhưng hiện nay vẫn tồn tại và chưa có chiều hướng chấm dứt.
Chính sách này cũng đã làm cho hệ thống giáo dục đại học xuống cấp, nhiều đại học sống dựa vào học sinh tại chức, đạo đức học đường, quan hệ thầy trò bị đảo lộn. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho giai đoạn tới gặp khó khăn.
Một ví dụ khác nổi lên trong quá trình đổi mới là chính sách đối với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong một thời kỳ nhất định, sự hiện diện của các hình thái kinh tế này có thể được chấp nhận nhưng rõ ràng nếu từ nay hình thái này vẫn tiếp tục kéo dài thì thị trường không phát triển lành mạnh, đặc quyền đặc lợi phát sinh, sự bất công giữa các thành phần kinh tế trầm trọng hơn nữa.
Hai là, đổi mới trong hơn 20 năm qua là một quá trình mò mẫm rất mất thời gian, tuy ở giai đoạn đó chuyện mò mẫm là không tránh được. Chính thức đổi mới bắt đầu từ năm 1986 nhưng nhiều vấn đề được dò dẫm từ nhiều năm trước mà khoán trong nông nghiệp là trường hợp điển hình. Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, và nhiều đạo luật khác hầu như năm nào cũng có sửa đổi. Điều đó cho thấy không có sự mạnh dạn trong cải cách.
Do đó quá trình đổi mới của Việt Nam cho đến nay mất gần 30 năm (kể cả thời gian dò dẫm trước khi công bố chính sách vào năm 1986). Ta có thể kéo dài lối tư duy tiệm tiến, thận trọng, mất nhiều thời gian như trong thời kỳ đổi mới không? Vào lúc mới bắt đầu đặt ra kế hoạch phát triển, Hàn Quốc là một trong những nước có thu nhập đầu người thấp nhất thế giới nhưng chỉ sau có 35 năm họ đã trở thành thành viên khối OECD, là tổ chức của những nước tiên tiến.
Đã qua gần 35 năm sau khi hòa bình lập lại và sự nghiệp thống nhất được thực hiện, và đã gần một phần tư thế kỷ từ lúc khởi động chính sách đổi mới, nhưng ta vẫn còn đứng trước ngưỡng cửa 1.000 đô la Mỹ (GDP đầu người) với những mất cân đối trầm trọng như đã nói.
Như vậy, vấn đề của chúng ta hiện nay là gì thì đã quá rõ. Ta không thể kéo dài tư duy của thời đổi mới, không thể tiếp tục các chính sách hình thành và triển khai trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta không đoạn tuyệt với quá khứ nhưng phải mạnh dạn dứt bỏ những chính sách, cơ chế không thích hợp và tìm một tư duy, một sự đồng thuận mới cho giai đoạn phát triển mới của Việt Nam.
Năm mới, tôi đề khởi ý tưởng là mọi người nên bắt đầu bằng một suy nghĩ, một nhận định tóm tắt bằng cụm từ “đã qua rồi một thời đổi mới”. Bây giờ là lúc ta cần bàn đến tư duy chiến lược mới, cơ chế mới và sự đồng thuận mới của xã hội để đưa đất nước tiến vào một giai đoạn mới, giai đoạn giàu mạnh và bền vững.
Đã qua rồi một thời đổi mới!
Trần Văn Thọ (TBKTSG)
Những thay đổi về chất, những chuyển dịch về cơ cấu đó có khi do những đòi hỏi tất yếu từ những điều kiện mới về công nghệ, kỹ thuật, về bối cảnh kinh tế thế giới, nhưng cũng có khi do con người chủ động thay đổi cơ chế, tư duy cũ để nắm bắt cơ hội mới làm cho kinh tế phát triển vượt bậc.
Trường hợp thứ nhất có thể thấy qua kinh nghiệm của kinh tế Mỹ vào cuối thế kỷ 19, trong khi kinh nghiệm Nhật Bản vào nửa sau thập niên 1950 cho ta một bài học thú vị về trường hợp thứ hai. Còn Việt Nam hiện nay sẽ nằm trong trường hợp nào?
Vào những thập niên cuối của thế kỷ 19, kinh tế Mỹ bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn sản xuất hàng loạt (mass production). Với sự ra đời của đường sắt và điện tín, hai công nghệ làm giảm phí tổn chuyên chở và mang lại khả năng truyền đạt thông tin giữa những vùng xa xôi, do đó các vùng trong lục địa rộng lớn được nối kết thành một thị trường lớn.
Các sản phẩm chủ yếu như dệt vải, may mặc, các loại thực phẩm, thép, xi măng, xe hơi có điều kiện sản xuất hàng loạt, do đó giá thành giảm nhanh nhờ hiệu quả quy mô kinh tế. Hàng hóa cung cấp dồi dào với giá rẻ kích thích tiêu thụ và thị trường lại tiếp tục mở rộng.
Công nghệ cơ khí và luyện kim cũng phát triển trong thời kỳ này, đưa đến việc chế tạo các loại máy móc, thiết bị tinh xảo làm cho công suất hoạt động ở nhà máy và năng suất sản xuất nói chung tăng nhanh. Các loại công nghệ xuất hiện đã tạo ra một vòng tuần hoàn thuận lợi giữa sản xuất và thị truờng, giữa cung và cầu đã đưa đến một thời kỳ phát triển hoàng kim của kinh tế Mỹ.
Chuyển biến về công nghệ, về sản xuất và thị trường kéo theo những thay đổi về phương pháp quản lý, tổ chức, về nhu cầu ra đời các cơ chế, chính sách để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Hình thái doanh nghiệp thời sản xuất nhỏ không thích hợp nữa, doanh nghiệp phải được tổ chức quy mô lớn, phải có nhà máy lớn. Doanh nghiệp có tính cách gia đình, huy động vốn từ các nguồn phi chính thức được dần dần thay thế bằng doanh nghiệp được tổ chức hiện đại, thúc đẩy sự phân ly giữa chủ tư bản và nhà kinh doanh; và hệ thống tiền tệ tín dụng hiện đại hình thành.
Về mặt nhà nước, chính sách trong giai đoạn trước là phó mặc cho thị trường (laissez-faire), chính phủ chỉ lo an ninh và cung ứng một số dịch vụ công cộng. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, do ảnh hưởng của dòng thác mới về công nghệ, kinh doanh và thị trường đã được đề cập, nhiều luật lệ, cơ chế mới ra đời để tránh độc quyền, để bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ, để đáp ứng yêu cầu của nghiệp đoàn lao động.
Trong trường hợp của Nhật vào nửa sau thập niên 1950, thay đổi về tư duy, chiến lược của lãnh đạo, trí thức, được sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội đã khởi đầu một giai đoạn phát triển mà sau này các nhà phân tích gọi là thời đại phát triển thần kỳ.
Nhật bị Chiến tranh Thế giới thứ hai tàn phá nặng nề nhưng với nỗ lực phi thường và với nhu cầu đặc biệt tạo ra từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chỉ 10 năm, kinh tế Nhật hồi phục được mức sản xuất cao nhất thời tiền chiến. Từ đó về sau kinh tế Nhật sẽ ra sao?
Bây giờ nhìn lại nếu lúc đó không có một trào lưu tư duy mới, không có cơ chế, chiến lược chính sách mới có lẽ kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn sau đó đã phát triển chậm hơn nhiều.
Thời đó trí thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra ý tưởng hình thành sự đồng thuận mới trong xã hội, và trực tiếp giúp chính phủ vạch ra đường lối phát triển. Cơ chế nhà nước cũng rất linh hoạt, lúc cần thiết mời các nhà kinh tế, các học giả làm chuyên trách có thời hạn hoặc bán chuyên trách trong các viện nghiên cứu hoặc các cơ quan vạch ra chính sách.
Sách trắng kinh tế là bản báo cáo hàng năm của Tổng cục Kế hoạch kinh tế, phân tích hiện trạng kinh tế và đề xuất tư duy, ý tưởng chính sách mới. Trong khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, đây là bản báo cáo kinh tế hàng năm nổi tiếng, có vai trò dẫn dắt dư luận.
Sách trắng kinh tế năm 1956 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử hậu chiến Nhật Bản. Không còn thời hậu chiến nữa, tiêu đề phụ của bản báo cáo năm đó, đã trở thành bất hủ vì nó đi ngay vào lòng người, được cảm nhận rộng rãi giữa các nhà lãnh đạo chính trị, quan chức, doanh nghiệp, trí thức và cả đến nhiều người lao động.
