Đào tạo nhân lực: "Doanh nghiệp phải vào cuộc"
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói về nguyên nhân khiến việc dạy và học ngày càng xa rời thực tế
“Đến Hà Tĩnh lúc 1 giờ sáng, nhưng tôi cũng phải thức đến 3 giờ để đọc tài liệu, chuẩn bị cho sáng nay”.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tiếp lời ông Võ Kim Cự, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để mở đầu cho bài phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung bộ, được tổ chức tại Hà Tĩnh ngày 19/9.
Nhìn nhận tổng quan về hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam, Phó thủ tướng thừa nhận, kỹ năng tay nghề của đội ngũ lao động so với phát triển công nghệ đang có phần ngày càng sút giảm, đặc biệt là thiếu ở những ngành công nghệ cao. “Đó là thách thức lớn hiện nay của chúng ta và Quốc hội, Chính phủ đều biết”, ông nhấn mạnh.
Trong bảy lý do dẫn đến việc dạy và học ngày càng xa rời thực tế, theo Phó thủ tướng, thứ nhất là phát triển hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề của Việt Nam không gắn được với được nhu cầu xã hội. “Chúng ta không biết rằng một năm Việt Nam cần đào tạo bao nhiêu người, ngành nghề gì, trình độ gì”.
Thực tế, hiện nền giáo dục Việt Nam đang đào tạo, cung cấp nhân lực theo khả năng của các trường, chứ không theo nhu cầu của xã hội. Đây là đặc điểm của kinh tế kế hoạch cũ, đào tạo theo cung chứ không theo cầu, khả năng đào tạo được bao nhiêu là đào tạo bấy nhiêu, ông Nhân nói.
Một ví dụ được người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo đưa ra là một số ngành nghề sư phạm thừa giáo viên, nhưng các trường vẫn cứ đào tạo.
Dẫn thêm chứng cứ, ông thẳng thắn nhìn nhận: “Có những ngành xã hội, đào tạo ra tỷ lệ có việc làm chỉ có 21% thôi, nhưng vẫn cứ đào tạo. Bởi vì còn đào tạo được thì Nhà nước còn rót ngân sách. Học sinh còn đóng học phí thì cứ đào tạo”.
Thứ hai, Phó thủ tướng cho rằng khi xác định đào tạo bao nhiêu cán bộ thì lĩnh vực đào tạo ấy phải đủ giáo viên. Theo số liệu báo cáo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, hệ thống dạy nghề trung cấp thiếu khoảng 15.000 giáo viên.
Ở một con số liên quan khác, giáo dục đại học có tỷ lệ tiến sỹ dưới 15%. “Trong khi các nước, không là tiến sỹ thì không được lên bục dạy, thì bây giờ, chúng ta đa số đứng trên bục dày không phải là tiến sỹ. Mà hiện tượng này kéo dài bao năm nay rồi”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không dấu vẻ bất lực.“Chuẩn giáo viên cũng chưa có. Tình trạng đó hơi đáng buồn”, ông trầm giọng.
Với lý do thứ ba, Phó thủ tướng “kể tội” việc thiếu các chuẩn mực cho chất lượng đầu ra của giáo dục và đào tạo. “Hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay không có chuẩn cho người tốt nghiệp. Không nói được là khi tốt nghiệp ngành này biết được gì, làm được gì, có thể giữ vị trí nào”, nói đến đây, ông lắc đầu.
Vì chúng ta đào tạo theo khả năng, nên không quản lý được đầu ra, ông Nhân lý giải. “Và xã hội vẫn phải chấp nhận đấy”, Phó thủ tướng tỏ rõ quan điểm không đồng tình.
Cũng theo Phó thủ tướng, có tình trạng, trên dưới 10% môn học không có giáo trình, không có tài liệu dạng sách. Hoặc nơi có viết giáo trình nhưng trái quy định, vì không phải do các tiến sỹ chắp bút.
Thứ tư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đích danh hiện trạng đầu tư về tài chính cho các trường nhưng không gắn với quản lý chất lượng. Hiện tại, Nhà nước đầu tư cho một sinh viên mỗi năm khoảng 3-4 triệu đồng. Cộng học phí là 5-7 triệu đồng 1 học sinh. “Trường tốt, trường kém cũng rót từng ấy tiền. Như vậy, động lực gì để họ đào tạo cho tốt! Không nâng cao chất lượng cũng chẳng sao, mà vẫn có người học. Vì vẫn có bằng cấp thì vẫn có người học”, ông nói.
Thứ năm là việc tiến hành xã hội hóa giáo dục và đào tạo vẫn còn quá chậm. Hiện nay, sinh viên các trường ngoài công lập mới chiếm 17%. Trường đại học nước ngoài lâu lắm vẫn chỉ có mỗi một trường là RMIT của Úc và gần đây mới cấp phép thêm một trường của Anh. So với 376 trường đại học, cao đẳng của cả nước, tỷ lệ này quá chênh lệch. “Theo tôi, như vậy xã hội hóa vẫn còn hạn chế”, ông Nhân nhận định.
