Đề nghị án tử với Nguyễn Xuân Sơn, chung thân với Hà Văn Thắm
Viện Kiểm sát đề nghị án tử với Nguyễn Xuân Sơn, chung thân với Hà Văn Thắm, 17-18 năm tù với Hứa Thị Phấn
Sáng nay (14/9), phiên toà xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm trong đại án kinh tế tại Oceanbank tiếp tục với phần tranh tụng.
Trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, trên cơ sở tài liệu chứng cứ có trong vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, nhận thấy việc truy tố các bị cáo tội “Cố ý làm trái các quy định” của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Tham ô tài sản” là vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Đối với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Viện kiểm sát kết luận bị cáo đã lợi dụng chức vụ của mình và lợi thế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là cổ đông chiến lược, yêu sách áp đặt chi lãi ngoài. Bị cáo đã nhận chiếm đoạt số tiền lớn.
Hành vi này gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, gây hình ảnh xấu cho Petro Vietnam - một tập đoàn hàng đầu Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, bị cáo chưa thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, nhằm trốn tránh trách nhiệm, thái độ coi thường pháp luật, thách thức các giới hạn pháp luật. Do đó, cần xử lý nghiêm khắc, nhằm đảm bảo răn đe phòng chống tội phạm.
Sơn cũng có tình tiết giảm nhẹ là có nhiều thành tích đóng góp cho ngành dầu khí, chưa có tiền án, tiền sự nhưng chừng đó là chưa đủ, đề nghị mức án nghiêm khắc với bị cáo Sơn.
Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn: 16-18 năm về tội cố ý làm trái, chung thân về tội lạm dụng quyền hạn, tử hình với tội tham ô. Theo đó, hình phạt chung là tử hình.
Đối với Hà Văn Thắm, xuất phát từ động cơ cá nhân, đồng thời, cũng chịu áp lực từ Petro Vietnam, bị cáo đã chỉ đạo nhân viên thu tiền trái pháp luật qua Công ty BSC. Đối với hành vi chi lãi ngoài, Hà Văn Thắm là chủ mưu khởi xướng, chỉ đạo chi lãi ngoài trên toàn hệ thống Ngân hàng Đại Dương.
Hành vi kéo dài công khai trên toàn hệ thống, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng lớn tới chính sác tiền tệ tiền của Ngân hàng Nhà nước. Hà Văn Thắm tiếp sức cho bị cáo Sơn.
Ở hành vi vi phạm quy định cho vay, Hà Văn Thắm chỉ đạo cấp dưới cho vay trái quy định gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng chưa thành khẩn, chưa nhận thức được sai phạm, hậu quả chưa được khắc phục, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, thiệt hại cho OceanBank, kéo theo hệ lụy cho hàng chục nhân viên khác bị truy tố xét xử.
Theo đó, Viện Kiểm sát cho rằng cần có một mức án nghiêm khắc đối với Hà Văn Thắm và đề nghị 19-20 năm tội cố ý làm trái, 18-20 năm về vi phạm cho vay, 20 năm tội lạm dụng chức vụ, chung thân tội tham ô. Hình phạt chung là chung thân.
Đối với Nguyễn Minh Thu, bị cáo biết rõ thu phí BSC và chi lãi ngoài là trái pháp luật nhưng vẫn nhận và thực hiện theo chỉ đạo. Trong quá trình bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Mức phạt đề nghị là 14-15 năm tội cố ý làm trái, 10-12 năm tội lạm dụng chức vụ. Hình phạt chung: 24-27 năm tù.
Bị cáo Nguyên Văn Hoàn với cương vị Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng, Hoàn đã giúp sức tích cực việc thu phí qua công ty BSC theo sự chỉ đạo của Thắm, trực tiếp ký cho Trung Dung vay 500 tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho OceanBank, do đó cần phải xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, bị cáo thành khẩn khai báo, thực hiện theo sự chỉ đạo của Thắm không tư lợi nên cần xem xét giảm nhẹ. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức phạt cho Hoàn từ 10-12 năm tội vi phạm quy định cho vay, 10-12 năm lạm dụng chức vụ. Hình phạt chung 20-24 năm.
