“Dẹp” bớt khu kinh tế: Không dễ!
Việc thành lập nhanh các khu kinh tế đã kéo theo nhu cầu vốn đầu tư đang vượt quá khả năng cân đối của ngân sách
Phát triển tràn lan, quản lý chồng chéo, hiệu quả hạn chế… những nhược điểm của các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu tại báo cáo của đoàn giám sát về Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu dường như nổi bật hơn ưu điểm.
Đây cũng là một trong những lý do khiến phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/12 về báo cáo này đã có rất nhiều băn khoăn, quan ngại về những kiến nghị liên quan đến định hướng phát triển tiếp theo của các khu kinh tế.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay, trên cả nước có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 662.249ha, thu hút được hơn 25 tỷ USD vốn FDI và gần 540 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào sản xuất, kinh doanh.
Dự kiến riêng trong năm 2011, các khu kinh tế này đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu gần 800 triệu USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng.
28 khu kinh tế cửa khẩu, theo báo cáo của Chính phủ có tổng diện tích hơn 600 nghìn ha, thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với số vốn hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 40 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt khoảng 4.800 tỷ đồng.
Nhận xét chủ trương xây dựng các khu kinh tế là đúng, song đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thành lập nhanh các khu kinh tế đã kéo theo nhu cầu vốn đầu tư đang vượt quá khả năng cân đối của ngân sách quốc gia. Nên, nhiều khu đang gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu vận hành và thu hút đầu tư.
Chỉ ra 7 nhược điểm trong phát triển các khu kinh tế, đoàn giám sát kiến nghị tạm dừng việc ra quyết định thành lập mới. Đồng thời xem xét, lựa chọn từ 3 - 5 khu kinh tế ven biển báo cáo Quốc hội để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển.
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu, lựa chọn để tập trung đầu tư các khu có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, hạ tầng xã hội làm đối trọng với các đô thị của quốc gia láng giềng. Những khu kinh tế còn lại, hiệu quả hoạt động không cao cần chuyển thành các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại cửa khẩu.
Đoàn giám sát cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, nêu rõ các yêu cầu nói trên.
Những kiến nghị của đoàn giám sát cũng là ý kiến chung của không ít chuyên gia kinh tế, tại một số hội thảo gần đây. Tuy nhiên, đáp lại những kiến nghị này là sự đắn đo, băn khoăn của đa số các vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đặt vấn đề, để thành lập được khu kinh tế đầu tiên của cả nước vào năm 2003 là khu kinh tế Chu Lai, Trung ương đã hai lần ra nghị quyết. Nghị quyết có nêu là sau khi tổng kết rút kinh nghiệm từ khu kinh tế này thì mới tiến hành thành lập các khu tiếp theo. Song từ 2004 đến 2006 ồ ạt mở rất nhiều khu kinh tế khác, như vậy thì đánh giá thế nào về thực hiện nghị quyết của Trung ương?.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi, các khu kinh tế có đáp ứng được yêu cầu đặt ra là tạo bước đột phá và khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế hay không?
Nỗi băn khoăn lại càng tăng khi Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, hiện nay Thủ tướng đang giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng đánh giá toàn diện lại 20 năm phát triển các khu kinh tế, sau đó mới kiến nghị giải pháp cho thời gian tới. Và cũng chưa có đánh giá về mô hình thí điểm.
Trả lời một số câu hỏi liên quan đến hiệu quả của các khu kinh tế, ông Trung cho biết, hiện tại khu kinh tế Chu Lai đóng góp ngân sách tỷ trọng lớn." Riêng với Chu Lai thì khu kinh tế đã nuôi ngân sách, các khu khác thì tình hình không phải như thế", Thứ trưởng Trung nói.
Về kiến nghị chuyển các khu kinh tế không hiệu quả thành khu công nghiệp, ông Trung nói rằng ông cũng phân vân, bởi ngay bây giờ đánh giá tác động việc này chưa rõ vì khu công nghiệp cũng có hàng loạt vấn đề chưa giải quyết được.
Còn khu kinh tế cửa khẩu chuyển thành trung tâm thương mại theo nguyên lý nào và tiêu thức nào, ông Trung cho rằng vẫn đang rất vướng. Vị thứ trưởng này cũng cho rằng nên lùi việc đưa ra kiến nghị cụ thể, vì như Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng đã phát biểu, một số nội dung phải xin ý kiến Bộ Chính trị.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng cần phải tiếp tục đánh giá thêm về hiệu quả của các khu kinh tế, khi doanh số chỉ đạt 8 tỷ USD, xuất khẩu chỉ có 800 triệu USD, thu ngân sách chỉ 1 tỷ USD và tạo việc làm mới được 30 nghìn lao động.
So sánh với diện tích và nguồn lực đầu tư, ông Hiển cũng nhận xét rằng hiệu quả hạn chế. Song cần phân loại rõ ràng rồi mới đề xuất giải pháp cơ chế cho cụ thể hơn. Vì vậy, nếu ban hành nghị quết thì sợ rằng không đạt được như mong muốn.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đồng tình với ý kiến của Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển
Cũng đồng ý là tạm dừng thành lập mới, song Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng không cần có nghị quyết, mà nên hoàn chỉnh báo cáo và nêu kiến nghị.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu nâng tầm báo cáo giám sát, đánh giá thêm hiệu quả đầu tư, và đề xuất chính sách cụ thể hơn. Đặc biệt cần cần xác định trách nhiệm về những tồn tại trong phát triển các khu kinh tế, vì giám sát mà không rõ trách nhiệm thì không có ý nghĩa.
