Đại gia điện máy “vội vàng” về tỉnh lẻ
Media Mart được xem là công ty điện máy sốt sắng nhất trong cuộc đua về tỉnh lẻ
Khi độ phủ thị trường điện máy ở các thành phố lớn ngày càng bị lấp đầy và miếng bánh thị phần ngày càng bé lại, một số đại gia điện máy miền Bắc bắt đầu cuộc đua mới: tiến về tỉnh lẻ.
Đón đầu tương lai
Media Mart được xem là công ty điện máy sốt sắng nhất trong cuộc đua về tỉnh lẻ. Hai tháng gần đây, công ty này đã liên tiếp mở ba siêu thị tại các tỉnh thành mới là Hải Phòng, Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Marketing Media Mart cho biết, ngay sau Media Mart Bắc Ninh đi vào hoạt động (6/1/2014), công ty sẽ tiếp tục có mặt tại các thị trường trọng điểm của miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Nam Định…, và tiến tới bao phủ toàn miền Bắc trong năm 2014.
Theo phân tích của ban lãnh đạo siêu thị điện máy Media Mart, hiện tại, thị trường nội đô Hà Nội đang tương đối chật hẹp và cạnh tranh ở mức cao, vì vậy, chiến lược tốt cho Media Mart là mở rộng ra các tỉnh thành, vừa để công ty mở rộng thị phần, mở rộng cơ hội kinh doanh, hơn nữa cũng để “đón trước” và đưa mô hình phân phối bán lẻ và trải nghiệm mua sắm hiện đại tới người dân địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết, thực tế, tại các tỉnh lẻ, tiềm năng nhu cầu điện máy của người dân cũng rất lớn, vì mỗi siêu thị mà Media Mart mở ra tại các tỉnh thành, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách hàng đến tìm hiểu, tham quan và mua sắm.
“Với mỗi thị trường chúng tôi mới đầu tư, mục tiêu của Media Mart là phải chiếm lĩnh tối thiểu 50% thị phần bằng tính quy mô và lợi thế của chuỗi”, ông Hải nói.
Một đại gia điện máy khác là Trần Anh, năm 2013 cũng dồn dập mở thêm 9 siêu thị mới. Tuy vậy, ông Trần Xuân Kiên, Tổng giám đốc Trần Anh cho biết, trong năm 2013, chiến lược của Trần Anh là dồn sức tập trung chiếm lĩnh trên khu vực địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu “phủ kín thị trường Thủ đô”.
“Sang năm 2014 Trần Anh có thể mở thêm khoảng 7 – 8 siêu thị ở miền Bắc và cũng bắt đầu lộ trình “xâm lấn” ra các tỉnh lẻ để mở rộng hoạt động kinh doanh”, ông Kiên nói.
Cũng có thể thấy rõ được tham vọng “tiến về tỉnh lẻ” của đại gia điện máy này khi, trên website của công ty Trần Anh đang đăng tải thông tin “cần thuê mặt bằng với diện tích từ 1.500 – 2.000 m2 tại 12 tỉnh thành gồm Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Nghệ An, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hòa Bình.
Cơ hội còn nhiều
Trong khi Media Mart và Trần Anh đã và đang lên kế hoạch và có những bước đi về tỉnh lẻ khá mạnh mẽ, thậm chí dồn dập, thì nhiều tên tuổi khác như TopCare, Pico… chưa thấy có động thái vội vã cho cuộc đua này.
Một tên tuổi khác là Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động thì đã thành lập công ty kinh doanh điện máy, và đặt mục tiêu đến 2015 mới mở siêu thị điện máy tại Hà Nội.
Theo ông Trần Kinh Doanh, Phó tổng giám đốc Thế Giới Di Động, thị trường điện máy của Việt Nam còn rất tiềm năng vì người dân Việt bỏ ra hơn 1 tỷ USD mỗi năm để thay mới điện thoại, thì điện máy gộp lại phải gấp 2,5-3 lần so với điện thoại.
