Đề án tái cấu trúc của VNPT... “chưa hợp lệ”?
Trong quý 3/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ đề án về tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường viễn thông
Trong quý 3/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ đề án về tái cơ cấu lại toàn bộ thị trường viễn thông.
Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, sau khi trình và được Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở đề án đó, các doanh nghiệp viễn thông mới xây dựng và trình đề án của mình.
Ông Thắng cũng cho biết, trước đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã trình đề án tái cơ cấu của mình, trước khi đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” được Thủ tướng phê duyệt, đồng thời cũng trước cả đề án mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang làm và sắp tới trình Chính phủ.
“Vì thế, đề án đó (đề án của VNPT – PV) là chủ quan của doanh nghiệp, các bộ ngành cũng chưa họp, chưa có ý kiến chính thức về bất kỳ vấn đề gì”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay.
Theo ông Thắng, trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phải đợi Thủ tướng phê duyệt đề án “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” rồi mới xây dựng đề án tái cơ cấu lĩnh vực mà Bộ quản lý. Sau đó, Thủ tướng lại giao nhiệm vụ cho các bộ ngành phải làm gì, hướng dẫn các doanh nghiệp như thế nào, và như thế, lúc đó, doanh nghiệp phải làm lại đề án tái cấu trúc của mình.
Từ thực tế trên, có ý kiến cho rằng, đề án tái cấu trúc của VNPT trước đây là “chưa hợp lệ”, vì chưa được xây dựng căn cứ trên các cơ sở hướng dẫn về tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước từ các bộ ngành liên quan.
Cũng đã nhiều lần, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra quan điểm và định hướng phát triển đối với thị trường viễn thông là để thị trường viễn thông phát triển bền vững, hiệu quả, thì phải có ít nhất 3 doanh nghiệp và có thị phần tương đương nhau mới có thể tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Theo quan điểm trên, rất có thể, trong đề án tái cấu trúc thị trường viễn thông của Bộ sẽ định hướng duy trì 3 mạng viễn thông chiếm thị phần tương đương nhau tồn tại trên thị trường.
Nếu vậy, “việc sáp nhập giữa hai mạng MobiFone và VinaPhone” như chủ trương của VNPT trong đề án trình Chính phủ trước đó có thể sẽ “không được Bộ ủng hộ”.
Trước đó, tại đề án tái cấu trúc của VNPT, tập đoàn này có chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile). Đồng thời, VNPT sẽ hình thành bộ máy quản lý, điều hành của tổng công ty nhằm thống nhất quản lý, dùng chung cơ sở hạ tầng, duy trì kinh doanh cả hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone.
Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, sau khi trình và được Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở đề án đó, các doanh nghiệp viễn thông mới xây dựng và trình đề án của mình.
Ông Thắng cũng cho biết, trước đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã trình đề án tái cơ cấu của mình, trước khi đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” được Thủ tướng phê duyệt, đồng thời cũng trước cả đề án mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang làm và sắp tới trình Chính phủ.
“Vì thế, đề án đó (đề án của VNPT – PV) là chủ quan của doanh nghiệp, các bộ ngành cũng chưa họp, chưa có ý kiến chính thức về bất kỳ vấn đề gì”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay.
Theo ông Thắng, trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phải đợi Thủ tướng phê duyệt đề án “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước” rồi mới xây dựng đề án tái cơ cấu lĩnh vực mà Bộ quản lý. Sau đó, Thủ tướng lại giao nhiệm vụ cho các bộ ngành phải làm gì, hướng dẫn các doanh nghiệp như thế nào, và như thế, lúc đó, doanh nghiệp phải làm lại đề án tái cấu trúc của mình.
Từ thực tế trên, có ý kiến cho rằng, đề án tái cấu trúc của VNPT trước đây là “chưa hợp lệ”, vì chưa được xây dựng căn cứ trên các cơ sở hướng dẫn về tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước từ các bộ ngành liên quan.
Cũng đã nhiều lần, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra quan điểm và định hướng phát triển đối với thị trường viễn thông là để thị trường viễn thông phát triển bền vững, hiệu quả, thì phải có ít nhất 3 doanh nghiệp và có thị phần tương đương nhau mới có thể tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Theo quan điểm trên, rất có thể, trong đề án tái cấu trúc thị trường viễn thông của Bộ sẽ định hướng duy trì 3 mạng viễn thông chiếm thị phần tương đương nhau tồn tại trên thị trường.
Nếu vậy, “việc sáp nhập giữa hai mạng MobiFone và VinaPhone” như chủ trương của VNPT trong đề án trình Chính phủ trước đó có thể sẽ “không được Bộ ủng hộ”.
Trước đó, tại đề án tái cấu trúc của VNPT, tập đoàn này có chủ trương hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile). Đồng thời, VNPT sẽ hình thành bộ máy quản lý, điều hành của tổng công ty nhằm thống nhất quản lý, dùng chung cơ sở hạ tầng, duy trì kinh doanh cả hai thương hiệu MobiFone và VinaPhone.