Đề nghị giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 0%
Bộ Công Thương vừa có công văn đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép
Bộ Công Thương vừa có công văn đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép.
Theo đó, thuế xuất khẩu phôi thép được đề nghị giảm xuống 0% (mức thuế hiện nay là 5%).
Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết trong thời gian qua, lượng phôi thép của doanh nghiệp tồn kho lên tới 500.000 tấn, chưa kể lượng phôi thép sản xuất ra bình quân trên 100.000 tấn/tháng. Nhưng nhu cầu về phôi thép trong nước ước tính chỉ vào khoảng 110.000 tấn/tháng vào những tháng cuối năm. Như vậy, lượng phôi thép trong nước dư thừa rất nhiều, khả năng thiếu phôi thép sẽ không thể xảy ra.
Bên cạnh đó, giá phôi thép trên thế giới hiện giảm mạnh từ trên 1.150 USD/tấn (đầu tháng 7/2008) đến nay chỉ còn khoảng 515 - 520 USD/tấn (giảm trên 55%).
Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép hiện đang gặp nhiều khó khăn, các nhà máy đều phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Trong khi đó, nhiều khoản chi phí cố định hàng tháng vẫn phải thanh toán. Theo ông Biên, giảm thuế xuất phôi thép là một cách giúp các doanh nghiệp sản xuất tháo gỡ khó khăn, giải quyết lượng thép tồn kho.
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn đề nghị Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép xây dựng thuộc các nhóm 7213, 7214, 7215 từ mức 8% hiện nay lên mức 20%.
Lý giải về kiến nghị này, ông Biên cho hay: trong khi nhu cầu thép xây dựng của nước ta chỉ ở mức 4 – 4,5 triệu tấn/năm nhưng công suất cán thép xây dựng cả nước đã ở mức 7 triệu tấn/năm. Do vậy, hiện nay hầu hết các nhà máy thép đều phải hoạt động cầm chừng, đạt khoảng 55 – 65% công suất thiết kế. Thời gian qua, giá thép trên thị trường đã giảm tới 21,6%, từ 17,6 triệu đồng /tấn (tháng 7 năm 2008) xuống còn 13,8 triệu đồng/tấn (tháng 10 năm 2008).
Thêm vào đó, do Chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt chính tiền tệ, giảm chi tiêu công, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng nên lượng tiêu thụ thép giảm đáng kể. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, với mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ tiếp tục giảm hơn nữa.
Mặt khác, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng thép xây dựng nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) liên tục tăng. Năm 2007, nước ta nhập khẩu 900.000 tấn thép xây dựng. Nhưng chỉ hơn tám tháng đầu năm 2008, lượng thép xây dựng nhập khẩu đã là 683.000 tấn. Lượng này chiếm 22 – 25% thị phần tiêu thụ thép xây dựng của cả nước.
Trung Quốc lại là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới và đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép thông qua các chính sách hỗ trợ thuế (như hoàn thuế VAT). Do vậy, có thể sẽ xảy ra nguy cơ thép xây dựng của Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam với quy mô ngày một lớn hơn, gây khó khăn cho ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam.
Theo đó, thuế xuất khẩu phôi thép được đề nghị giảm xuống 0% (mức thuế hiện nay là 5%).
Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết trong thời gian qua, lượng phôi thép của doanh nghiệp tồn kho lên tới 500.000 tấn, chưa kể lượng phôi thép sản xuất ra bình quân trên 100.000 tấn/tháng. Nhưng nhu cầu về phôi thép trong nước ước tính chỉ vào khoảng 110.000 tấn/tháng vào những tháng cuối năm. Như vậy, lượng phôi thép trong nước dư thừa rất nhiều, khả năng thiếu phôi thép sẽ không thể xảy ra.
Bên cạnh đó, giá phôi thép trên thế giới hiện giảm mạnh từ trên 1.150 USD/tấn (đầu tháng 7/2008) đến nay chỉ còn khoảng 515 - 520 USD/tấn (giảm trên 55%).
Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép hiện đang gặp nhiều khó khăn, các nhà máy đều phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Trong khi đó, nhiều khoản chi phí cố định hàng tháng vẫn phải thanh toán. Theo ông Biên, giảm thuế xuất phôi thép là một cách giúp các doanh nghiệp sản xuất tháo gỡ khó khăn, giải quyết lượng thép tồn kho.
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn đề nghị Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép xây dựng thuộc các nhóm 7213, 7214, 7215 từ mức 8% hiện nay lên mức 20%.
Lý giải về kiến nghị này, ông Biên cho hay: trong khi nhu cầu thép xây dựng của nước ta chỉ ở mức 4 – 4,5 triệu tấn/năm nhưng công suất cán thép xây dựng cả nước đã ở mức 7 triệu tấn/năm. Do vậy, hiện nay hầu hết các nhà máy thép đều phải hoạt động cầm chừng, đạt khoảng 55 – 65% công suất thiết kế. Thời gian qua, giá thép trên thị trường đã giảm tới 21,6%, từ 17,6 triệu đồng /tấn (tháng 7 năm 2008) xuống còn 13,8 triệu đồng/tấn (tháng 10 năm 2008).
Thêm vào đó, do Chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt chính tiền tệ, giảm chi tiêu công, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng nên lượng tiêu thụ thép giảm đáng kể. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, với mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ tiếp tục giảm hơn nữa.
Mặt khác, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng thép xây dựng nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) liên tục tăng. Năm 2007, nước ta nhập khẩu 900.000 tấn thép xây dựng. Nhưng chỉ hơn tám tháng đầu năm 2008, lượng thép xây dựng nhập khẩu đã là 683.000 tấn. Lượng này chiếm 22 – 25% thị phần tiêu thụ thép xây dựng của cả nước.
Trung Quốc lại là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới và đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép thông qua các chính sách hỗ trợ thuế (như hoàn thuế VAT). Do vậy, có thể sẽ xảy ra nguy cơ thép xây dựng của Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam với quy mô ngày một lớn hơn, gây khó khăn cho ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam.