Đại sứ Mỹ: “Việt Nam cần mua hàng Mỹ nhiều hơn”
"Hiện nay, Việt Nam bán sang Mỹ hàng hoá và dịch vụ trị giá 9 tỉ USD trong khi đó Mỹ bán sang Việt Nam trị giá 1,5 tỉ USD"
Thừa nhận có rất nhiều lĩnh vực hoạt động ưu tiên trong nhiệm kỳ 3 năm của mình tại Việt Nam, nhưng tân Đại sứ Mỹ Michael Michalak cũng khẳng định rằng kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu, và ông sẽ làm việc tích cực để thúc đẩy và cải thiện quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam.
Hiện nay, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam là 7 tỉ USD nhưng vốn thực hiện còn nhỏ, khoảng 2 tỉ USD. Vậy Đại sứ sẽ làm gì để góp phần đẩy mạnh đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong những năm tới?
Nhiều người Mỹ cho rằng Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam vì có những khoản tiền thực tế là của các công ty Mỹ nhưng lại đầu tư thông qua nước thứ ba. Tôi thì nói rằng các công ty của Mỹ đầu tư vào Việt Nam không chỉ để nước Mỹ đạt được danh hiệu nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, mà còn để thu lợi nhuận.
Vì vậy, khi họ tìm kiếm và đưa ra quyết định đầu tư vào một nước nào đó thì họ căn cứ vào môi trường đầu tư. Như vậy có nghĩa là các công ty của Mỹ muốn nhìn thấy hệ thống chính sách ổn định, các quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch và cho phép các công ty được đóng góp ý kiến về những quy định liên quan đến doanh nghiệp khi nó còn đang trong quá trình thảo luận.
Thực tế, Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc thu hút đầu tư và cũng đang thu hút được nhiều khoản đầu tư. Tôi cho rằng Việt Nam còn có thể thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa.
Trong khuôn khổ của Hiệp định TIFA (hiệp định khung về thương mại và đầu tư) hai nước sẽ trao đổi với nhau nhiều vấn đề như tính minh bạch, quản trị và nền pháp quyền. Hiện nay, chúng tôi cũng đã bắt đầu thảo luận với Việt Nam về khả năng hai nước sẽ ký một hiệp ước về đầu tư song phương (BIT).
Chắc chắn tôi còn khuyến khích Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư và bản thân tôi sẽ giới thiệu các công ty Mỹ đến Việt Nam, nhưng họ sẽ tự đánh giá và đưa ra quyết định.
Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài, theo Đại sứ, điều gì cần quan tâm hơn cả để thúc đẩy hơn nữa kim ngạch buôn bán giữa hai nước?
Hiện nay, Việt Nam bán sang Mỹ hàng hoá và dịch vụ trị giá 9 tỉ USD trong khi đó Mỹ bán sang Việt Nam trị giá 1,5 tỉ USD. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần mua nhiều hơn nữa hàng hoá và dịch vụ của Mỹ để cán cân thương mại cân bằng hơn.
Người Mỹ mua những sản phẩm chất lượng tốt, giá tốt, được giao hàng đúng hẹn và đáng tin cậy. Nếu Việt Nam có thể giao những hàng như vậy thì chắc chắn sẽ có thị trường cho hàng hoá của Việt Nam ở Mỹ. Đồng thời tôi cũng muốn nói rằng người Mỹ sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao, giá tốt, chẳng hạn như sản phẩm hi-tech. Và như vậy, Việt Nam có thể mua để giúp cho phát triển công nghiệp của mình. Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hãy xem và cân nhắc những mặt hàng đó và mua.
Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại chương trình giám sát hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ. Ông có nghĩ rằng chương trình này ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng như người mua hàng và nhà nhập khẩu của Mỹ hay không?
Theo những số liệu mà tôi có được thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm nay so với năm trước đã tăng 40-50%. Điều đó cho thấy hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam đã tăng rất nhiều và hiện không gặp phải vấn đề kiện phá giá cũng như các biện pháp hạn chế.
Còn về vấn đề giám sát tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ, không chỉ có riêng Mỹ theo dõi mà chính bản thân Việt Nam cũng có hệ thống giám sát. Tôi đã nói chuyện với những người mua hàng dệt may của Việt Nam và sản xuất hàng dệt may ở Mỹ, và tôi tin rằng cả hai nhóm đều không hoàn toàn hài lòng về cơ chế giám sát, như vậy chúng ta đang có sự thoả hiệp khá tốt.
Và nếu như tình trạng thực tế hiện nay vẫn tiếp tục thì không có gì phải lo lắng về hệ thống giám sát hàng dệt may của Mỹ cũng như hệ thống giám sát của Việt Nam.
Hiện nay, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam là 7 tỉ USD nhưng vốn thực hiện còn nhỏ, khoảng 2 tỉ USD. Vậy Đại sứ sẽ làm gì để góp phần đẩy mạnh đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trong những năm tới?
Nhiều người Mỹ cho rằng Mỹ là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam vì có những khoản tiền thực tế là của các công ty Mỹ nhưng lại đầu tư thông qua nước thứ ba. Tôi thì nói rằng các công ty của Mỹ đầu tư vào Việt Nam không chỉ để nước Mỹ đạt được danh hiệu nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, mà còn để thu lợi nhuận.
Vì vậy, khi họ tìm kiếm và đưa ra quyết định đầu tư vào một nước nào đó thì họ căn cứ vào môi trường đầu tư. Như vậy có nghĩa là các công ty của Mỹ muốn nhìn thấy hệ thống chính sách ổn định, các quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch và cho phép các công ty được đóng góp ý kiến về những quy định liên quan đến doanh nghiệp khi nó còn đang trong quá trình thảo luận.
Thực tế, Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc thu hút đầu tư và cũng đang thu hút được nhiều khoản đầu tư. Tôi cho rằng Việt Nam còn có thể thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa.
Trong khuôn khổ của Hiệp định TIFA (hiệp định khung về thương mại và đầu tư) hai nước sẽ trao đổi với nhau nhiều vấn đề như tính minh bạch, quản trị và nền pháp quyền. Hiện nay, chúng tôi cũng đã bắt đầu thảo luận với Việt Nam về khả năng hai nước sẽ ký một hiệp ước về đầu tư song phương (BIT).
Chắc chắn tôi còn khuyến khích Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư và bản thân tôi sẽ giới thiệu các công ty Mỹ đến Việt Nam, nhưng họ sẽ tự đánh giá và đưa ra quyết định.
Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài, theo Đại sứ, điều gì cần quan tâm hơn cả để thúc đẩy hơn nữa kim ngạch buôn bán giữa hai nước?
Hiện nay, Việt Nam bán sang Mỹ hàng hoá và dịch vụ trị giá 9 tỉ USD trong khi đó Mỹ bán sang Việt Nam trị giá 1,5 tỉ USD. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần mua nhiều hơn nữa hàng hoá và dịch vụ của Mỹ để cán cân thương mại cân bằng hơn.
Người Mỹ mua những sản phẩm chất lượng tốt, giá tốt, được giao hàng đúng hẹn và đáng tin cậy. Nếu Việt Nam có thể giao những hàng như vậy thì chắc chắn sẽ có thị trường cho hàng hoá của Việt Nam ở Mỹ. Đồng thời tôi cũng muốn nói rằng người Mỹ sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao, giá tốt, chẳng hạn như sản phẩm hi-tech. Và như vậy, Việt Nam có thể mua để giúp cho phát triển công nghiệp của mình. Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hãy xem và cân nhắc những mặt hàng đó và mua.
Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại chương trình giám sát hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ. Ông có nghĩ rằng chương trình này ảnh hưởng đến các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cũng như người mua hàng và nhà nhập khẩu của Mỹ hay không?
Theo những số liệu mà tôi có được thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm nay so với năm trước đã tăng 40-50%. Điều đó cho thấy hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam đã tăng rất nhiều và hiện không gặp phải vấn đề kiện phá giá cũng như các biện pháp hạn chế.
Còn về vấn đề giám sát tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ, không chỉ có riêng Mỹ theo dõi mà chính bản thân Việt Nam cũng có hệ thống giám sát. Tôi đã nói chuyện với những người mua hàng dệt may của Việt Nam và sản xuất hàng dệt may ở Mỹ, và tôi tin rằng cả hai nhóm đều không hoàn toàn hài lòng về cơ chế giám sát, như vậy chúng ta đang có sự thoả hiệp khá tốt.
Và nếu như tình trạng thực tế hiện nay vẫn tiếp tục thì không có gì phải lo lắng về hệ thống giám sát hàng dệt may của Mỹ cũng như hệ thống giám sát của Việt Nam.