Dầu thô thế giới tăng giá mạnh trở lại
Tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Trung Đông đang gây ra những lo lắng về nguồn cung dầu thô trong tương lai
Giá dầu thô kỳ hạn trên thị trường New York và London đồng loạt tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch 3/6, nhờ thông tin về hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu cũng như tình hình chính trị bất ổn ở Trung Đông.
Hôm qua, Viện Quản lý nguồn cung Mỹ công bố báo cáo cho biết, chỉ số sản xuất của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong tháng 5 đã giảm còn 49%, từ mức 50,7% trong tháng 4. Nhiều công ty sản xuất tại Mỹ cho biết, hoạt động kinh doanh của họ trong tháng 5 đã giảm sút xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Trong khi đó, chỉ số quản lý sản xuất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên mức 48,3% trong tháng 5, từ mức 46,7% trong tháng 4. Đây là mức cao nhất của chỉ số này trong vòng 15 tháng qua, song vẫn thấp dưới ngưỡng 50 điểm, nghĩa là dù sản xuất tại khu vực này đã tốt hơn song vẫn chưa đủ sức vực dậy.
Một báo cáo khác của ngân hàng HSBC cho thấy, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ ở Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm còn 49,2%, thấp hơn mức dự báo 49,6% đưa ra trước đó và thấp hơn mức 50,4% của tháng 4. Việc chỉ số này dưới 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm sút.
Những thông tin không mấy lạc quan về tình hình sản xuất trên phạm vi toàn cầu đã khiến giá trị đồng USD suy yếu khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, từ đó tạo lực đẩy cho giá cả các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường quốc tế bằng đồng bạc xanh của Mỹ, trong đó bao gồm các mặt hàng năng lượng.
Một yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy giá dầu thô thế giới đi lên mạnh trong phiên 3/6 là những tin tức liên quan tới tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng nghiêm trọng sau khi xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Istanbul.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông đưa tin, Iran đang dự định khởi động một lò phản ứng hạt nhân trong năm tới, còn tại Iraq đã có hơn 1.000 người bị thiệt mạng bởi chủ nghĩa khủng bố và các vụ xung đột trong tháng 5 vừa qua. Những thông tin bất ổn về Trung Đông đã làm tăng lo lắng về nguồn cung ứng dầu.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York đã tăng tới 1,48 USD, tương ứng với mức 1,6%, lên 93,45 USD/thùng. Trên sàn giao dịch hàng hóa London, dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn tăng 1,67 USD, tương ứng với mức 1,7%, lên 102,06 USD/thùng.
Cũng trên sàn hàng hóa New York, kết thúc ngày 3/6, giá dầu sưởi giao tháng 7 tăng được 5 cent, tương ứng với mức 1,9%, lên 2,83 USD mỗi gallon. Giá xăng giao cùng kỳ hạn tăng 3 cent, tương ứng với mức 1,1%, lên 2,785 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 7 tăng nhẹ 0,2%, lên mức 3,99 USD/ triệu BTU.
Hôm qua, Viện Quản lý nguồn cung Mỹ công bố báo cáo cho biết, chỉ số sản xuất của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong tháng 5 đã giảm còn 49%, từ mức 50,7% trong tháng 4. Nhiều công ty sản xuất tại Mỹ cho biết, hoạt động kinh doanh của họ trong tháng 5 đã giảm sút xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Trong khi đó, chỉ số quản lý sản xuất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên mức 48,3% trong tháng 5, từ mức 46,7% trong tháng 4. Đây là mức cao nhất của chỉ số này trong vòng 15 tháng qua, song vẫn thấp dưới ngưỡng 50 điểm, nghĩa là dù sản xuất tại khu vực này đã tốt hơn song vẫn chưa đủ sức vực dậy.
Một báo cáo khác của ngân hàng HSBC cho thấy, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ ở Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm còn 49,2%, thấp hơn mức dự báo 49,6% đưa ra trước đó và thấp hơn mức 50,4% của tháng 4. Việc chỉ số này dưới 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm sút.
Những thông tin không mấy lạc quan về tình hình sản xuất trên phạm vi toàn cầu đã khiến giá trị đồng USD suy yếu khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, từ đó tạo lực đẩy cho giá cả các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường quốc tế bằng đồng bạc xanh của Mỹ, trong đó bao gồm các mặt hàng năng lượng.
Một yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy giá dầu thô thế giới đi lên mạnh trong phiên 3/6 là những tin tức liên quan tới tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng nghiêm trọng sau khi xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Istanbul.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông đưa tin, Iran đang dự định khởi động một lò phản ứng hạt nhân trong năm tới, còn tại Iraq đã có hơn 1.000 người bị thiệt mạng bởi chủ nghĩa khủng bố và các vụ xung đột trong tháng 5 vừa qua. Những thông tin bất ổn về Trung Đông đã làm tăng lo lắng về nguồn cung ứng dầu.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 trên sàn hàng hóa New York đã tăng tới 1,48 USD, tương ứng với mức 1,6%, lên 93,45 USD/thùng. Trên sàn giao dịch hàng hóa London, dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn tăng 1,67 USD, tương ứng với mức 1,7%, lên 102,06 USD/thùng.
Cũng trên sàn hàng hóa New York, kết thúc ngày 3/6, giá dầu sưởi giao tháng 7 tăng được 5 cent, tương ứng với mức 1,9%, lên 2,83 USD mỗi gallon. Giá xăng giao cùng kỳ hạn tăng 3 cent, tương ứng với mức 1,1%, lên 2,785 USD mỗi gallon. Giá khí tự nhiên giao tháng 7 tăng nhẹ 0,2%, lên mức 3,99 USD/ triệu BTU.