Dầu thô tăng giá mạnh, lên cao nhất một tháng
Hiện tại nhiều chuyên gia phân tích tin rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ cắt giảm hạn ngạch đầu ra
Phiên giao dịch hàng hóa năng lượng đêm qua (3/12), giá dầu thô giao sau tiếp tục tăng mạnh nhờ những dự báo về khả năng lượng cung ứng tuần qua tại Mỹ đã sụt giảm mạnh, trong khi triển vọng tiêu thụ dần khá hơn.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 3/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2014 trên sàn hàng hóa New York tăng mạnh tới 2,22 USD, tương ứng với mức tăng 2,4%, lên 96,04 USD mỗi thùng, cao nhất trong vòng một tháng. Trên sàn London, giá dầu thô Brent Biển Bắc cũng tăng 1,17 USD, tương ứng với 1,1%, lên 112,62 USD mỗi thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 9.
Hôm qua, giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận của Platts đã đưa ra các dự báo cho rằng, trong tuần kết thúc ngày 29/11, lượng cung dầu thô tại Mỹ đã giảm mạnh 1,29 triệu thùng. Đây sẽ là tuần đầu tiên trong vòng 11 tuần vừa qua, lượng cung ứng dầu thô tại Mỹ đi xuống. Ngoài ra, cung xăng sẽ tăng 2 triệu thùng, chế phẩm khác từ dầu giảm 1 triệu thùng.
Theo kế hoạch, Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố báo cáo thống kê cung ứng xăng, dầu vào cuối ngày 3/12 (giờ địa phương) và tiếp đó là Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ vào sáng 4/12 (giờ địa phương). Tính tới nay, lượng cung dầu thô tại Mỹ đã tăng suốt 10 tuần, gây ra những quan ngại về việc dư cung quá lớn trong bối cảnh lượng tiêu thụ vẫn còn khá yếu ớt.
Phiên giao dịch liền trước (2/12), thị trường đã đón nhận một loạt thông tin đáng khích lệ về hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ. Những số liệu này đã khích lệ các nhà đầu tư rằng, lượng tiêu thụ dầu thô tại những khu vực kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đang dần được cải thiện nhiều so với trước đây.
Trong đó, đáng chú ý nhất là thị trường Trung Quốc, nơi có lượng tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới hiện nay. Cụ thể, theo ngân hàng HSBC, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ tháng 11 của nền kinh tế này là 50,8%, tăng nhẹ so với mức ước tính ban đầu là 50,4%. Kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đã tăng suốt bốn tháng liên tục.
Bên cạnh yếu tố cung cầu năng lượng, giới đầu tư năng lượng trong phiên giao dịch 3/12 cũng còn chú ý tới những bình luận liên quan tới sản lượng dầu thô hàng tháng từ các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ. Dự kiến tổ chức này sẽ tiến hành một cuộc họp quan trọng tại Vienna (Áo) vào ngày 4/12 (giờ địa phương).
Hiện tại nhiều chuyên gia phân tích tin rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ cắt giảm hạn ngạch đầu ra, song cũng có không ít người tin rằng tổ chức này vẫn giữ nguyên mức 30 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine đang gia tăng. Theo những thông tin mới nhất, các cuộc biểu tình tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch ngày 3/12, giá xăng giao tháng 1/2014 tăng được 4,5 cent, tương ứng với mức tăng 1,7%, lên 2,72 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn đứng ở mức 3,065 USD mỗi gallon, tăng 1,5 cent, tương ứng với mức 0,5%. Giá khí đốt cùng hạn đứng tại 3,98 USD/ triệu BTU, hạ nhẹ 0,3% so với phiên 2/12.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 3/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2014 trên sàn hàng hóa New York tăng mạnh tới 2,22 USD, tương ứng với mức tăng 2,4%, lên 96,04 USD mỗi thùng, cao nhất trong vòng một tháng. Trên sàn London, giá dầu thô Brent Biển Bắc cũng tăng 1,17 USD, tương ứng với 1,1%, lên 112,62 USD mỗi thùng, cao nhất kể từ đầu tháng 9.
Hôm qua, giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận của Platts đã đưa ra các dự báo cho rằng, trong tuần kết thúc ngày 29/11, lượng cung dầu thô tại Mỹ đã giảm mạnh 1,29 triệu thùng. Đây sẽ là tuần đầu tiên trong vòng 11 tuần vừa qua, lượng cung ứng dầu thô tại Mỹ đi xuống. Ngoài ra, cung xăng sẽ tăng 2 triệu thùng, chế phẩm khác từ dầu giảm 1 triệu thùng.
Theo kế hoạch, Viện Dầu khí Mỹ sẽ công bố báo cáo thống kê cung ứng xăng, dầu vào cuối ngày 3/12 (giờ địa phương) và tiếp đó là Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ vào sáng 4/12 (giờ địa phương). Tính tới nay, lượng cung dầu thô tại Mỹ đã tăng suốt 10 tuần, gây ra những quan ngại về việc dư cung quá lớn trong bối cảnh lượng tiêu thụ vẫn còn khá yếu ớt.
Phiên giao dịch liền trước (2/12), thị trường đã đón nhận một loạt thông tin đáng khích lệ về hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ. Những số liệu này đã khích lệ các nhà đầu tư rằng, lượng tiêu thụ dầu thô tại những khu vực kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đang dần được cải thiện nhiều so với trước đây.
Trong đó, đáng chú ý nhất là thị trường Trung Quốc, nơi có lượng tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới hiện nay. Cụ thể, theo ngân hàng HSBC, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ tháng 11 của nền kinh tế này là 50,8%, tăng nhẹ so với mức ước tính ban đầu là 50,4%. Kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đã tăng suốt bốn tháng liên tục.
Bên cạnh yếu tố cung cầu năng lượng, giới đầu tư năng lượng trong phiên giao dịch 3/12 cũng còn chú ý tới những bình luận liên quan tới sản lượng dầu thô hàng tháng từ các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ. Dự kiến tổ chức này sẽ tiến hành một cuộc họp quan trọng tại Vienna (Áo) vào ngày 4/12 (giờ địa phương).
Hiện tại nhiều chuyên gia phân tích tin rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ cắt giảm hạn ngạch đầu ra, song cũng có không ít người tin rằng tổ chức này vẫn giữ nguyên mức 30 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine đang gia tăng. Theo những thông tin mới nhất, các cuộc biểu tình tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch ngày 3/12, giá xăng giao tháng 1/2014 tăng được 4,5 cent, tương ứng với mức tăng 1,7%, lên 2,72 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn đứng ở mức 3,065 USD mỗi gallon, tăng 1,5 cent, tương ứng với mức 0,5%. Giá khí đốt cùng hạn đứng tại 3,98 USD/ triệu BTU, hạ nhẹ 0,3% so với phiên 2/12.