Đầu tư công “át vía” đầu tư tư nhân?
Một số kết quả về đánh giá đầu tư công trong mối quan hệ với đầu tư tư nhân tại Việt Nam
Đầu tư công đang lấn át hay thúc đẩy đầu tư tư nhân? Đó là vấn đề được TS. Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đưa ra tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Viện Khoa học xã hội tổ chức trong hai ngày 10 và 11/3 ra tại Cần Thơ.
Để đánh giá đầu tư công trong mối quan hệ với đầu tư tư nhân tại Việt Nam, TS. Thành đã sử dụng mô hình VECM (Vector Autoregressive Error Correction Model) để ước lượng các hàm phản ứng với ba biến số là đầu tư khu vực nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân và GDP.
Các biến số này được thu thập từ năm 1986-2010 từ nguồn Tổng cục Thống kê, tính theo giá so sánh 1994, ông Thành cho biết.
Đầu tư “ngược”
Theo ông Thành, một trong những nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô thời gian qua chính là mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhưng với chất lượng thấp.
Mô hình này đã và đang đe dọa khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn của nền kinh tế, ông Thành cùng chung nhận xét với nhiều chuyên gia kinh tế khác tại hội thảo.
Vị diễn giả này cũng cho rằng, yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đang đặt ra cấp thiết và trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nào: nên giảm hay gia tăng đầu tư công, liệu đầu tư công ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến đầu tư của khu vực tư nhân?
Phân tích số liệu từ 1986 đến nay, TS. Thành nhận xét, từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41,9% năm 2010, bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông và Đông Nam Á.
Đáng chú ý, trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 5,1 lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tư nhân (3,5 lần) và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước (tăng 2,5 lần). Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vốn đầu tư có hiệu quả kém lại chủ yếu là đầu tư công, khi hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) cho khu vực nhà nước là 7,8 - cao hơn mức trung bình chung của nền kinh tế là 5,2.
Trong khi đó, cơ cấu đầu tư công trong các ngành chưa thể hiện rõ được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2000-2009, đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế luôn chiếm trên 73% vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm 2009.
Theo tác giả tham luận, như vậy, đầu tư công vẫn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư vào phát triển nguồn lực con người còn chưa được chú trọng và chưa tương xứng.
Điều này dường như đang đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản cho đầu tư công. Theo đó, chức năng chính của nhà nước phải là xây dựng các nền tảng phát triển và tăng trưởng, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
Cần giảm dần tỷ trọng đầu tư công
Kết quả thực nghiệm cho thấy hiện tượng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét, bản tham luận nêu rõ.
Sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư của khu vực tư nhân bị thu hẹp khoảng 0,48% và chỉ đóng góp trung bình 0,05% vào tăng trưởng sản lượng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động đến GDP của đầu tư khu vực nhà nước là thấp hơn nhiều so với tác động của đầu tư khu vực tư nhân.
Hàm ý bản tham luận được tác giả nhấn mạnh là trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công.
TS. Thành cũng đưa ra khuyến nghị, cần tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.
Ngoài ra, cần đổi mới tư duy về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, cụ thể là giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh”. Không nên phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt.
Nhiều vấn đề được nêu tại tham luận của TS. Thành, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công cũng là nội dung được bàn thảo khá sôi nổi tại phiên thảo luận sáng nay của hội thảo.
Một số ý kiến cho rằng việc kiểm soát đầu tư công chưa đạt yêu cầu, dẫn đến dàn trải và lãng phí.
Theo TS. Trần Văn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, tình trạng đầu tư nhỏ giọt làm cho công trình đáng ra chỉ 3 năm thành 10 năm, như thế thì không thể gọi là hiệu quả.
Nhiều dự án dễ thu hồi vốn thì đầu tư công chiếm hầu hết cả, đầu tư tư không còn dư địa, TS Văn phân tích.
Để đánh giá đầu tư công trong mối quan hệ với đầu tư tư nhân tại Việt Nam, TS. Thành đã sử dụng mô hình VECM (Vector Autoregressive Error Correction Model) để ước lượng các hàm phản ứng với ba biến số là đầu tư khu vực nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân và GDP.
Các biến số này được thu thập từ năm 1986-2010 từ nguồn Tổng cục Thống kê, tính theo giá so sánh 1994, ông Thành cho biết.
Đầu tư “ngược”
Theo ông Thành, một trong những nguyên nhân chính của những bất ổn vĩ mô thời gian qua chính là mô hình tăng trưởng theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhưng với chất lượng thấp.
Mô hình này đã và đang đe dọa khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn của nền kinh tế, ông Thành cùng chung nhận xét với nhiều chuyên gia kinh tế khác tại hội thảo.
Vị diễn giả này cũng cho rằng, yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đang đặt ra cấp thiết và trọng tâm của quá trình tái cấu trúc này là tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nào: nên giảm hay gia tăng đầu tư công, liệu đầu tư công ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến đầu tư của khu vực tư nhân?
Phân tích số liệu từ 1986 đến nay, TS. Thành nhận xét, từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41,9% năm 2010, bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông và Đông Nam Á.
Đáng chú ý, trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 5,1 lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tư nhân (3,5 lần) và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước (tăng 2,5 lần). Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vốn đầu tư có hiệu quả kém lại chủ yếu là đầu tư công, khi hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) cho khu vực nhà nước là 7,8 - cao hơn mức trung bình chung của nền kinh tế là 5,2.
Trong khi đó, cơ cấu đầu tư công trong các ngành chưa thể hiện rõ được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2000-2009, đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế luôn chiếm trên 73% vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của con người (khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm 2009.
Theo tác giả tham luận, như vậy, đầu tư công vẫn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư vào phát triển nguồn lực con người còn chưa được chú trọng và chưa tương xứng.
Điều này dường như đang đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản cho đầu tư công. Theo đó, chức năng chính của nhà nước phải là xây dựng các nền tảng phát triển và tăng trưởng, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
Cần giảm dần tỷ trọng đầu tư công
Kết quả thực nghiệm cho thấy hiện tượng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét, bản tham luận nêu rõ.
Sau một thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư của khu vực tư nhân bị thu hẹp khoảng 0,48% và chỉ đóng góp trung bình 0,05% vào tăng trưởng sản lượng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động đến GDP của đầu tư khu vực nhà nước là thấp hơn nhiều so với tác động của đầu tư khu vực tư nhân.
Hàm ý bản tham luận được tác giả nhấn mạnh là trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư công.
TS. Thành cũng đưa ra khuyến nghị, cần tạo cơ hội bình đẳng hơn nữa cho các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội, tạo ra các cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.
Ngoài ra, cần đổi mới tư duy về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, cụ thể là giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh”. Không nên phân bố đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm và đảm nhiệm tốt.
Nhiều vấn đề được nêu tại tham luận của TS. Thành, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công cũng là nội dung được bàn thảo khá sôi nổi tại phiên thảo luận sáng nay của hội thảo.
Một số ý kiến cho rằng việc kiểm soát đầu tư công chưa đạt yêu cầu, dẫn đến dàn trải và lãng phí.
Theo TS. Trần Văn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, tình trạng đầu tư nhỏ giọt làm cho công trình đáng ra chỉ 3 năm thành 10 năm, như thế thì không thể gọi là hiệu quả.
Nhiều dự án dễ thu hồi vốn thì đầu tư công chiếm hầu hết cả, đầu tư tư không còn dư địa, TS Văn phân tích.