Với nguyên nhân thứ sáu, Phó thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp chưa có trách nhiệm đẩy đủ đối với việc đào tạo nhân lực cho mình.
“Khi được cung cấp lao động chất lượng thấp thì than phiền, nhưng thử hỏi doanh nghiệp xắn tay gì để cùng với Nhà nước giải quyết cái này?”, ông đặt vấn đề. Phó thủ tướng cũng nói thêm: “Đơn giản là tiếp nhận sinh viên thực tập cũng không được. Như thế thì bảo vì sao sinh viên ra trường tay nghề kém”.
Dẫn chứng cụ thể, Phó thủ tướng cho biết, chỉ có 30% doanh nghiệp đem yêu cầu của mình đến với các trường.
“Doanh nghiệp trách nhiệm còn yếu, còn đứng ngoài cuộc trước chất lượng kém, không coi rằng đó là lợi ích của chính mình. Phải tính lại cái này. Ai cần thì phải nói. Nói rồi thì phải cùng làm, cũng xắn tay vào”.
Vấn đề cuối cùng theo Phó thủ tướng là do tâm lý xã hội chỉ thích bằng cấp đại học. “Học dạy nghề thì thấy nó không được vinh dự. Trong khi chúng ta biết rằng, một cơ cấu lao động lành mạnh thì phải 35% là đại học cao đẳng, 65% trung cấp, sơ cấp”, Phó thủ tướng nêu rõ sự bất hợp lý.
Ông cũng nói thêm, thực tế là rất nhiều lao động có trình độ đại học phải làm việc của công nhân. Sau khi được đào tạo đại học thì phải học thêm một số kỹ năng để lao động như công nhân vì không có chỗ làm việc.
“Không thể quản lý đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề như vừa qua nữa”, ông Nhân nhắc lại vài lần cụm từ này.
Riêng đối với các tỉnh khu vực bắc Trung bộ, để giải quyết nhu cầu lao động trước mắt, Phó thủ tướng kêu gọi lãnh đạo của năm tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bắt tay với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong tháng 10/2009, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ phải có báo cáo nêu rõ nhu cầu nguồn nhân lực của tất cả các dự án lớn nhất tại địa phương. Đối với các doanh nghiệp ở 5 tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung, Phó Thủ tướng đề nghị sắp tới dành 0,1% giá trị đầu tư để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đào tạo nguồn nhân lực.
Phó thủ tướng cho rằng, các cơ sở đào tạo nghề phải thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, dự báo cơ cấu kinh tế địa phương cũng là yếu tố quan trọng để định hướng đào tạo nguồn nhân lực.
Các doanh nghiệp phải nói cho cơ sở đào tạo biết mình muốn người lao động có kỹ năng gì và hãy hỗ trợ một phần kinh phí cho cơ sở đào tạo”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tiếp lời ông Võ Kim Cự, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để mở đầu cho bài phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung bộ, được tổ chức tại Hà Tĩnh ngày 19/9.
Nhìn nhận tổng quan về hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam, Phó thủ tướng thừa nhận, kỹ năng tay nghề của đội ngũ lao động so với phát triển công nghệ đang có phần ngày càng sút giảm, đặc biệt là thiếu ở những ngành công nghệ cao. “Đó là thách thức lớn hiện nay của chúng ta và Quốc hội, Chính phủ đều biết”, ông nhấn mạnh.
Trong bảy lý do dẫn đến việc dạy và học ngày càng xa rời thực tế, theo Phó thủ tướng, thứ nhất là phát triển hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề của Việt Nam không gắn được với được nhu cầu xã hội. “Chúng ta không biết rằng một năm Việt Nam cần đào tạo bao nhiêu người, ngành nghề gì, trình độ gì”.
Thực tế, hiện nền giáo dục Việt Nam đang đào tạo, cung cấp nhân lực theo khả năng của các trường, chứ không theo nhu cầu của xã hội. Đây là đặc điểm của kinh tế kế hoạch cũ, đào tạo theo cung chứ không theo cầu, khả năng đào tạo được bao nhiêu là đào tạo bấy nhiêu, ông Nhân nói.
Một ví dụ được người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo đưa ra là một số ngành nghề sư phạm thừa giáo viên, nhưng các trường vẫn cứ đào tạo.
Dẫn thêm chứng cứ, ông thẳng thắn nhìn nhận: “Có những ngành xã hội, đào tạo ra tỷ lệ có việc làm chỉ có 21% thôi, nhưng vẫn cứ đào tạo. Bởi vì còn đào tạo được thì Nhà nước còn rót ngân sách. Học sinh còn đóng học phí thì cứ đào tạo”.
Thứ hai, Phó thủ tướng cho rằng khi xác định đào tạo bao nhiêu cán bộ thì lĩnh vực đào tạo ấy phải đủ giáo viên. Theo số liệu báo cáo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, hệ thống dạy nghề trung cấp thiếu khoảng 15.000 giáo viên.
Ở một con số liên quan khác, giáo dục đại học có tỷ lệ tiến sỹ dưới 15%. “Trong khi các nước, không là tiến sỹ thì không được lên bục dạy, thì bây giờ, chúng ta đa số đứng trên bục dày không phải là tiến sỹ. Mà hiện tượng này kéo dài bao năm nay rồi”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không dấu vẻ bất lực.“Chuẩn giáo viên cũng chưa có. Tình trạng đó hơi đáng buồn”, ông trầm giọng.
Với lý do thứ ba, Phó thủ tướng “kể tội” việc thiếu các chuẩn mực cho chất lượng đầu ra của giáo dục và đào tạo. “Hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay không có chuẩn cho người tốt nghiệp. Không nói được là khi tốt nghiệp ngành này biết được gì, làm được gì, có thể giữ vị trí nào”, nói đến đây, ông lắc đầu.
Vì chúng ta đào tạo theo khả năng, nên không quản lý được đầu ra, ông Nhân lý giải. “Và xã hội vẫn phải chấp nhận đấy”, Phó thủ tướng tỏ rõ quan điểm không đồng tình.
Cũng theo Phó thủ tướng, có tình trạng, trên dưới 10% môn học không có giáo trình, không có tài liệu dạng sách. Hoặc nơi có viết giáo trình nhưng trái quy định, vì không phải do các tiến sỹ chắp bút.
Thứ tư, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đích danh hiện trạng đầu tư về tài chính cho các trường nhưng không gắn với quản lý chất lượng. Hiện tại, Nhà nước đầu tư cho một sinh viên mỗi năm khoảng 3-4 triệu đồng. Cộng học phí là 5-7 triệu đồng 1 học sinh. “Trường tốt, trường kém cũng rót từng ấy tiền. Như vậy, động lực gì để họ đào tạo cho tốt! Không nâng cao chất lượng cũng chẳng sao, mà vẫn có người học. Vì vẫn có bằng cấp thì vẫn có người học”, ông nói.
Thứ năm là việc tiến hành xã hội hóa giáo dục và đào tạo vẫn còn quá chậm. Hiện nay, sinh viên các trường ngoài công lập mới chiếm 17%. Trường đại học nước ngoài lâu lắm vẫn chỉ có mỗi một trường là RMIT của Úc và gần đây mới cấp phép thêm một trường của Anh. So với 376 trường đại học, cao đẳng của cả nước, tỷ lệ này quá chênh lệch. “Theo tôi, như vậy xã hội hóa vẫn còn hạn chế”, ông Nhân nhận định.
Với nguyên nhân thứ sáu, Phó thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp chưa có trách nhiệm đẩy đủ đối với việc đào tạo nhân lực cho mình.
“Khi được cung cấp lao động chất lượng thấp thì than phiền, nhưng thử hỏi doanh nghiệp xắn tay gì để cùng với Nhà nước giải quyết cái này?”, ông đặt vấn đề. Phó thủ tướng cũng nói thêm: “Đơn giản là tiếp nhận sinh viên thực tập cũng không được. Như thế thì bảo vì sao sinh viên ra trường tay nghề kém”.
Dẫn chứng cụ thể, Phó thủ tướng cho biết, chỉ có 30% doanh nghiệp đem yêu cầu của mình đến với các trường.
“Doanh nghiệp trách nhiệm còn yếu, còn đứng ngoài cuộc trước chất lượng kém, không coi rằng đó là lợi ích của chính mình. Phải tính lại cái này. Ai cần thì phải nói. Nói rồi thì phải cùng làm, cũng xắn tay vào”.
Vấn đề cuối cùng theo Phó thủ tướng là do tâm lý xã hội chỉ thích bằng cấp đại học. “Học dạy nghề thì thấy nó không được vinh dự. Trong khi chúng ta biết rằng, một cơ cấu lao động lành mạnh thì phải 35% là đại học cao đẳng, 65% trung cấp, sơ cấp”, Phó thủ tướng nêu rõ sự bất hợp lý.
Ông cũng nói thêm, thực tế là rất nhiều lao động có trình độ đại học phải làm việc của công nhân. Sau khi được đào tạo đại học thì phải học thêm một số kỹ năng để lao động như công nhân vì không có chỗ làm việc.
“Không thể quản lý đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề như vừa qua nữa”, ông Nhân nhắc lại vài lần cụm từ này.
Riêng đối với các tỉnh khu vực bắc Trung bộ, để giải quyết nhu cầu lao động trước mắt, Phó thủ tướng kêu gọi lãnh đạo của năm tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bắt tay với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong tháng 10/2009, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ phải có báo cáo nêu rõ nhu cầu nguồn nhân lực của tất cả các dự án lớn nhất tại địa phương. Đối với các doanh nghiệp ở 5 tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung, Phó Thủ tướng đề nghị sắp tới dành 0,1% giá trị đầu tư để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đào tạo nguồn nhân lực.
Phó thủ tướng cho rằng, các cơ sở đào tạo nghề phải thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, dự báo cơ cấu kinh tế địa phương cũng là yếu tố quan trọng để định hướng đào tạo nguồn nhân lực.
Các doanh nghiệp phải nói cho cơ sở đào tạo biết mình muốn người lao động có kỹ năng gì và hãy hỗ trợ một phần kinh phí cho cơ sở đào tạo”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.