Đến Budapest để ngắm sông Danube
Danube là con sông dài thứ hai của châu Âu, sau sông Volga. Với độ dài 2.850 km, sông Danube chảy qua khá nhiều thành phố của 9 quốc gia, trong đó có 4 thủ đô: Vienna của Áo, Brastilava của Slovakia, Belgrade của Serbia và Budapest của Hungary.
Sông Danube như một dải lụa xanh nối châu Âu từ Tây sang Đông. Trên dải lụa xanh đó, Budapest như viên ngọc rực rỡ nhất. Cố đô của Đế quốc Áo-Hung luôn được ví như trái tim giữa lòng châu Âu, viên ngọc của dòng Danube. Dường như chẳng nơi nào dọc sông Danube đẹp và lãng mạn như ở Budapest. Thành phố nằm ở khúc nơi sông Danube đổi dòng từ hướng Đông – Tây sang hướng Bắc Nam. Dòng sông trữ tình và đồng điệu đến nghẹt thở với thành phố di sản này.
Cái tên Budapest được hợp thành từ hai tên của hai khu vực trung tâm thành phố này: quận Buda và quận Pest chia nhau nằm ở hai bên bờ sông Danube. Ở Budapest, người ta có thể ngắm thỏa thích sông Danube từ nhiều góc cạnh khác nhau: từ trên cầu, trên đảo Magaret, trên đồi Gellert, trên pháo đài Buda…
Những kiến trúc đẹp nhất của thành phố này đều nằm dọc hai bên dòng Danube. Bờ sông Danube ở Budapest – nơi được xếp vào danh sách Di sản Thế giới - đã góp phần làm cho Busapest trở thành một trong những thành phố đẹp nhất châu Âu. Nổi bật nhất, hùng vĩ và kiêu hãnh nhất trong các kiến trúc nơi đây là tòa nhà Quốc hội Hungary nằm trên quảng trường Kossuth Lajos, một trong những tòa nhà lập pháp cổ xưa nhất châu Âu.
Không thua kém về vẻ đẹp là Thành lũy của những người đánh cá với tên gọi Halászbástya, nằm ở đồi Lâu đài. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Halászbástya lúc nào cũng nhộn nhịp du khách, những người bán tranh dạo, những nghệ sĩ hát rong… Tên gọi Thành lũy của những người đánh cá là để ghi nhớ công lao của những người đánh cá vào thời trung cổ đã chiến đấu ở đây để bảo vệ cho thành phố. Bảy ngọn tháp của Halászbástya tượng trưng cho bảy bộ tộc người Hungary đã định cư ở mảnh đất này từ năm 896. Đây là một trong những điểm ngắm toàn cảnh sông Danube đẹp nhất ở Budapest.
Hãy dậy sớm khi bạn đang đi thuyền đến Budapest để không bỏ lỡ khung cảnh độc nhất của thành phố đầy quyến rũ này từ phía dòng song và những cây cầu. Bạn sẽ có một ý tưởng tốt hơn về việc thủ đô Hungary đã chia ra như thế nào. Nổi tiếng nhất là cầu Chain, và con thuyền của bạn có thể sẽ cập bến tại đó.
Từ đó, bạn có thể khám phá cả 2 phía, thông qua đi bộ hoặc phương tiện công cộng (các xe điện chạy xuyên suốt). Về phía Buda, bạn sẽ tìm thấy ở khu Castle, nhà thờ Matthias, và nhiều nhà tắm nổi tiếng của thành phố. Sự thật là Budapest, được mệnh danh là "Thành phố của những nhà tắm" có vùng nước nóng chất lượng được cho là có khả năng chữa được bệnh tật.
Về phía Pest, hãy đi đến đại lộ cây xanh Andrassy, hãy xem xét địa danh Champs Elysees của Budapest. Một nơi đáng để tham quan nữa đó là Market Wall, nơi bạn sẽ tìm thấy ớt cựa gà, một nguyên liệu chính trong chế độ ăn uống của người Hungary, và kem goulash, nguyên liệu mà người dân sử dụng để tiết kiệm thời gian khi nấu goulash, một trong những món ăn đặc sản của Hungary. Buổi tối, hãy kiếm một chỗ ngoài trời trên boong tàu để có thể ngắm nhìn đèn đêm ở Budapest. Có rất nhiều điểm tham quan, bao gồm cây cầu Chain và Nhà của Quốc hội, được chiếu sáng vào ban đêm.
Nhắc đến sông Danube thì không thể quên món súp cá đặc sản. Món này ngon hơn nếu được ăn ngay trên đất của Hội phường ngư dân cũ, tại những nhà hàng sát sông Danube nằm trên con phố mang tên Halász utca ngay dưới chân Pháo đài Ngư phủ. Mỗi ngư dân đều có cách chế biến hay bí quyết của riêng mình, nhưng yêu cầu tiên quyết phải dùng thứ cá tươi mới đánh lên bờ như cá chép, cá rô, cá trê. Người ta nấu nước dùng từ đầu, xương, tim, gan và long mề cá cùng nhiều loại gia vị tạo vị đậm cho súp, sau đó nêm nếm một hỗn hợp gồm ớt, tiêu, hành tây tươi cùng cà chua. Tương truyền, muốn ngon, món Halászlé phải được nấu ngay khi thuyền về trên những bãi cát ven sông để đảm bảo độ tươi của cá. Nồi nước được đun trong những chiếc vạc bắc ngay sát bến thuyền. Khi súp chín tới sẽ thêm phi-lê cá. Cá tươi và ngọt thịt, còn vị súp đúng là sự giao thao giữa hai nét văn hoá Á và Âu, ngọt ngào và ấm sực.