Câu này hàm ý là những yếu tố giúp ta phục hưng hậu chiến không còn nữa, bây giờ là lúc chúng ta phải có tư duy mới, cơ chế mới, tìm ra các yếu tố mới để đưa đất nước đến chân trời mới. Sau đó, nhà kinh tế hàng đầu Nakayama Ichiro đưa ra ý tuởng nên đặt mục tiêu phát triển kinh tế là bội tăng tiền lương người lao động trong 10 năm.
Ý tưởng này được các cố vấn của nhà chính trị Ikeda Hayato vận dụng vào kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia, khẩu hiệu của Ikeda trong cuộc vận động tranh cử vào chức Chủ tịch Đảng Tự do dân chủ. Ông đã đắc cử và trở thành thủ tướng từ năm 1960, năm khởi đầu thực hiện kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia cho thập niên tới.
Chỉ trong 4-5 năm, một luồng gió mới thổi vào xã hội Nhật, cơ quan nghiên cứu, học giả và chính trị gia dẫn đầu trong việc tìm kiếm và đưa ra tư duy mới, sau đó các cơ chế, chính sách cụ thể (chẳng hạn các cơ quan nhà nước phụ trách xúc tiến mậu dịch, yểm trợ vốn đầu tư, yểm trợ khai thác tài nguyên hải ngoại...) được thành lập.
Trong không khí phấn chấn về một tương lai tươi sáng, doanh nghiệp đã tích cực du nhập công nghệ, nguyên liệu, xây dựng nhà máy mới hoặc đầu tư thay thế nhà máy cũ. Trong thập niên 1960, ba loại công nghệ được du nhập hầu như đồng thời. Một là những ngành Nhật đã phát triển từ cuối thế kỷ 19 (như thép, đóng tàu...) nhưng suốt hai cuộc thế chiến họ không được biết đến những thành tựu công nghệ mới ở Âu Mỹ.
Loại thứ hai là những công nghệ mới, những ngành mới đã ra đời ở Âu Mỹ nhưng Nhật bị gián đoạn thông tin (vì chiến tranh) bây giờ mới có thể du nhập (điển hình là các ngành điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, và các loại hóa chất mới như tơ sợi tổng hợp). Thứ ba là các ngành mới bắt đầu phát triển ở Âu Mỹ (như ti vi, máy vi tính...). Cả ba loại công nghệ du nhập đồng thời, tạo ra hiệu ứng dây chuyền, hiệu ứng lan tỏa, làm cho hoạt động đầu tư nhộn nhịp. Hiện tượng này được Sách trắng kinh tế công bố giữa thập niên 1960 gọi là đầu tư kêu gọi đầu tư.
Do công nghệ mới du nhập nhiều và đầu tư triển khai sâu rộng, năng suất lao động tăng nhanh, xuất khẩu tăng, sản xuất lại tăng và tiền lương lao động tăng kéo theo sự bùng nổ tiêu thụ. Sự tuần hoàn thuận lợi này đưa Nhật vào thời đại phát triển thần kỳ. Nhật hoàn thành kế hoạch bội tăng lợi tức quốc gia chỉ trong bảy năm thay vì 10 năm.
Điểm qua kinh nghiệm Mỹ và Nhật, tôi thấy Việt Nam bây giờ giống như Nhật hồi giữa thập niên 1950. Giống ở chỗ đối diện với thời điểm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn phát triển.
Ở thời điểm đó, nếu có tư duy mới, đồng thuận xã hội mới, chính sách, chiến lược mới thì sẽ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đưa kinh tế đến một thứ bậc cao hơn. Còn ở thời điểm đó nếu vẫn giữ tư duy cũ, cơ chế cũ, chính sách cũ thì hiệu quả chỉ là kéo dài giai đoạn cũ, xã hội có thể trì trệ, phát triển với tốc độ thấp hoặc phát triển nhưng phải hy sinh môi trường và đứng trước nguy cơ bất ổn xã hội.
Qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển. Thu nhập đầu người tăng, mức sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, vị trí của Việt Nam trên vũ đài quốc tế được nâng cao. Nhưng ta cũng thấy ngay những mất cân đối trầm trọng giữa phát triển và môi trường, giữa nông thôn và thành thị, giữa người dân lao động và các thành phần khác. Ngoài ra, có hai điểm rất quan trọng cần nhấn mạnh.
Một là, nhiều cơ chế, chính sách hình thành và tác dụng sâu đậm trong quá trình đổi mới nếu không thay đổi và tiếp tục áp dụng sẽ không đem lại sự phát triển bền vững cho Việt Nam. Chẳng hạn việc tuyển chọn quan chức ra làm việc nước.
Sau năm 1975, rất nhiều người thiếu tiêu chuẩn về năng lực quản lý vẫn được bổ nhiệm vào các cương vị quan trọng, sau đó mới cho đi học tại chức để tiêu chuẩn hóa cán bộ. Cách làm này lẽ ra chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn, độ 9-10 năm, nhưng hiện nay vẫn tồn tại và chưa có chiều hướng chấm dứt.
Chính sách này cũng đã làm cho hệ thống giáo dục đại học xuống cấp, nhiều đại học sống dựa vào học sinh tại chức, đạo đức học đường, quan hệ thầy trò bị đảo lộn. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho giai đoạn tới gặp khó khăn.
Một ví dụ khác nổi lên trong quá trình đổi mới là chính sách đối với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong một thời kỳ nhất định, sự hiện diện của các hình thái kinh tế này có thể được chấp nhận nhưng rõ ràng nếu từ nay hình thái này vẫn tiếp tục kéo dài thì thị trường không phát triển lành mạnh, đặc quyền đặc lợi phát sinh, sự bất công giữa các thành phần kinh tế trầm trọng hơn nữa.
Hai là, đổi mới trong hơn 20 năm qua là một quá trình mò mẫm rất mất thời gian, tuy ở giai đoạn đó chuyện mò mẫm là không tránh được. Chính thức đổi mới bắt đầu từ năm 1986 nhưng nhiều vấn đề được dò dẫm từ nhiều năm trước mà khoán trong nông nghiệp là trường hợp điển hình. Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp, và nhiều đạo luật khác hầu như năm nào cũng có sửa đổi. Điều đó cho thấy không có sự mạnh dạn trong cải cách.
Do đó quá trình đổi mới của Việt Nam cho đến nay mất gần 30 năm (kể cả thời gian dò dẫm trước khi công bố chính sách vào năm 1986). Ta có thể kéo dài lối tư duy tiệm tiến, thận trọng, mất nhiều thời gian như trong thời kỳ đổi mới không? Vào lúc mới bắt đầu đặt ra kế hoạch phát triển, Hàn Quốc là một trong những nước có thu nhập đầu người thấp nhất thế giới nhưng chỉ sau có 35 năm họ đã trở thành thành viên khối OECD, là tổ chức của những nước tiên tiến.
Đã qua gần 35 năm sau khi hòa bình lập lại và sự nghiệp thống nhất được thực hiện, và đã gần một phần tư thế kỷ từ lúc khởi động chính sách đổi mới, nhưng ta vẫn còn đứng trước ngưỡng cửa 1.000 đô la Mỹ (GDP đầu người) với những mất cân đối trầm trọng như đã nói.
Như vậy, vấn đề của chúng ta hiện nay là gì thì đã quá rõ. Ta không thể kéo dài tư duy của thời đổi mới, không thể tiếp tục các chính sách hình thành và triển khai trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta không đoạn tuyệt với quá khứ nhưng phải mạnh dạn dứt bỏ những chính sách, cơ chế không thích hợp và tìm một tư duy, một sự đồng thuận mới cho giai đoạn phát triển mới của Việt Nam.
Năm mới, tôi đề khởi ý tưởng là mọi người nên bắt đầu bằng một suy nghĩ, một nhận định tóm tắt bằng cụm từ “đã qua rồi một thời đổi mới”. Bây giờ là lúc ta cần bàn đến tư duy chiến lược mới, cơ chế mới và sự đồng thuận mới của xã hội để đưa đất nước tiến vào một giai đoạn mới, giai đoạn giàu mạnh và bền vững.
Đã qua rồi một thời đổi mới!
Trần Văn Thọ (TBKTSG)