Dầu thô tăng giá nhẹ, xăng hạ nhiệt
Chốt phiên giao dịch 3/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2013 tăng 18 cent, tương ứng 0,2%, lên 89,09 USD/thùng
Thị trường năng lượng thế giới trong phiên giao dịch đêm qua (3/12) đã biến động trái chiều do ảnh hưởng bởi những thông tin tốt, xấu đan xen nhau về tình hình hoạt động kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc.
Hôm qua, Trung Quốc công bố chỉ số quản lý sản xuất tháng 11 tăng nhẹ lên 50,6%, từ mức 50,2% trong tháng 10. Số liệu sơ bộ của ngân hàng HSBC cũng cho thấy chỉ số quản lý sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng lên 50,5 điểm trong tháng 11, từ mức 49,5 điểm theo báo cáo của nhà băng này hồi tháng 10.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua, chỉ số do HSBC công bố ở trên mức 50%. Điều này cho thấy, sản xuất tại Trung Quốc đang tăng trưởng trở lại và giới đầu tư có thể lạc quan về các mục tiêu kinh tế do nước này đặt ra trong năm 2012. Đồng thời, đây cũng là tín hiệu tốt cho nhu cầu năng lượng thời gian tới.
Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi Mỹ cũng công bố chỉ số tương tự nhưng theo hướng ngược lại. Theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số sản xuất tháng 11 của Mỹ đã giảm xuống 49,5%, từ mức 51,7% trong tháng 10. Điều này cho thấy, sản xuất ở Mỹ đang ở tình trạng suy giảm và gây áp lực lên giá dầu.
Bù lại, chi tiêu cho xây dựng ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng 1,4%, vượt xa dự báo tăng 0,5% của giới phân tích. Thêm vào đó, chỉ số USD so với rổ 6 loại tiền tệ khác cũng đã giảm xuống 79,869 điểm, từ mức 80,131 điểm trong phiên cuối tuần trước ở Bắc Mỹ. Do vậy, giá dầu về cơ bản vẫn có cơ hội tăng giá.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 3/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2013 tăng 18 cent, tương ứng 0,2%, lên 89,09 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Mức giá cao nhất trong ngày đạt được là 90,33 USD/thùng. Tính chung cả phiên cuối tuần trước, giá dầu hiện tăng 2,8%.
Cùng chiều, giá khí tự nhiên giao tháng 1/2013 tăng được 3 cent, tương ứng 0,8%, lên 3,59 USD/ triệu BTU. Trong khi đó, ngược dòng với kết quả giao dịch của dầu thô và khí tự nhiên, giá dầu sưởi và xăng giao cùng tháng 1/2013 giảm nhẹ khoảng 0,2% xuống còn các mức 3,06 USD/gallon và 2,73 USD/gallon.
Hôm qua, Trung Quốc công bố chỉ số quản lý sản xuất tháng 11 tăng nhẹ lên 50,6%, từ mức 50,2% trong tháng 10. Số liệu sơ bộ của ngân hàng HSBC cũng cho thấy chỉ số quản lý sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng lên 50,5 điểm trong tháng 11, từ mức 49,5 điểm theo báo cáo của nhà băng này hồi tháng 10.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 1 năm qua, chỉ số do HSBC công bố ở trên mức 50%. Điều này cho thấy, sản xuất tại Trung Quốc đang tăng trưởng trở lại và giới đầu tư có thể lạc quan về các mục tiêu kinh tế do nước này đặt ra trong năm 2012. Đồng thời, đây cũng là tín hiệu tốt cho nhu cầu năng lượng thời gian tới.
Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang khi Mỹ cũng công bố chỉ số tương tự nhưng theo hướng ngược lại. Theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số sản xuất tháng 11 của Mỹ đã giảm xuống 49,5%, từ mức 51,7% trong tháng 10. Điều này cho thấy, sản xuất ở Mỹ đang ở tình trạng suy giảm và gây áp lực lên giá dầu.
Bù lại, chi tiêu cho xây dựng ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng 1,4%, vượt xa dự báo tăng 0,5% của giới phân tích. Thêm vào đó, chỉ số USD so với rổ 6 loại tiền tệ khác cũng đã giảm xuống 79,869 điểm, từ mức 80,131 điểm trong phiên cuối tuần trước ở Bắc Mỹ. Do vậy, giá dầu về cơ bản vẫn có cơ hội tăng giá.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 3/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2013 tăng 18 cent, tương ứng 0,2%, lên 89,09 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Mức giá cao nhất trong ngày đạt được là 90,33 USD/thùng. Tính chung cả phiên cuối tuần trước, giá dầu hiện tăng 2,8%.
Cùng chiều, giá khí tự nhiên giao tháng 1/2013 tăng được 3 cent, tương ứng 0,8%, lên 3,59 USD/ triệu BTU. Trong khi đó, ngược dòng với kết quả giao dịch của dầu thô và khí tự nhiên, giá dầu sưởi và xăng giao cùng tháng 1/2013 giảm nhẹ khoảng 0,2% xuống còn các mức 3,06 USD/gallon và 2,73 USD/gallon.