Đối với Phạm Hoàng Giang là người am hiểu luật, biết rõ việc thu phí qua BSC là trái pháp luật và việc giữ chức Tổng giám đốc BSC chỉ là danh nghĩa để hợp thức hoá nguồn thu trên nhưng theo sự chỉ đạo của Thắm đã tích cực thực hiện thu phí của khách hàng, cùng Thắm giúp sức cho Sơn chiếm đoạt khoản tiền lớn.
Quá trình điều tra bị cáo Giang không thành khẩn nên cần xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo là không được hưởng lợi, chưa có tiền án tiền sự nên xem xét giảm nhẹ. Hình phạt đề nghị là 8-9 năm lạm dụng quyền hạn.
Bị cáo Phạm Thị Hồng Tứ mặc dù không có nghiệp vụ tài chính ngân hàng nhưng theo sự chỉ đạo của Hà Văn Thắm vẫn đứng tên Chủ tịch công ty BSC, đồng thời ký nhiều hợp đồng dịch vụ thu phí để Thắm có tiền chi cho Sơn. Quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo không biết mục đích của việc thu phí, không được hưởng lợi, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên xem xét giảm nhẹ. Hình phạt đề nghị 30-36 tháng tù.
Đối với Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh và Trần Văn Bình, các bị cáo đã sử dụng tài sản đảm bảo không đủ tính pháp lý để vay tiền 500 tỷ đồng, hành vi đồng phạm với Thắm về vi phạm hoạt động cho vay, Phấn là người hưởng lợi toàn bộ số tiền vay, không khai thành khẩn, Danh đóng vai trò đồng phạm tích cực, khai thành khẩn, Bình có hành vi giúp sức nhưng là người hạn chế hiểu biết pháp luật.
Theo đó, hình phạt đề nghị cho Hứa Thị Phấn là 17-18 năm tù, cho Phạm Công Danh là 16-17 năm tù, và với Trần Văn Bình là 5-6 năm tù.
Trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, trên cơ sở tài liệu chứng cứ có trong vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, nhận thấy việc truy tố các bị cáo tội “Cố ý làm trái các quy định” của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Tham ô tài sản” là vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Đối với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Viện kiểm sát kết luận bị cáo đã lợi dụng chức vụ của mình và lợi thế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là cổ đông chiến lược, yêu sách áp đặt chi lãi ngoài. Bị cáo đã nhận chiếm đoạt số tiền lớn.
Hành vi này gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, gây hình ảnh xấu cho Petro Vietnam - một tập đoàn hàng đầu Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, bị cáo chưa thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, nhằm trốn tránh trách nhiệm, thái độ coi thường pháp luật, thách thức các giới hạn pháp luật. Do đó, cần xử lý nghiêm khắc, nhằm đảm bảo răn đe phòng chống tội phạm.
Sơn cũng có tình tiết giảm nhẹ là có nhiều thành tích đóng góp cho ngành dầu khí, chưa có tiền án, tiền sự nhưng chừng đó là chưa đủ, đề nghị mức án nghiêm khắc với bị cáo Sơn.
Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn: 16-18 năm về tội cố ý làm trái, chung thân về tội lạm dụng quyền hạn, tử hình với tội tham ô. Theo đó, hình phạt chung là tử hình.
Đối với Hà Văn Thắm, xuất phát từ động cơ cá nhân, đồng thời, cũng chịu áp lực từ Petro Vietnam, bị cáo đã chỉ đạo nhân viên thu tiền trái pháp luật qua Công ty BSC. Đối với hành vi chi lãi ngoài, Hà Văn Thắm là chủ mưu khởi xướng, chỉ đạo chi lãi ngoài trên toàn hệ thống Ngân hàng Đại Dương.
