Đài Loan vẫn là điểm đến số 1 của lao động Việt Nam
7 tháng đầu năm 2008, cả nước đã đưa được 50.980 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 60% kế hoạch năm
7 tháng đầu năm 2008, cả nước đã đưa được 50.980 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 60% kế hoạch năm.
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động xuất khẩu Việt Nam nhất, với 19.813 người; tiếp đến là Hàn Quốc (9.281 người), Malaysia (6.491 người), Nhật Bản (2.945 người), Macao (1.595 người), Ả rập Xê-út (1.283 người)...
Đối với các thị trường được xem là có thu nhập cao như Mỹ, Úc, Canada…, do hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như yêu cầu khắt khe về lao động và làm thủ tục xuất nhập cảnh, nên số lượng đưa đi còn hạn chế.
Đặc biệt với thị trường Séc, khó khăn trong việc xin visa dẫn đến nhiều tiêu cực phát sinh, Cục đã ra văn bản tạm dừng tuyển lao động để chấn chỉnh, tìm giải pháp “gỡ khó” cho thị trường này.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp đã chuyển hướng sang khai thác các thị trường mới như Slovakia, Phần Lan, Bulgaria...
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động xuất khẩu Việt Nam nhất, với 19.813 người; tiếp đến là Hàn Quốc (9.281 người), Malaysia (6.491 người), Nhật Bản (2.945 người), Macao (1.595 người), Ả rập Xê-út (1.283 người)...
Đối với các thị trường được xem là có thu nhập cao như Mỹ, Úc, Canada…, do hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như yêu cầu khắt khe về lao động và làm thủ tục xuất nhập cảnh, nên số lượng đưa đi còn hạn chế.
Đặc biệt với thị trường Séc, khó khăn trong việc xin visa dẫn đến nhiều tiêu cực phát sinh, Cục đã ra văn bản tạm dừng tuyển lao động để chấn chỉnh, tìm giải pháp “gỡ khó” cho thị trường này.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp đã chuyển hướng sang khai thác các thị trường mới như Slovakia, Phần Lan, Bulgaria...