Những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì sẽ báo cáo thêm với chủ tịch Quốc hội và có thể xin ý kiến của cấp cao hơn nữa, bà Ngân nói.
Đây cũng là một trong những lý do khiến phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/12 về báo cáo này đã có rất nhiều băn khoăn, quan ngại về những kiến nghị liên quan đến định hướng phát triển tiếp theo của các khu kinh tế.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay, trên cả nước có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 662.249ha, thu hút được hơn 25 tỷ USD vốn FDI và gần 540 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước vào sản xuất, kinh doanh.
Dự kiến riêng trong năm 2011, các khu kinh tế này đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ USD, xuất khẩu gần 800 triệu USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 nghìn tỷ đồng.
28 khu kinh tế cửa khẩu, theo báo cáo của Chính phủ có tổng diện tích hơn 600 nghìn ha, thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với số vốn hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 40 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt khoảng 4.800 tỷ đồng.
Nhận xét chủ trương xây dựng các khu kinh tế là đúng, song đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thành lập nhanh các khu kinh tế đã kéo theo nhu cầu vốn đầu tư đang vượt quá khả năng cân đối của ngân sách quốc gia. Nên, nhiều khu đang gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu vận hành và thu hút đầu tư.
Chỉ ra 7 nhược điểm trong phát triển các khu kinh tế, đoàn giám sát kiến nghị tạm dừng việc ra quyết định thành lập mới. Đồng thời xem xét, lựa chọn từ 3 - 5 khu kinh tế ven biển báo cáo Quốc hội để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển.
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu, lựa chọn để tập trung đầu tư các khu có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, hạ tầng xã hội làm đối trọng với các đô thị của quốc gia láng giềng. Những khu kinh tế còn lại, hiệu quả hoạt động không cao cần chuyển thành các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại cửa khẩu.
Đoàn giám sát cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, nêu rõ các yêu cầu nói trên.
Những kiến nghị của đoàn giám sát cũng là ý kiến chung của không ít chuyên gia kinh tế, tại một số hội thảo gần đây. Tuy nhiên, đáp lại những kiến nghị này là sự đắn đo, băn khoăn của đa số các vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng đặt vấn đề, để thành lập được khu kinh tế đầu tiên của cả nước vào năm 2003 là khu kinh tế Chu Lai, Trung ương đã hai lần ra nghị quyết. Nghị quyết có nêu là sau khi tổng kết rút kinh nghiệm từ khu kinh tế này thì mới tiến hành thành lập các khu tiếp theo. Song từ 2004 đến 2006 ồ ạt mở rất nhiều khu kinh tế khác, như vậy thì đánh giá thế nào về thực hiện nghị quyết của Trung ương?.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi, các khu kinh tế có đáp ứng được yêu cầu đặt ra là tạo bước đột phá và khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế hay không?
Nỗi băn khoăn lại càng tăng khi Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, hiện nay Thủ tướng đang giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng đánh giá toàn diện lại 20 năm phát triển các khu kinh tế, sau đó mới kiến nghị giải pháp cho thời gian tới. Và cũng chưa có đánh giá về mô hình thí điểm.
Trả lời một số câu hỏi liên quan đến hiệu quả của các khu kinh tế, ông Trung cho biết, hiện tại khu kinh tế Chu Lai đóng góp ngân sách tỷ trọng lớn." Riêng với Chu Lai thì khu kinh tế đã nuôi ngân sách, các khu khác thì tình hình không phải như thế", Thứ trưởng Trung nói.
Về kiến nghị chuyển các khu kinh tế không hiệu quả thành khu công nghiệp, ông Trung nói rằng ông cũng phân vân, bởi ngay bây giờ đánh giá tác động việc này chưa rõ vì khu công nghiệp cũng có hàng loạt vấn đề chưa giải quyết được.
Còn khu kinh tế cửa khẩu chuyển thành trung tâm thương mại theo nguyên lý nào và tiêu thức nào, ông Trung cho rằng vẫn đang rất vướng. Vị thứ trưởng này cũng cho rằng nên lùi việc đưa ra kiến nghị cụ thể, vì như Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng đã phát biểu, một số nội dung phải xin ý kiến Bộ Chính trị.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng cần phải tiếp tục đánh giá thêm về hiệu quả của các khu kinh tế, khi doanh số chỉ đạt 8 tỷ USD, xuất khẩu chỉ có 800 triệu USD, thu ngân sách chỉ 1 tỷ USD và tạo việc làm mới được 30 nghìn lao động.
So sánh với diện tích và nguồn lực đầu tư, ông Hiển cũng nhận xét rằng hiệu quả hạn chế. Song cần phân loại rõ ràng rồi mới đề xuất giải pháp cơ chế cho cụ thể hơn. Vì vậy, nếu ban hành nghị quết thì sợ rằng không đạt được như mong muốn.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng đồng tình với ý kiến của Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển
Cũng đồng ý là tạm dừng thành lập mới, song Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng không cần có nghị quyết, mà nên hoàn chỉnh báo cáo và nêu kiến nghị.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu nâng tầm báo cáo giám sát, đánh giá thêm hiệu quả đầu tư, và đề xuất chính sách cụ thể hơn. Đặc biệt cần cần xác định trách nhiệm về những tồn tại trong phát triển các khu kinh tế, vì giám sát mà không rõ trách nhiệm thì không có ý nghĩa.
Những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì sẽ báo cáo thêm với chủ tịch Quốc hội và có thể xin ý kiến của cấp cao hơn nữa, bà Ngân nói.