Đại án OceanBank: Hà Văn Thắm “bào chữa” hộ cho Nguyễn Xuân Sơn
Ngày 6/9, phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại OceanBank xuất hiện tình tiết mới khi Hà Văn Thắm “bào chữa” cho Nguyễn Xuân Sơn
Ngày 6/9, phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) tiếp tục phần xét hỏi với sự tham gia thẩm vấn của các luật sư.
“Bị cáo Sơn không chiếm đoạt tiền”?
Theo cáo trạng lần 2 xác định, Nguyễn Xuân Sơn trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014 đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt số tiền 246,6 tỷ đồng từ ngân hàng Đại Dương, trong đó tham ô số tiền 49,3 tỷ đồng là tiền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), còn lại 197,2 tỷ đồng được xác định do Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ Phó tổng giám đốc Petro Vietnam, với uy tín, vị thế của đơn vị là đối tác chiến lược, có nguồn tiền gửi lớn, chi phối thanh khoản của OceanBank và lợi dụng việc chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của Hà Văn Thắm để chiếm đoạt.
Như vậy, ngoài tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đã nêu ở cáo trạng lần 1, Nguyễn Xuân Sơn còn bị bổ sung thêm tội danh “Tham ô tài sản”.
Dù vậy, trả lời câu hỏi trước toà, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn một mực cho rằng, bản thân không thể thực hiện hành vi tham ô.
“Khi nhận được quy kết tham ô, bị cáo hết sức bàng hoàng, tư cách, đạo đức nghề nghiệp của bị cáo từ trước tới giờ chỉ làm những việc có lợi cho nhà nước, có lợi cho tập đoàn, chưa bao giờ có ý muốn tham ô tài sản của tập đoàn”, bị cáo Sơn trình bày trước Toà.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Hà Văn Thắm cũng cho rằng bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không chiếm đoạt số tiền hơn 246 tỷ đồng như cáo trạng nêu. Thắm tin rằng số tiền này đã được Sơn chuyển cho đại diện Petro Vietnam, tức là khách hàng của OceanBank trong thời kỳ ngân hàng này thực hiện chăm sóc khách hàng.
Trong trường hợp giả thiết Sơn có chiếm đoạt thì Hà Văn Thắm cũng cho rằng Sơn không phạm tội danh tham ô do 246 tỷ là tiền của OceanBank chứ không phải của Petro Vietnam. Hậu quả nếu có chỉ là làm giảm lợi tức của Petro Vietnam có thể nhận được từ khoản đầu tư vào OceanBank.
Do thường xuyên chuyển cho Sơn những khoản tiền lớn mà không có giấy tờ xác nhận nên cựu Chủ tịch OceanBank cũng có rất nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.
Hà Văn Thắm cho biết, bản thân nắm rõ Sơn phụ trách nhóm khách hàng nào và theo dõi tài khoản của nhóm đó.
“Khách hàng gửi tiền không kỳ hạn nên hành động của họ sẽ thể hiện việc chi chăm sóc có hiệu quả không. Bị cáo theo dõi hàng ngày. Tiền chi cho các khách hàng đưa cho Sơn khá lớn. Có những khoản Sơn không nhớ nhưng bị cáo thì nhớ”, Thắm nói.
Cựu Chủ tịch OceanBank cũng cho biết, bản thân là người có nhiều quan hệ trong giới ngân hàng và biết Sơn có những khoản đầu tư như thế nào.
Thắm cũng nói vì Sơn làm tốt nên cũng dành cho Sơn khá nhiều ưu đãi tại ngân hàng, như quyền mua ưu đãi 2 triệu cổ phiếu OGC giúp Sơn thu về khoản lãi gần 40 tỷ đồng…
Thắm khẳng định: “với tư cách và con người Sơn, bị cáo này không chiếm đoạt tiền”.
Ai là người đại diện 20% vốn?
Liên quan đến vấn đề người đại diện vốn Petro Vietnam tại OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn cho biết, Petro Vietnam có 2 quyết định bổ nhiệm đại diện vốn góp vào năm 2008, ban đầu ông Nguyễn Ngọc Sự (đại diện 12%) và Nguyễn Xuân Sơn (làm đại diện 8% vốn). Sau đó hơn 2 tháng thì toàn bộ số vốn 20% chuyển qua cho ông Ngọc Sự đại diện.
Theo đó, Sơn chỉ làm đại diện 8% trong vòng 2 tháng và lúc đó chưa góp vốn vào OceanBank.
Khi được gọi lên đối chất, luật sư Hoàng Văn Dũng, đại diện của Petro Vietnam cho biết, mặc dù không có quyết định bổ nhiệm nhưng Petro Vietnam đã có công văn gửi sang OceanBank cử ông Nguyễn Xuân Sơn làm đại diện góp vốn. Theo luật sư, theo quy chế cử người đại diện thì có thể dùng công văn hoặc quyết định.
Trong khi đó, theo lời khai của Hà Văn Thắm, Tổng giám đốc của Ngân hàng không được kiêm nhiệm chức vụ ở tổ chức khác nên quyết định giới thiệu Sơn làm người đại diện vốn góp là không có hiệu lực, do vậy mới có việc chuyển toàn bộ phần đại diện sang cho ông Sự.
