“Đại gia” chăn nuôi cũng gặp khó vì giá lợn sụt giảm
2017 được nhận định là một năm đầy khó khăn, thách thức với các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi
Giá thịt lợn hơi liên tục rớt từ quý 4/2016 đến nay không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ chăn nuôi mà còn đe doạ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã DBC) cho hay, năm 2016, giá thịt lợn tăng cao trong một thời gian dài đã mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Sản lượng thịt tiêu thụ năm 2016 của công ty đạt trên 18,5 nghìn tấn, đạt 86,3% so với kế hoạch.
Tuy nhiên, đây chính là yếu tố kích thích việc tăng đàn không kiểm soát. Trong 2 năm qua (2015-2016), ngành chăn nuôi lợn phát triển thiếu định hướng và quá nóng dẫn đến tăng đàn quá mức, cung vượt cầu, cùng với việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch khiến từ quý 4/2016, giá thịt lợn lao dốc không phanh, đẩy công ty vào hệ luỵ khó tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù kết quả kinh doanh cả năm 2016 vẫn tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 451 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2015 (lợi nhuận 2015 là 252 tỷ đồng), tuy nhiên, dự báo thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn, năm 2017, công ty này đặt kế hoạch giảm lãi.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2017 của Dabaco còn 317 tỷ đồng, giảm gần 30% so với năm 2016. Trong đó, lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh chính dự kiến đạt 260 tỷ đồng.
Đúng như kế hoạch “khiêm tốn” đề ra, ngay những tháng đầu năm, khó khăn về việc tiêu thụ lợn đã thể hiện ngay ở báo cáo kết quả kinh doanh quý 1.
Cụ thể, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.475 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế công ty giảm chỉ còn 13 tỷ đồng. Trước đó, lợi nhuận cùng kỳ năm 2016 công ty đạt 67 tỷ đồng.
Để “cứu vãn” kết quả kinh doanh, lãnh đạo Dabaco đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường; ngừng nhập khẩu thịt, dành thị phần cho thị trường nội địa. Trước mắt, giảm số lượng đàn nái, tăng chất lượng.
Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Ban lãnh đạo công ty này thừa nhận, những tháng cuối năm, nhất là từ tháng 11-12/2016 và kéo dài sang năm 2017, việc xuất bán lợn thịt sang thị trường Trung Quốc bị chững lại, cả giá bán và sức tiêu thụ đều giảm mạnh, dẫn đến thị trường lợn giống khó khăn, giá bán thấp, ứ đọng sản phẩm. Áp lực về chuồng trại, nhân công, nguy cơ dịch bệnh tăng.
“Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm cũng giảm rất mạnh so với mức bình quân năm 2016. Giá bán sản phẩm lợn bình quân quý 1/2017 thấp hơn so với giá thành. Dự kiến hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới”, lãnh đạo công ty nhận định.
Giá thịt lợn hơi giảm từ đầu năm đến nay, có lúc xuống đến 20.000 đồng/kg đã đẩy người chăn nuôi, doanh nghiệp vào khó khăn, thua lỗ triền miên.
Trước tình trạng này, mới đây, Bộ Nông nghiệp đã lên tiếng kêu gọi các Bộ, ngành cùng doanh nghiệp, người dân ra tay “giải cứu” thịt lợn.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu căn cứ vào khả năng tài chính để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y.
Bộ Tài chính cũng đã gửi công văn tới sở tài chính và các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi về việc tăng cường biện pháp để bình ổn thị trường thịt lợn.
Tuy nhiên, trái ngược với tỉnh cảnh khó khăn của Dabaco và Vilico, nhờ lợn hơi rớt giá, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ súc sản - Vissan (Mã VSN) - một công ty chế biến - đã lãi đậm trong quý 1/2017, đạt 48 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã DBC) cho hay, năm 2016, giá thịt lợn tăng cao trong một thời gian dài đã mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Sản lượng thịt tiêu thụ năm 2016 của công ty đạt trên 18,5 nghìn tấn, đạt 86,3% so với kế hoạch.
Tuy nhiên, đây chính là yếu tố kích thích việc tăng đàn không kiểm soát. Trong 2 năm qua (2015-2016), ngành chăn nuôi lợn phát triển thiếu định hướng và quá nóng dẫn đến tăng đàn quá mức, cung vượt cầu, cùng với việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch khiến từ quý 4/2016, giá thịt lợn lao dốc không phanh, đẩy công ty vào hệ luỵ khó tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù kết quả kinh doanh cả năm 2016 vẫn tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 451 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2015 (lợi nhuận 2015 là 252 tỷ đồng), tuy nhiên, dự báo thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn, năm 2017, công ty này đặt kế hoạch giảm lãi.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế dự kiến năm 2017 của Dabaco còn 317 tỷ đồng, giảm gần 30% so với năm 2016. Trong đó, lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh chính dự kiến đạt 260 tỷ đồng.
Đúng như kế hoạch “khiêm tốn” đề ra, ngay những tháng đầu năm, khó khăn về việc tiêu thụ lợn đã thể hiện ngay ở báo cáo kết quả kinh doanh quý 1.
Cụ thể, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.475 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái), tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế công ty giảm chỉ còn 13 tỷ đồng. Trước đó, lợi nhuận cùng kỳ năm 2016 công ty đạt 67 tỷ đồng.
Để “cứu vãn” kết quả kinh doanh, lãnh đạo Dabaco đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo cho người chăn nuôi và doanh nghiệp về nhu cầu thị trường; ngừng nhập khẩu thịt, dành thị phần cho thị trường nội địa. Trước mắt, giảm số lượng đàn nái, tăng chất lượng.
Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Ban lãnh đạo công ty này thừa nhận, những tháng cuối năm, nhất là từ tháng 11-12/2016 và kéo dài sang năm 2017, việc xuất bán lợn thịt sang thị trường Trung Quốc bị chững lại, cả giá bán và sức tiêu thụ đều giảm mạnh, dẫn đến thị trường lợn giống khó khăn, giá bán thấp, ứ đọng sản phẩm. Áp lực về chuồng trại, nhân công, nguy cơ dịch bệnh tăng.
“Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm cũng giảm rất mạnh so với mức bình quân năm 2016. Giá bán sản phẩm lợn bình quân quý 1/2017 thấp hơn so với giá thành. Dự kiến hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới”, lãnh đạo công ty nhận định.
Giá thịt lợn hơi giảm từ đầu năm đến nay, có lúc xuống đến 20.000 đồng/kg đã đẩy người chăn nuôi, doanh nghiệp vào khó khăn, thua lỗ triền miên.
Trước tình trạng này, mới đây, Bộ Nông nghiệp đã lên tiếng kêu gọi các Bộ, ngành cùng doanh nghiệp, người dân ra tay “giải cứu” thịt lợn.
Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số gửi các tổ chức tín dụng yêu cầu căn cứ vào khả năng tài chính để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y.
Bộ Tài chính cũng đã gửi công văn tới sở tài chính và các doanh nghiệp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi về việc tăng cường biện pháp để bình ổn thị trường thịt lợn.
Tuy nhiên, trái ngược với tỉnh cảnh khó khăn của Dabaco và Vilico, nhờ lợn hơi rớt giá, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ súc sản - Vissan (Mã VSN) - một công ty chế biến - đã lãi đậm trong quý 1/2017, đạt 48 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016.