Đảo du lịch số 1 Hàn Quốc vắng tanh vì lệnh cấm của Trung Quốc
Những con phố mua sắm từng sôi động bỗng trở nên yên ắng, những nhà hàng không một bóng khách
Những con phố mua sắm từng sôi động bỗng trở nên yên ắng, những nhà hàng không một bóng khách, và những cửa hiệu miễn thuế chỉ có nhân viên bán hàng ngồi buồn. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết đây là thực tế mới ở Jeju, hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc, sau khi lượng du khách Trung Quốc tới nước này sụt giảm chóng mặt.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã cấm các công ty du lịch nước này bán tour đi Hàn Quốc nhằm trả đũa việc Seoul triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ - điều mà Bắc Kinh cho là đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực.
Lệnh cấm trên hiện vẫn còn hiệu lực, giữa lúc người Trung Quốc có kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài 8 ngày bắt đầu từ hôm 1/10. Đảo Jeju, nơi được coi là “Hawaii của Hàn Quốc”, đã trở thành nơi hứng chịu thiệt hại lớn nhất từ lệnh cấm này, bởi 90% du khách nước ngoài đến đảo này là khách Trung Quốc. Du khách từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thường tìm đến Jeju để nghỉ trăng mật, chơi golf, hoặc thư giãn cùng người thân trong gia đình.
“Trước đây thường có từ 300-400 hướng dẫn viên chuyên phục vụ du khách Trung Quốc trên đảo này, nhưng giờ còn không quá 50 người”, anh Park Jung-kwan, 39 tuổi, một người gốc Trung Quốc hiện đang sinh sống và làm hướng dẫn viên du lịch và lái xe thuê ở Jeju, cho biết.
Park nói công việc của anh đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, dù đối tượng mà anh nhắm đến là những du khách lẻ không thuộc diện cấm tour của Trung Quốc. “Người Trung Quốc hiện giờ rất ngại đến Hàn Quốc”, Park nói.
Jeju và khoảng 600.000 dân sống trên đảo này đã giàu lên nhờ nguồn thu từ du khách Trung Quốc kể từ năm 2008, khi hòn đảo bắt đầu áp dụng chế độ nhập cảnh không cần visa cho người mang hộ chiếu Trung Quốc.
Jeju chỉ cách Thượng Hải một giờ bay và cách Bắc Kinh hai giờ rưỡi bay. Năm ngoái, đảo này đón 3,1 triệu lượt du khách Trung Quốc, một con số kỷ lục, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái - theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến du lịch Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng du khách Trung Quốc tới Jeju đã sụt giảm còn chưa đầy 590.000, thấp hơn gần 67% so với con số 1,77 triệu lượt cùng kỳ năm 2016.
Sau khi lệnh cấm của Trung Quốc được đưa ra, số chuyến bay thẳng tới Jeju từ 8 thành phố Trung Quốc đã bị cắt giảm mạnh. Từ tháng 3 đến nay, không còn một chuyến tàu chở du khách Trung Quốc nào cập bến đảo này.
Hanwha Galleria Timeworld, công ty vận hành cửa hàng miễn thuế ở Jeju cho biết sẽ đóng cửa gian hàng ở sân bay quốc tế Jeju vào cuối năm nay do lượng du khách Trung Quốc giảm mạnh. Đây là gian hàng đi vào hoạt động từ bốn năm trước.
“Vào những lúc tệ nhất, chẳng có lấy thậm chí một vị khách nào”, ông Sun, người làm việc trong nhà hàng nổi tiếng Don Hyang-gi trên phố Black Pork (Lợn Đen) của Jeju, cho biết. Nhà hàng này là nơi mà khách du lịch thường tìm đến để thưởng thức món đặc sản lợn đen nướng.
Mặc dù vậy, một số chủ cơ sở kinh doanh ở Jeju vẫn tỏ ra lạc quan. “Đảo Jeju là một điểm đến du lịch hàng đầu đối với du khách trong nước, và số du khách trong nước đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Peter Gassner, Phó thủ tịch phụ trách phát triển khách sạn khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn khách sạn Marriott, phát biểu.
Ông Gassner dự kiến sẽ có hơn 500.000 du khách Hàn Quốc tới Jeju trong dịp Chuseok, lễ hội thu hoạch truyền thống của nước này, trong năm nay. Marriott dự kiến sẽ mở khu nghỉ dưỡng Marriott Resort đầu tiên ở Jeju vào tháng 12 năm nay, một phần trong kế hoạch mở tổ hợp nghỉ dưỡng-sòng bạc-công viên giải trí Jeju Shinhwa World.
“Chúng tôi sẽ thu hút không chỉ du khách trong nước mà cả du khách quốc tế từ Nhật Bản và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Gassner nói.