Hành vi kéo dài công khai trên toàn hệ thống, gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn, gây ảnh hưởng lớn tới chính sác tiền tệ tiền của Ngân hàng Nhà nước. Hà Văn Thắm tiếp sức cho bị cáo Sơn.
Ở hành vi vi phạm quy định cho vay, Hà Văn Thắm chỉ đạo cấp dưới cho vay trái quy định gây thiệt hại cho ngân hàng nhưng chưa thành khẩn, chưa nhận thức được sai phạm, hậu quả chưa được khắc phục, gây thiệt hại tài sản Nhà nước, thiệt hại cho OceanBank, kéo theo hệ lụy cho hàng chục nhân viên khác bị truy tố xét xử.
Theo đó, Viện Kiểm sát cho rằng cần có một mức án nghiêm khắc đối với Hà Văn Thắm và đề nghị 19-20 năm tội cố ý làm trái, 18-20 năm về vi phạm cho vay, 20 năm tội lạm dụng chức vụ, chung thân tội tham ô. Hình phạt chung là chung thân.
Đối với Nguyễn Minh Thu, bị cáo biết rõ thu phí BSC và chi lãi ngoài là trái pháp luật nhưng vẫn nhận và thực hiện theo chỉ đạo. Trong quá trình bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Mức phạt đề nghị là 14-15 năm tội cố ý làm trái, 10-12 năm tội lạm dụng chức vụ. Hình phạt chung: 24-27 năm tù.
Bị cáo Nguyên Văn Hoàn với cương vị Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng, Hoàn đã giúp sức tích cực việc thu phí qua công ty BSC theo sự chỉ đạo của Thắm, trực tiếp ký cho Trung Dung vay 500 tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho OceanBank, do đó cần phải xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, bị cáo thành khẩn khai báo, thực hiện theo sự chỉ đạo của Thắm không tư lợi nên cần xem xét giảm nhẹ. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị mức phạt cho Hoàn từ 10-12 năm tội vi phạm quy định cho vay, 10-12 năm lạm dụng chức vụ. Hình phạt chung 20-24 năm.
Đối với Phạm Hoàng Giang là người am hiểu luật, biết rõ việc thu phí qua BSC là trái pháp luật và việc giữ chức Tổng giám đốc BSC chỉ là danh nghĩa để hợp thức hoá nguồn thu trên nhưng theo sự chỉ đạo của Thắm đã tích cực thực hiện thu phí của khách hàng, cùng Thắm giúp sức cho Sơn chiếm đoạt khoản tiền lớn.
Quá trình điều tra bị cáo Giang không thành khẩn nên cần xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo là không được hưởng lợi, chưa có tiền án tiền sự nên xem xét giảm nhẹ. Hình phạt đề nghị là 8-9 năm lạm dụng quyền hạn.
Bị cáo Phạm Thị Hồng Tứ mặc dù không có nghiệp vụ tài chính ngân hàng nhưng theo sự chỉ đạo của Hà Văn Thắm vẫn đứng tên Chủ tịch công ty BSC, đồng thời ký nhiều hợp đồng dịch vụ thu phí để Thắm có tiền chi cho Sơn. Quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo không biết mục đích của việc thu phí, không được hưởng lợi, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên xem xét giảm nhẹ. Hình phạt đề nghị 30-36 tháng tù.
Đối với Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh và Trần Văn Bình, các bị cáo đã sử dụng tài sản đảm bảo không đủ tính pháp lý để vay tiền 500 tỷ đồng, hành vi đồng phạm với Thắm về vi phạm hoạt động cho vay, Phấn là người hưởng lợi toàn bộ số tiền vay, không khai thành khẩn, Danh đóng vai trò đồng phạm tích cực, khai thành khẩn, Bình có hành vi giúp sức nhưng là người hạn chế hiểu biết pháp luật.
Theo đó, hình phạt đề nghị cho Hứa Thị Phấn là 17-18 năm tù, cho Phạm Công Danh là 16-17 năm tù, và với Trần Văn Bình là 5-6 năm tù.