Di động, thời trang hay thông minh?
Hầu hết các loại điện thoại di động hiện nay đều được đánh giá xem thử độ thông minh tới đâu và có hợp thời trang hay không
4 năm trở lại đây, thị trường buôn bán dế bùng nổ. Thôi thì đủ loại dế, sang như Vertu hay Mobiado cho tới bình dân cỡ Nokia 1100, thời trang như nhánh Huyền thoại đương đại của Nokia hay cục mịch dạng thỏi...
>> Di động, chuyện từ thời tiền sử
>> Di động, cuộc cạnh tranh sinh tồn
Phân chia như vậy, nhưng hầu hết đều được đánh giá xem thử độ thông minh tới đâu và có hợp thời trang hay không.
Thời trang át thông minh
Trong khi loài người có các chỉ số như IQ hay EQ để đánh giá thì loại dế lại thiếu hẳn các chỉ số như vậy. Thường thì dân chuyên môn hay dùng các chỉ số của SP Mark hay JBenchmark để đánh giá dế về tốc độ xử lý, đồ hoạ, màn hình. Dế thông minh thông dụng trên thị trường từ năm 2004. Sự khác biệt chủ yếu của loại dế này là ngôn ngữ, một kiểu ngoại ngữ, Symbian hay Windows Mobile. Trong đó, dòng Symbian phát triển khá sớm.
Sự thông minh của dòng dế này cũng đi theo quy luật tiến hoá. Từ chỗ chỉ xử lý văn bản trên bàn phím kì cà kì cạch cho tới bàn phím đầy đủ QWERTY như máy đánh chữ, tối tân hơn bạn viết sao, nó tự nhận ra vậy ở màn hình cảm ứng. Tất nhiên, chữ tháu như bác sĩ thì dế thông minh cũng bó tay.
Gần đây, dòng thông minh phát triển thêm một bước khi cờ hiệu mang hình cửa sổ của Microsoft không chỉ bay phấp phới trên máy tính mà lan sang màn hình di động. Những chú dế mang cờ hiệu Windows có thể xử lý công việc như ở máy tính. Tất nhiên, tốc độ có chậm hơn.
Tuy nhiên, không phải lò luyện dế nào cũng “mặn mà” với dòng thông minh. Samsung là hãng gần như chẳng thích đề cập gì đến chuyện trí tuệ của dế. Các lò khác như Nokia, Sony Ericsson có dòng chuyên biệt.
Còn thời trang hầu như bất kỳ lò luyện dế nào, Nokia hay Samsung, Motorola hay Sony Ericsson đều có. Cá biệt như Nokia còn đưa ra dòng chuyên thời trang như bộ sưu tập Huyền thoại đương đại hay L’Amour. Trong dòng thời trang, theo đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam, ghi nhận từ một cuộc điều tra, lò luyện Samsung và Motorola được giới nữ đánh giá cao hơn. Số phiếu bầu của nữ dành cho Samsung và Motorola là 70,6% và 50,4%, trong khi số phiếu của nam dành cho Nokia và Sony Ericsson là 56,6 và 58,3%.
Hai năm trước, số lượng dế nặng tính thời trang tỏ ra lấn lướt dế thông minh. Nhiều khi cùng một loại giá, nhưng dế thời trang bán chạy hơn nhiều. Gần đây, sự lựa chọn có vẻ bớt thiên về thời trang, khi 30% số mẫu dế xuất hiện trên thị trường có thể xếp vào loại thông minh, lượng bán được chiếm 20%.
Thông minh tính sẵn người cho
Thật ra, thông minh chỉ là một cái tên gọi như bao cách đặt tên khác mà giới marketing sử dụng. Nếu so sánh mức độ xử lý, thì dế thông minh còn lâu mới bằng được PDA. Gần đây sự lai ghép giữa dế và PDA khiến cho sự so sánh này trở nên thừa thãi. Nhưng nếu so sánh với máy vi tính, thì dế vẫn chỉ là dế. Đó là xét về tính năng.
Còn mức độ sử dụng thì người dùng Việt Nam dường như chẳng thích thú lắm khi phải gí mắt vào màn hình nhỏ xíu để xử lý văn bản, tính toán hay đọc sách điện tử (eBook). Theo thống kê từ một website thường hay đưa sách điện tử miễn phí lên cho người dùng tải về đọc, trung bình mỗi cuốn sách chỉ có 30-40 lượt tải về.
Vậy thông minh thật sự dành cho ai? Điều này các lò luyện dế hiểu rõ hơn cả. Khách hàng có thể thông minh hay bình thường, nhưng các lò biết đặt tên như vậy đã chứng tỏ sự thông minh của họ. Bằng chứng là giá dế thông minh luôn khá cao. Sony Ericsson định giá P900, rồi P910 suốt hai năm luôn ở mức giá ổn định trên 13 triệu đồng, dù hàng xách tay có khi giá chỉ có 7 triệu đồng. Bởi sự thông minh của loài dế này được “định vị” dành cho đối tượng doanh nhân. Hai sự kết hợp này khiến cho bài toán giá không thể đặt thấp.