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Jeju, ông Feng Chuntai, cho rằng những khó khăn mà Jeju đang gặp phải do sự sụt giảm lượng du khách Trung Quốc chỉ là tạm thời. “Du khách Trung Quốc chắc chắn sẽ quay lại”, ông Feng nói. “Bất đồng giữa hai nước láng giềng là bình thường. Cả hai bên đều đang nỗ lực đưa mối quan hệ song phương đi đúng hướng”.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã cấm các công ty du lịch nước này bán tour đi Hàn Quốc nhằm trả đũa việc Seoul triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ - điều mà Bắc Kinh cho là đảo lộn thế cân bằng an ninh trong khu vực.
Lệnh cấm trên hiện vẫn còn hiệu lực, giữa lúc người Trung Quốc có kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài 8 ngày bắt đầu từ hôm 1/10. Đảo Jeju, nơi được coi là “Hawaii của Hàn Quốc”, đã trở thành nơi hứng chịu thiệt hại lớn nhất từ lệnh cấm này, bởi 90% du khách nước ngoài đến đảo này là khách Trung Quốc. Du khách từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thường tìm đến Jeju để nghỉ trăng mật, chơi golf, hoặc thư giãn cùng người thân trong gia đình.
“Trước đây thường có từ 300-400 hướng dẫn viên chuyên phục vụ du khách Trung Quốc trên đảo này, nhưng giờ còn không quá 50 người”, anh Park Jung-kwan, 39 tuổi, một người gốc Trung Quốc hiện đang sinh sống và làm hướng dẫn viên du lịch và lái xe thuê ở Jeju, cho biết.
Park nói công việc của anh đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, dù đối tượng mà anh nhắm đến là những du khách lẻ không thuộc diện cấm tour của Trung Quốc. “Người Trung Quốc hiện giờ rất ngại đến Hàn Quốc”, Park nói.
Jeju và khoảng 600.000 dân sống trên đảo này đã giàu lên nhờ nguồn thu từ du khách Trung Quốc kể từ năm 2008, khi hòn đảo bắt đầu áp dụng chế độ nhập cảnh không cần visa cho người mang hộ chiếu Trung Quốc.
Jeju chỉ cách Thượng Hải một giờ bay và cách Bắc Kinh hai giờ rưỡi bay. Năm ngoái, đảo này đón 3,1 triệu lượt du khách Trung Quốc, một con số kỷ lục, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái - theo số liệu của Tổ chức Xúc tiến du lịch Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng du khách Trung Quốc tới Jeju đã sụt giảm còn chưa đầy 590.000, thấp hơn gần 67% so với con số 1,77 triệu lượt cùng kỳ năm 2016.
Sau khi lệnh cấm của Trung Quốc được đưa ra, số chuyến bay thẳng tới Jeju từ 8 thành phố Trung Quốc đã bị cắt giảm mạnh. Từ tháng 3 đến nay, không còn một chuyến tàu chở du khách Trung Quốc nào cập bến đảo này.
Hanwha Galleria Timeworld, công ty vận hành cửa hàng miễn thuế ở Jeju cho biết sẽ đóng cửa gian hàng ở sân bay quốc tế Jeju vào cuối năm nay do lượng du khách Trung Quốc giảm mạnh. Đây là gian hàng đi vào hoạt động từ bốn năm trước.
“Vào những lúc tệ nhất, chẳng có lấy thậm chí một vị khách nào”, ông Sun, người làm việc trong nhà hàng nổi tiếng Don Hyang-gi trên phố Black Pork (Lợn Đen) của Jeju, cho biết. Nhà hàng này là nơi mà khách du lịch thường tìm đến để thưởng thức món đặc sản lợn đen nướng.
Mặc dù vậy, một số chủ cơ sở kinh doanh ở Jeju vẫn tỏ ra lạc quan. “Đảo Jeju là một điểm đến du lịch hàng đầu đối với du khách trong nước, và số du khách trong nước đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Peter Gassner, Phó thủ tịch phụ trách phát triển khách sạn khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn khách sạn Marriott, phát biểu.
Ông Gassner dự kiến sẽ có hơn 500.000 du khách Hàn Quốc tới Jeju trong dịp Chuseok, lễ hội thu hoạch truyền thống của nước này, trong năm nay. Marriott dự kiến sẽ mở khu nghỉ dưỡng Marriott Resort đầu tiên ở Jeju vào tháng 12 năm nay, một phần trong kế hoạch mở tổ hợp nghỉ dưỡng-sòng bạc-công viên giải trí Jeju Shinhwa World.
“Chúng tôi sẽ thu hút không chỉ du khách trong nước mà cả du khách quốc tế từ Nhật Bản và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Gassner nói.
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Jeju, ông Feng Chuntai, cho rằng những khó khăn mà Jeju đang gặp phải do sự sụt giảm lượng du khách Trung Quốc chỉ là tạm thời. “Du khách Trung Quốc chắc chắn sẽ quay lại”, ông Feng nói. “Bất đồng giữa hai nước láng giềng là bình thường. Cả hai bên đều đang nỗ lực đưa mối quan hệ song phương đi đúng hướng”.