Đa số lao động chế biến nông - lâm - thủy sản không có chuyên môn
Nguồn nhân lực cho ngành chế biến nông, lâm, thủy sản tại Việt Nam hiện không chỉ thiếu mà còn đang rất yếu
Nguồn nhân lực cho ngành chế biến nông, lâm, thủy sản tại Việt Nam hiện không chỉ thiếu mà còn đang rất yếu.
Đây là nhận định chung tại hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực chế biến nông - lâm - thủy sản theo nhu cầu của xã hội”, diễn ra hôm qua (5/11) tại Hà Nội.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu người trong độ tuổi lao động. Nhưng, chỉ mới có 17% trong số này được đào tạo tại các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài.
Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn, chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học, 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên thành thị).
Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ ra, tuy giá trị sản lượng ngành chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trung bình 12-14%/năm và ngành này hiện chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (17,5%), nhưng kết quả cuộc điều tra gần đây lại cho thấy, đa phần người lao động trong ngành không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật cần thiết.
Nhiều nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản có đến trên 70% số người lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Thậm chí, các cơ sở chế biến thuộc khối dân doanh của các ngành như chế biến chè, chế biến rau quả, thủy sản có đến 90% số người không được đào tạo mà chỉ quả các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do các cơ sở đào tạo lao động hoặc doanh nghiệp tự tổ chức.
Đáng chú ý, ngay trong số những người sử dụng lao động, số người có chuyên môn kỹ thuật và am hiểu pháp luật cũng không nhiều. Có từ 36,8% đến 65,8% chủ cơ sở chế biến được điều tra không có chuyên môn kỹ thuật. Trong số họ cũng có từ 48,5% - 88,4% hiểu biết chưa đầy đủ về pháp luật.
Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo nói trên, tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 cơ sở giáo dục đào tạo, nhưng các cơ sở có đào tạo ngành nghề liên quan đến chế biến nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 14,9% số trường trong toàn hệ thống.
Khối đào tạo nghề có gần 1.800 cơ sở, nhưng chỉ có 60 cơ sở đào tạo nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 69/2007, mỗi năm, cả nước cần đào tạo tối thiểu 1.300 - 1.500 người có trình độ đại học trở lên, 4.000 - 4.500 cán bộ trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, 6.500 - 7.500 công nhân kỹ thuật các chuyên ngành chế biến nông, lâm, thủy sản.
Đây là nhận định chung tại hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực chế biến nông - lâm - thủy sản theo nhu cầu của xã hội”, diễn ra hôm qua (5/11) tại Hà Nội.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu người trong độ tuổi lao động. Nhưng, chỉ mới có 17% trong số này được đào tạo tại các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài.
Trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn, chỉ có 12% tốt nghiệp phổ thông trung học, 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên (thấp hơn 4 lần so với thanh niên thành thị).
Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chỉ ra, tuy giá trị sản lượng ngành chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trung bình 12-14%/năm và ngành này hiện chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (17,5%), nhưng kết quả cuộc điều tra gần đây lại cho thấy, đa phần người lao động trong ngành không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật cần thiết.
Nhiều nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản có đến trên 70% số người lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Thậm chí, các cơ sở chế biến thuộc khối dân doanh của các ngành như chế biến chè, chế biến rau quả, thủy sản có đến 90% số người không được đào tạo mà chỉ quả các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do các cơ sở đào tạo lao động hoặc doanh nghiệp tự tổ chức.
Đáng chú ý, ngay trong số những người sử dụng lao động, số người có chuyên môn kỹ thuật và am hiểu pháp luật cũng không nhiều. Có từ 36,8% đến 65,8% chủ cơ sở chế biến được điều tra không có chuyên môn kỹ thuật. Trong số họ cũng có từ 48,5% - 88,4% hiểu biết chưa đầy đủ về pháp luật.
Theo số liệu được đưa ra tại hội thảo nói trên, tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 cơ sở giáo dục đào tạo, nhưng các cơ sở có đào tạo ngành nghề liên quan đến chế biến nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 14,9% số trường trong toàn hệ thống.
Khối đào tạo nghề có gần 1.800 cơ sở, nhưng chỉ có 60 cơ sở đào tạo nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 69/2007, mỗi năm, cả nước cần đào tạo tối thiểu 1.300 - 1.500 người có trình độ đại học trở lên, 4.000 - 4.500 cán bộ trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, 6.500 - 7.500 công nhân kỹ thuật các chuyên ngành chế biến nông, lâm, thủy sản.