Dẹp “loạn” thương quyền taxi
Đã đến lúc cần phải thay đổi hành lang pháp lý để siết chặt kinh doanh dịch vụ taxi
Trước tình trạng lộn xộn của xe khách, xe taxi trên địa bàn Hà Nội, các cơ quan chức năng đang tập trung xử lý quyết liệt các đối tượng trên. Tuy nhiên, với cách thức quản lý như hiện nay, dường như việc kinh doanh taxi “thương quyền” đang được... thả nổi.
Đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông Công an thành phố Hà Nội, cho biết, chỉ trong ngày 9/6, đơn vị xử lý 162 trường hợp vi phạm (trong đó có 69 xe khách, 93 người điều khiển xe taxi). Lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã lập biên bản xử phạt và tạm giữ 3 xe khách, 3 xe taxi, có 2 trường hợp là taxi thương quyền.
Các lỗi vi phạm thường gặp là: phóng nhanh vượt ẩu, tranh giành khách, dừng đỗ sai quy định. Để chấn chỉnh vấn đề này, Phòng Cảnh sát Giao thông yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, xem xét siết chặt kinh doanh các loại hình vận tải trên, tránh tình trạng bán thương quyền tràn lan như hiện nay.
Hiện nay trên toàn thành phố Hà Nội có hơn 17.000 xe taxi của 117 doanh nghiệp. Không thể thống kê hết số lượng các xe taxi đã bán thương quyền cho cá nhân.
Theo khảo sát của phóng viên, ngay cả những hãng lớn như Taxi CP Hà Nội Group, taxi Mai Linh... số lượng bán xe thương quyền không hề nhỏ. Tuy nhiên, với những hãng taxi lớn, việc quản lý còn mang tính quy mô, chuyên nghiệp hơn.
Còn với những hãng nhỏ chỉ có vài chục xe, hoạt động manh mún, đầu tư ít thì công tác quản lý điều hành là hết sức khó khăn. Một vấn đề nổi cộm khác đó là: đa phần các xe thương quyền do cá nhân tự bỏ tiền ra mua thương hiệu. Họ phải ra sức chạy để lấy lại vốn nên xảy ra cuộc đua tranh giành khách, phóng nhanh vượt ẩu, làm việc quá số giờ quy định. Tất cả điều này, nhiều hãng taxi biết, nhưng vẫn “thả nổi”.
Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch vụ taxi bát nháo như hiện nay? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thừa nhận, hoạt động taxi đang có quá nhiều bất cập, đặc biệt là sự manh mún trong việc thành lập công ty và cách thức quản lý.
Ông Linh khẳng định, điều kiện kinh doanh vận tải nói chung và kinh doanh taxi quá dễ dãi, có doanh nghiệp chỉ có khoảng 2 đến 3 xe cũng đủ điều kiện thành lập hãng taxi. Số lượng nhỏ thì đương nhiên bộ máy kèm theo cũng phải nhỏ. Nhiều công ty, lái xe chỉ đóng góp cổ phần, mượn tên hãng và hàng tháng đóng tiền quản lý phí, tiền bộ đàm, tiền thuế. Sau đó, hoạt động như thế nào thì hầu như doanh nghiệp không nắm được, không quản lý được.
Đây là bất cập lớn khiến các xe taxi thương quyền tràn lan khó kiểm soát.
Về chất lượng dịch vụ, ông Linh cho rằng, chất lượng dịch vụ taxi Hà Nội chưa cao, thậm chí rất thấp, do các hãng làm ăn manh mún, tuyển dụng kém, chưa nói đến chất lượng phương tiện...
Làm thế nào để từng bước quản lý dịch vụ xe taxi? TS. Khuất Việt Hùng, quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, trước hết, với các cơ quan quản lý nhà nước, cần thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của các doanh nghiệp kinh doanh taxi, giờ giấc làm việc của lái xe; đồng phục, trang phục, logo, niêm phong, kẹp chì của đồng hồ tính tiền.
Trước mắt, chỉ cần kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt những điều này thì hoạt động taxi sẽ tốt hơn rất nhiều. Về lâu dài, Hà Nội đã có quy hoạch quản lý taxi đến năm 2020 khá đầy đủ, quan trọng là các đơn vị chức năng có chịu thực hiện hay không mà thôi.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết, phải yêu cầu taxi có đồng hồ tính tiền và đồng hồ tính tiền phải gắn với máy in hóa đơn. Mặt khác, phải bắt buộc các hãng taxi lắp thiết bị giám sát hành trình. Đây là điều kiện cơ sở để cấp giấy phép kinh doanh.
Theo ông Linh, công tác hậu kiểm cực kỳ quan trọng. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn, đồng thời, mang tính răn đe với chính lái xe lẫn doanh nghiệp. Đã đến lúc cần phải thay đổi hành lang pháp lý để siết chặt kinh doanh dịch vụ taxi.
