Đang “cạn nguồn” lao động xuất khẩu?
Nguồn lao động xuất khẩu nước ta phần lớn xuất thân là nông dân, họ được gọi là những lao động “3 không”
Mặc dù 10 tháng đầu năm 2007, cả nước đã đưa được gần 70.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, thật khó khăn khi tạo được nguồn lao động trong thời buổi này.
Không mặn mà “xuất ngoại”
Theo danh sách của Cục Quản lý lao động ngoài nước cung cấp, hiện có 150 đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, con số trên thực tế cao hơn rất nhiều.
Bằng chứng là tại các địa phương, trung tâm môi giới xuất khẩu lao động có thời kỳ mọc lên như nấm sau mưa, thậm chí, hình thành mà không cần xin phép. Thế mới có chuyện một tỉnh sau khi rà soát, kiểm tra, đã phát hiện hơn 40 trung tâm môi giới xuất khẩu lao động kiểu này.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động Airsenco cho biết, cách đây hơn một năm, doanh nghiệp còn khá dễ dàng trong công tác tạo nguồn lao động, hoặc thâm nhập thị trường, tìm kiếm hợp đồng từ đối tác.
Cụ thể, những năm 2005, 2006, trung bình một doanh nghiệp đưa được 600 - 1.000 lao động đi làm việc ở các nước, thậm chí một số doanh nghiệp còn đưa được 2.000 người.
Bắt đầu từ đầu năm nay, công việc này xem ra rất khó khăn với các doanh nghiệp. Chỉ có một lượng rất ít các doanh nghiệp tên tuổi đưa đi được trên dưới 1.000 người, còn phần lớn các doanh nghiệp khác chỉ đưa được khoảng 200 - 400 người.
Thông tin từ nhiều địa phương cũng cho thấy, công tác xuất khẩu lao động hiện đang bị chùng xuống.
Theo ông Nguyễn Xuân Thông, Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, hiện tỉnh này đang có 14 đơn vị đăng ký tạo nguồn trực tiếp. Thế nhưng, một năm trở lại nay người lao động xem ra không mấy mặn mà với việc “xuất ngoại”.
Một trong những lý do dẫn đến việc khan hiếm nguồn lao động xuất khẩu, theo ông Thông, chính là sự ra đời một cách vô tội vạ các trung tâm môi giới, dẫn đến việc tạo nguồn quá dễ dãi, chất lượng lao động kém, thu nhập thấp, không hấp dẫn được người lao động.
Ngoài ra, gần đây xuất hiện rất nhiều thông tin về các sự cố mà người lao động Việt Nam gặp phải trong thời gian làm việc ở nước ngoài (như đình công ở Malaysia, bỏ trốn ở Đài Loan và đánh nhau ở Trung Đông)… Vì thế, người lao động phần nào cảm thấy bất an khi có ý định đi làm việc ở nước ngoài.
Thêm vào đó là thực trạng lừa đảo xuất khẩu lao động cũng khiến không ít lao động hoang mang với tâm lý sợ “tiền mất, tật mang”.
Hậu quả của việc “hết nạc vạc đến xương”
Sự khan hiếm nguồn lực dẫn đến tình trạng tuyển dụng, đào tạo dễ dãi, miễn sao có lao động để cung ứng cũng dẫn đến chất lượng lao động ngày càng thấp.
Theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, xuất khẩu lao động cũng giống như xuất khẩu một mặt hàng nào đó, khi hàng có chất lượng thì giá trị của nó cũng theo đó mà cao lên, mức lương mà họ được hưởng sẽ cao và ngược lại.
Trong khi đó, nguồn lao động xuất khẩu nước ta phần lớn xuất thân là nông dân, họ được gọi là những lao động “3 không” ( không nghề, không ngoại ngữ, không ý thức và tác phong công nghiệp). Sau khi đăng ký đi xuất khẩu lao động, họ mới được học một khóa nghề và ngoại ngữ cấp tốc.
Vậy nhưng, trên thực tế không phải doanh nghiệp xuất khẩu lao động nào cũng có thể đầu tư cho việc đào tạo một cách bài bản. Vì thế, rất nhiều lao động sau khi được doanh nghiệp đào tạo vẫn không đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Ông Hải lấy ví dụ với thị trường Canada, Australia, Mỹ… vốn rất được kỳ vọng, tuy nhiên, để sang được các thị trường này đòi hỏi lao động phải có một trình độ nghề và ngoại ngữ khá cao. Vì thế, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã triển khai việc tuyển chọn, đào tạo lao động cho các thị trường này từ khá lâu, nhưng số đạt tiêu chuẩn, được đối tác nước ngoài tuyển chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp không tạo được đủ nguồn, tự ý “nới lỏng” điều kiện cho người lao động, đã bị “tắc” ở khâu làm visa. Điều đó không những gây thiệt hại về kinh tế cho người lao động, bản thân doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín lao động quốc gia.