Mặc dù có văn bản giới thiệu nhưng Sơn không có tư cách làm người đại diện và chỉ đơn thuần là giai đoạn quá độ từ ông Sự sang bà Hương, bị cáo Sơn không tham gia họp hội đồng quản trị nào với tư cách đại diện vốn của Petro Vietnam.
“Bị cáo Sơn không chiếm đoạt tiền”?
Theo cáo trạng lần 2 xác định, Nguyễn Xuân Sơn trong thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014 đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt số tiền 246,6 tỷ đồng từ ngân hàng Đại Dương, trong đó tham ô số tiền 49,3 tỷ đồng là tiền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), còn lại 197,2 tỷ đồng được xác định do Nguyễn Xuân Sơn đã lạm dụng chức vụ Phó tổng giám đốc Petro Vietnam, với uy tín, vị thế của đơn vị là đối tác chiến lược, có nguồn tiền gửi lớn, chi phối thanh khoản của OceanBank và lợi dụng việc chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của Hà Văn Thắm để chiếm đoạt.
Như vậy, ngoài tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đã nêu ở cáo trạng lần 1, Nguyễn Xuân Sơn còn bị bổ sung thêm tội danh “Tham ô tài sản”.
Dù vậy, trả lời câu hỏi trước toà, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn một mực cho rằng, bản thân không thể thực hiện hành vi tham ô.
“Khi nhận được quy kết tham ô, bị cáo hết sức bàng hoàng, tư cách, đạo đức nghề nghiệp của bị cáo từ trước tới giờ chỉ làm những việc có lợi cho nhà nước, có lợi cho tập đoàn, chưa bao giờ có ý muốn tham ô tài sản của tập đoàn”, bị cáo Sơn trình bày trước Toà.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Hà Văn Thắm cũng cho rằng bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không chiếm đoạt số tiền hơn 246 tỷ đồng như cáo trạng nêu. Thắm tin rằng số tiền này đã được Sơn chuyển cho đại diện Petro Vietnam, tức là khách hàng của OceanBank trong thời kỳ ngân hàng này thực hiện chăm sóc khách hàng.
Trong trường hợp giả thiết Sơn có chiếm đoạt thì Hà Văn Thắm cũng cho rằng Sơn không phạm tội danh tham ô do 246 tỷ là tiền của OceanBank chứ không phải của Petro Vietnam. Hậu quả nếu có chỉ là làm giảm lợi tức của Petro Vietnam có thể nhận được từ khoản đầu tư vào OceanBank.
Do thường xuyên chuyển cho Sơn những khoản tiền lớn mà không có giấy tờ xác nhận nên cựu Chủ tịch OceanBank cũng có rất nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.
Hà Văn Thắm cho biết, bản thân nắm rõ Sơn phụ trách nhóm khách hàng nào và theo dõi tài khoản của nhóm đó.
“Khách hàng gửi tiền không kỳ hạn nên hành động của họ sẽ thể hiện việc chi chăm sóc có hiệu quả không. Bị cáo theo dõi hàng ngày. Tiền chi cho các khách hàng đưa cho Sơn khá lớn. Có những khoản Sơn không nhớ nhưng bị cáo thì nhớ”, Thắm nói.
Cựu Chủ tịch OceanBank cũng cho biết, bản thân là người có nhiều quan hệ trong giới ngân hàng và biết Sơn có những khoản đầu tư như thế nào.
Thắm cũng nói vì Sơn làm tốt nên cũng dành cho Sơn khá nhiều ưu đãi tại ngân hàng, như quyền mua ưu đãi 2 triệu cổ phiếu OGC giúp Sơn thu về khoản lãi gần 40 tỷ đồng…
Thắm khẳng định: “với tư cách và con người Sơn, bị cáo này không chiếm đoạt tiền”.
Ai là người đại diện 20% vốn?
Liên quan đến vấn đề người đại diện vốn Petro Vietnam tại OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn cho biết, Petro Vietnam có 2 quyết định bổ nhiệm đại diện vốn góp vào năm 2008, ban đầu ông Nguyễn Ngọc Sự (đại diện 12%) và Nguyễn Xuân Sơn (làm đại diện 8% vốn). Sau đó hơn 2 tháng thì toàn bộ số vốn 20% chuyển qua cho ông Ngọc Sự đại diện.
Theo đó, Sơn chỉ làm đại diện 8% trong vòng 2 tháng và lúc đó chưa góp vốn vào OceanBank.
Khi được gọi lên đối chất, luật sư Hoàng Văn Dũng, đại diện của Petro Vietnam cho biết, mặc dù không có quyết định bổ nhiệm nhưng Petro Vietnam đã có công văn gửi sang OceanBank cử ông Nguyễn Xuân Sơn làm đại diện góp vốn. Theo luật sư, theo quy chế cử người đại diện thì có thể dùng công văn hoặc quyết định.
Trong khi đó, theo lời khai của Hà Văn Thắm, Tổng giám đốc của Ngân hàng không được kiêm nhiệm chức vụ ở tổ chức khác nên quyết định giới thiệu Sơn làm người đại diện vốn góp là không có hiệu lực, do vậy mới có việc chuyển toàn bộ phần đại diện sang cho ông Sự.
Mặc dù có văn bản giới thiệu nhưng Sơn không có tư cách làm người đại diện và chỉ đơn thuần là giai đoạn quá độ từ ông Sự sang bà Hương, bị cáo Sơn không tham gia họp hội đồng quản trị nào với tư cách đại diện vốn của Petro Vietnam.