“Cảm nhận của tôi là tiềm năng thị trường điện máy rất lớn, vì các doanh nghiệp mới chỉ tập trung được ở thành phố lớn”, ông Doanh nói.
Đón đầu tương lai
Media Mart được xem là công ty điện máy sốt sắng nhất trong cuộc đua về tỉnh lẻ. Hai tháng gần đây, công ty này đã liên tiếp mở ba siêu thị tại các tỉnh thành mới là Hải Phòng, Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Marketing Media Mart cho biết, ngay sau Media Mart Bắc Ninh đi vào hoạt động (6/1/2014), công ty sẽ tiếp tục có mặt tại các thị trường trọng điểm của miền Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Nam Định…, và tiến tới bao phủ toàn miền Bắc trong năm 2014.
Theo phân tích của ban lãnh đạo siêu thị điện máy Media Mart, hiện tại, thị trường nội đô Hà Nội đang tương đối chật hẹp và cạnh tranh ở mức cao, vì vậy, chiến lược tốt cho Media Mart là mở rộng ra các tỉnh thành, vừa để công ty mở rộng thị phần, mở rộng cơ hội kinh doanh, hơn nữa cũng để “đón trước” và đưa mô hình phân phối bán lẻ và trải nghiệm mua sắm hiện đại tới người dân địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết, thực tế, tại các tỉnh lẻ, tiềm năng nhu cầu điện máy của người dân cũng rất lớn, vì mỗi siêu thị mà Media Mart mở ra tại các tỉnh thành, mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách hàng đến tìm hiểu, tham quan và mua sắm.
“Với mỗi thị trường chúng tôi mới đầu tư, mục tiêu của Media Mart là phải chiếm lĩnh tối thiểu 50% thị phần bằng tính quy mô và lợi thế của chuỗi”, ông Hải nói.
Một đại gia điện máy khác là Trần Anh, năm 2013 cũng dồn dập mở thêm 9 siêu thị mới. Tuy vậy, ông Trần Xuân Kiên, Tổng giám đốc Trần Anh cho biết, trong năm 2013, chiến lược của Trần Anh là dồn sức tập trung chiếm lĩnh trên khu vực địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu “phủ kín thị trường Thủ đô”.
“Sang năm 2014 Trần Anh có thể mở thêm khoảng 7 – 8 siêu thị ở miền Bắc và cũng bắt đầu lộ trình “xâm lấn” ra các tỉnh lẻ để mở rộng hoạt động kinh doanh”, ông Kiên nói.
Cũng có thể thấy rõ được tham vọng “tiến về tỉnh lẻ” của đại gia điện máy này khi, trên website của công ty Trần Anh đang đăng tải thông tin “cần thuê mặt bằng với diện tích từ 1.500 – 2.000 m2 tại 12 tỉnh thành gồm Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Nghệ An, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hòa Bình.
Cơ hội còn nhiều
Trong khi Media Mart và Trần Anh đã và đang lên kế hoạch và có những bước đi về tỉnh lẻ khá mạnh mẽ, thậm chí dồn dập, thì nhiều tên tuổi khác như TopCare, Pico… chưa thấy có động thái vội vã cho cuộc đua này.
Một tên tuổi khác là Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động thì đã thành lập công ty kinh doanh điện máy, và đặt mục tiêu đến 2015 mới mở siêu thị điện máy tại Hà Nội.
Theo ông Trần Kinh Doanh, Phó tổng giám đốc Thế Giới Di Động, thị trường điện máy của Việt Nam còn rất tiềm năng vì người dân Việt bỏ ra hơn 1 tỷ USD mỗi năm để thay mới điện thoại, thì điện máy gộp lại phải gấp 2,5-3 lần so với điện thoại.
“Cảm nhận của tôi là tiềm năng thị trường điện máy rất lớn, vì các doanh nghiệp mới chỉ tập trung được ở thành phố lớn”, ông Doanh nói.