Không mặn mà “xuất ngoại”
Theo danh sách của Cục Quản lý lao động ngoài nước cung cấp, hiện có 150 đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, con số trên thực tế cao hơn rất nhiều.
Bằng chứng là tại các địa phương, trung tâm môi giới xuất khẩu lao động có thời kỳ mọc lên như nấm sau mưa, thậm chí, hình thành mà không cần xin phép. Thế mới có chuyện một tỉnh sau khi rà soát, kiểm tra, đã phát hiện hơn 40 trung tâm môi giới xuất khẩu lao động kiểu này.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động Airsenco cho biết, cách đây hơn một năm, doanh nghiệp còn khá dễ dàng trong công tác tạo nguồn lao động, hoặc thâm nhập thị trường, tìm kiếm hợp đồng từ đối tác.
Cụ thể, những năm 2005, 2006, trung bình một doanh nghiệp đưa được 600 - 1.000 lao động đi làm việc ở các nước, thậm chí một số doanh nghiệp còn đưa được 2.000 người.
Bắt đầu từ đầu năm nay, công việc này xem ra rất khó khăn với các doanh nghiệp. Chỉ có một lượng rất ít các doanh nghiệp tên tuổi đưa đi được trên dưới 1.000 người, còn phần lớn các doanh nghiệp khác chỉ đưa được khoảng 200 - 400 người.
Thông tin từ nhiều địa phương cũng cho thấy, công tác xuất khẩu lao động hiện đang bị chùng xuống.
Theo ông Nguyễn Xuân Thông, Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, hiện tỉnh này đang có 14 đơn vị đăng ký tạo nguồn trực tiếp. Thế nhưng, một năm trở lại nay người lao động xem ra không mấy mặn mà với việc “xuất ngoại”.
Một trong những lý do dẫn đến việc khan hiếm nguồn lao động xuất khẩu, theo ông Thông, chính là sự ra đời một cách vô tội vạ các trung tâm môi giới, dẫn đến việc tạo nguồn quá dễ dãi, chất lượng lao động kém, thu nhập thấp, không hấp dẫn được người lao động.
Ngoài ra, gần đây xuất hiện rất nhiều thông tin về các sự cố mà người lao động Việt Nam gặp phải trong thời gian làm việc ở nước ngoài (như đình công ở Malaysia, bỏ trốn ở Đài Loan và đánh nhau ở Trung Đông)… Vì thế, người lao động phần nào cảm thấy bất an khi có ý định đi làm việc ở nước ngoài.
Thêm vào đó là thực trạng lừa đảo xuất khẩu lao động cũng khiến không ít lao động hoang mang với tâm lý sợ “tiền mất, tật mang”.
Hậu quả của việc “hết nạc vạc đến xương”
Sự khan hiếm nguồn lực dẫn đến tình trạng tuyển dụng, đào tạo dễ dãi, miễn sao có lao động để cung ứng cũng dẫn đến chất lượng lao động ngày càng thấp.
Theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, xuất khẩu lao động cũng giống như xuất khẩu một mặt hàng nào đó, khi hàng có chất lượng thì giá trị của nó cũng theo đó mà cao lên, mức lương mà họ được hưởng sẽ cao và ngược lại.
Trong khi đó, nguồn lao động xuất khẩu nước ta phần lớn xuất thân là nông dân, họ được gọi là những lao động “3 không” ( không nghề, không ngoại ngữ, không ý thức và tác phong công nghiệp). Sau khi đăng ký đi xuất khẩu lao động, họ mới được học một khóa nghề và ngoại ngữ cấp tốc.
Vậy nhưng, trên thực tế không phải doanh nghiệp xuất khẩu lao động nào cũng có thể đầu tư cho việc đào tạo một cách bài bản. Vì thế, rất nhiều lao động sau khi được doanh nghiệp đào tạo vẫn không đáp ứng được yêu cầu của đối tác.
Ông Hải lấy ví dụ với thị trường Canada, Australia, Mỹ… vốn rất được kỳ vọng, tuy nhiên, để sang được các thị trường này đòi hỏi lao động phải có một trình độ nghề và ngoại ngữ khá cao. Vì thế, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã triển khai việc tuyển chọn, đào tạo lao động cho các thị trường này từ khá lâu, nhưng số đạt tiêu chuẩn, được đối tác nước ngoài tuyển chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp không tạo được đủ nguồn, tự ý “nới lỏng” điều kiện cho người lao động, đã bị “tắc” ở khâu làm visa. Điều đó không những gây thiệt hại về kinh tế cho người lao động, bản thân doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín lao động quốc gia.