Ngoài ra, ông Linh cũng đề cập việc cấp thẻ hành nghề taxi đối với các lái xe. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ các tài xế lái non, lái ẩu ra đường. Tuy nhiên, vấn đề này cần có lộ trình.
Đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông Công an thành phố Hà Nội, cho biết, chỉ trong ngày 9/6, đơn vị xử lý 162 trường hợp vi phạm (trong đó có 69 xe khách, 93 người điều khiển xe taxi). Lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã lập biên bản xử phạt và tạm giữ 3 xe khách, 3 xe taxi, có 2 trường hợp là taxi thương quyền.
Các lỗi vi phạm thường gặp là: phóng nhanh vượt ẩu, tranh giành khách, dừng đỗ sai quy định. Để chấn chỉnh vấn đề này, Phòng Cảnh sát Giao thông yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, xem xét siết chặt kinh doanh các loại hình vận tải trên, tránh tình trạng bán thương quyền tràn lan như hiện nay.
Hiện nay trên toàn thành phố Hà Nội có hơn 17.000 xe taxi của 117 doanh nghiệp. Không thể thống kê hết số lượng các xe taxi đã bán thương quyền cho cá nhân.
Theo khảo sát của phóng viên, ngay cả những hãng lớn như Taxi CP Hà Nội Group, taxi Mai Linh... số lượng bán xe thương quyền không hề nhỏ. Tuy nhiên, với những hãng taxi lớn, việc quản lý còn mang tính quy mô, chuyên nghiệp hơn.
Còn với những hãng nhỏ chỉ có vài chục xe, hoạt động manh mún, đầu tư ít thì công tác quản lý điều hành là hết sức khó khăn. Một vấn đề nổi cộm khác đó là: đa phần các xe thương quyền do cá nhân tự bỏ tiền ra mua thương hiệu. Họ phải ra sức chạy để lấy lại vốn nên xảy ra cuộc đua tranh giành khách, phóng nhanh vượt ẩu, làm việc quá số giờ quy định. Tất cả điều này, nhiều hãng taxi biết, nhưng vẫn “thả nổi”.
Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch vụ taxi bát nháo như hiện nay? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thừa nhận, hoạt động taxi đang có quá nhiều bất cập, đặc biệt là sự manh mún trong việc thành lập công ty và cách thức quản lý.
Ông Linh khẳng định, điều kiện kinh doanh vận tải nói chung và kinh doanh taxi quá dễ dãi, có doanh nghiệp chỉ có khoảng 2 đến 3 xe cũng đủ điều kiện thành lập hãng taxi. Số lượng nhỏ thì đương nhiên bộ máy kèm theo cũng phải nhỏ. Nhiều công ty, lái xe chỉ đóng góp cổ phần, mượn tên hãng và hàng tháng đóng tiền quản lý phí, tiền bộ đàm, tiền thuế. Sau đó, hoạt động như thế nào thì hầu như doanh nghiệp không nắm được, không quản lý được.
Đây là bất cập lớn khiến các xe taxi thương quyền tràn lan khó kiểm soát.
Về chất lượng dịch vụ, ông Linh cho rằng, chất lượng dịch vụ taxi Hà Nội chưa cao, thậm chí rất thấp, do các hãng làm ăn manh mún, tuyển dụng kém, chưa nói đến chất lượng phương tiện...
Làm thế nào để từng bước quản lý dịch vụ xe taxi? TS. Khuất Việt Hùng, quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, trước hết, với các cơ quan quản lý nhà nước, cần thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của các doanh nghiệp kinh doanh taxi, giờ giấc làm việc của lái xe; đồng phục, trang phục, logo, niêm phong, kẹp chì của đồng hồ tính tiền.
Trước mắt, chỉ cần kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt những điều này thì hoạt động taxi sẽ tốt hơn rất nhiều. Về lâu dài, Hà Nội đã có quy hoạch quản lý taxi đến năm 2020 khá đầy đủ, quan trọng là các đơn vị chức năng có chịu thực hiện hay không mà thôi.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết, phải yêu cầu taxi có đồng hồ tính tiền và đồng hồ tính tiền phải gắn với máy in hóa đơn. Mặt khác, phải bắt buộc các hãng taxi lắp thiết bị giám sát hành trình. Đây là điều kiện cơ sở để cấp giấy phép kinh doanh.
Theo ông Linh, công tác hậu kiểm cực kỳ quan trọng. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn, đồng thời, mang tính răn đe với chính lái xe lẫn doanh nghiệp. Đã đến lúc cần phải thay đổi hành lang pháp lý để siết chặt kinh doanh dịch vụ taxi.
Ngoài ra, ông Linh cũng đề cập việc cấp thẻ hành nghề taxi đối với các lái xe. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ các tài xế lái non, lái ẩu ra đường. Tuy nhiên, vấn đề này cần có lộ trình.