Vô hình chung, cách gọi tên và những câu chuyện kể mà dân marketing “sáng tác” về loại dế này tạo cho người dùng một vị thế mà họ chưa có. Một dân chơi sành điệu cũng dễ dàng bỏ hơn chục triệu đồng để tậu một chú dế thông minh. Điều này khoác cho dân chơi một chiếc áo mang màu sắc “trí tuệ”.
Cách đặt tên cũng giúp cho giới marketing thoát khỏi cảnh ăn không, ngồi rồi khi công nghệ không thể liên tục xuất hiện. Sự sụt giảm thị phần của Motorola trong năm nay ở Việt Nam là một thí dụ cho thấy, nếu quá lệ thuộc vào sự thành công của dế dao cạo RAZR, chỉ đổi mới mẫu mã trong khi công nghệ gần như không có cải tiến, thì sẽ mất thị phần.
Trong khi đó, Nokia tỏ ra sáng tạo hơn. Độ thông minh của dế Nokia không có nhiều cải tiến. Quanh quẩn vẫn là ngoại ngữ Symbian, lắp chíp mới có tốc độ xử lý cao hơn một chút, nhưng vẫn chậm hơn nhiều so với tốc độ của máy tính xách tay. Nokia chỉ thay đổi cách gọi tên. Thay vì gọi là dế thông minh, họ chuyển sang một cụm từ hợp thời về công nghệ hơn nhiều: máy tính di động. Cách gọi này cho phép kể được nhiều câu chuyện hơn với người dùng trên một phần xác không có nhiều công nghệ mới.
Việt Nam là một thị trường tiêu thụ dế thuộc loại hấp dẫn, theo đánh giá của các hãng nghiên cứu thị trường. Mức độ hấp dẫn không chỉ ở chuyện tăng lượng tiêu thụ, mà còn ở “chất lượng” tiêu thụ. Các con dế hạng sang như Vertu, Mobiado hay Nokia 8800, Sony Ericsson P900i được tiêu thụ khá nhiều. Chính các chú dế này mới là “dế béo” của các lò luyện dế, bởi lợi nhuận thu về khá lớn.
Trong buổi giới thiệu phiên bản dế 8800 mới, đại diện của lò dế Nokia xác nhận: “Việt Nam là một trong những thị trường thành công nhất”. Sức hút từ con dế này không chỉ ở lớp vỏ kim loại quý, mặt gương chống trầy hay các âm điệu du dương được đặt hàng từ một nhà soạn nhạc có tiếng ở Nhật, mà là câu chuyện kể về tạo nên vị thế dù chỉ là trong tâm tưởng của người dùng.
Anh T., một nhân viên thiết kế cho biết, tuy rất mê dế 8800 này, anh đã bỏ ý định mua sau khi thấy một tài xế sử dụng nó. Một điều chưa xác thực được trong câu chuyện trên, chú dế mà bác tài sử dụng là dế thiệt hay dế nhái hàng Tàu.
>> Di động, chuyện từ thời tiền sử
>> Di động, cuộc cạnh tranh sinh tồn
Phân chia như vậy, nhưng hầu hết đều được đánh giá xem thử độ thông minh tới đâu và có hợp thời trang hay không.
Thời trang át thông minh
Trong khi loài người có các chỉ số như IQ hay EQ để đánh giá thì loại dế lại thiếu hẳn các chỉ số như vậy. Thường thì dân chuyên môn hay dùng các chỉ số của SP Mark hay JBenchmark để đánh giá dế về tốc độ xử lý, đồ hoạ, màn hình. Dế thông minh thông dụng trên thị trường từ năm 2004. Sự khác biệt chủ yếu của loại dế này là ngôn ngữ, một kiểu ngoại ngữ, Symbian hay Windows Mobile. Trong đó, dòng Symbian phát triển khá sớm.
Sự thông minh của dòng dế này cũng đi theo quy luật tiến hoá. Từ chỗ chỉ xử lý văn bản trên bàn phím kì cà kì cạch cho tới bàn phím đầy đủ QWERTY như máy đánh chữ, tối tân hơn bạn viết sao, nó tự nhận ra vậy ở màn hình cảm ứng. Tất nhiên, chữ tháu như bác sĩ thì dế thông minh cũng bó tay.
Gần đây, dòng thông minh phát triển thêm một bước khi cờ hiệu mang hình cửa sổ của Microsoft không chỉ bay phấp phới trên máy tính mà lan sang màn hình di động. Những chú dế mang cờ hiệu Windows có thể xử lý công việc như ở máy tính. Tất nhiên, tốc độ có chậm hơn.
Tuy nhiên, không phải lò luyện dế nào cũng “mặn mà” với dòng thông minh. Samsung là hãng gần như chẳng thích đề cập gì đến chuyện trí tuệ của dế. Các lò khác như Nokia, Sony Ericsson có dòng chuyên biệt.
Còn thời trang hầu như bất kỳ lò luyện dế nào, Nokia hay Samsung, Motorola hay Sony Ericsson đều có. Cá biệt như Nokia còn đưa ra dòng chuyên thời trang như bộ sưu tập Huyền thoại đương đại hay L’Amour. Trong dòng thời trang, theo đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam, ghi nhận từ một cuộc điều tra, lò luyện Samsung và Motorola được giới nữ đánh giá cao hơn. Số phiếu bầu của nữ dành cho Samsung và Motorola là 70,6% và 50,4%, trong khi số phiếu của nam dành cho Nokia và Sony Ericsson là 56,6 và 58,3%.
Hai năm trước, số lượng dế nặng tính thời trang tỏ ra lấn lướt dế thông minh. Nhiều khi cùng một loại giá, nhưng dế thời trang bán chạy hơn nhiều. Gần đây, sự lựa chọn có vẻ bớt thiên về thời trang, khi 30% số mẫu dế xuất hiện trên thị trường có thể xếp vào loại thông minh, lượng bán được chiếm 20%.
Thông minh tính sẵn người cho
Thật ra, thông minh chỉ là một cái tên gọi như bao cách đặt tên khác mà giới marketing sử dụng. Nếu so sánh mức độ xử lý, thì dế thông minh còn lâu mới bằng được PDA. Gần đây sự lai ghép giữa dế và PDA khiến cho sự so sánh này trở nên thừa thãi. Nhưng nếu so sánh với máy vi tính, thì dế vẫn chỉ là dế. Đó là xét về tính năng.
Còn mức độ sử dụng thì người dùng Việt Nam dường như chẳng thích thú lắm khi phải gí mắt vào màn hình nhỏ xíu để xử lý văn bản, tính toán hay đọc sách điện tử (eBook). Theo thống kê từ một website thường hay đưa sách điện tử miễn phí lên cho người dùng tải về đọc, trung bình mỗi cuốn sách chỉ có 30-40 lượt tải về.
Vậy thông minh thật sự dành cho ai? Điều này các lò luyện dế hiểu rõ hơn cả. Khách hàng có thể thông minh hay bình thường, nhưng các lò biết đặt tên như vậy đã chứng tỏ sự thông minh của họ. Bằng chứng là giá dế thông minh luôn khá cao. Sony Ericsson định giá P900, rồi P910 suốt hai năm luôn ở mức giá ổn định trên 13 triệu đồng, dù hàng xách tay có khi giá chỉ có 7 triệu đồng. Bởi sự thông minh của loài dế này được “định vị” dành cho đối tượng doanh nhân. Hai sự kết hợp này khiến cho bài toán giá không thể đặt thấp.
Vô hình chung, cách gọi tên và những câu chuyện kể mà dân marketing “sáng tác” về loại dế này tạo cho người dùng một vị thế mà họ chưa có. Một dân chơi sành điệu cũng dễ dàng bỏ hơn chục triệu đồng để tậu một chú dế thông minh. Điều này khoác cho dân chơi một chiếc áo mang màu sắc “trí tuệ”.
Cách đặt tên cũng giúp cho giới marketing thoát khỏi cảnh ăn không, ngồi rồi khi công nghệ không thể liên tục xuất hiện. Sự sụt giảm thị phần của Motorola trong năm nay ở Việt Nam là một thí dụ cho thấy, nếu quá lệ thuộc vào sự thành công của dế dao cạo RAZR, chỉ đổi mới mẫu mã trong khi công nghệ gần như không có cải tiến, thì sẽ mất thị phần.
Trong khi đó, Nokia tỏ ra sáng tạo hơn. Độ thông minh của dế Nokia không có nhiều cải tiến. Quanh quẩn vẫn là ngoại ngữ Symbian, lắp chíp mới có tốc độ xử lý cao hơn một chút, nhưng vẫn chậm hơn nhiều so với tốc độ của máy tính xách tay. Nokia chỉ thay đổi cách gọi tên. Thay vì gọi là dế thông minh, họ chuyển sang một cụm từ hợp thời về công nghệ hơn nhiều: máy tính di động. Cách gọi này cho phép kể được nhiều câu chuyện hơn với người dùng trên một phần xác không có nhiều công nghệ mới.
Việt Nam là một thị trường tiêu thụ dế thuộc loại hấp dẫn, theo đánh giá của các hãng nghiên cứu thị trường. Mức độ hấp dẫn không chỉ ở chuyện tăng lượng tiêu thụ, mà còn ở “chất lượng” tiêu thụ. Các con dế hạng sang như Vertu, Mobiado hay Nokia 8800, Sony Ericsson P900i được tiêu thụ khá nhiều. Chính các chú dế này mới là “dế béo” của các lò luyện dế, bởi lợi nhuận thu về khá lớn.
Trong buổi giới thiệu phiên bản dế 8800 mới, đại diện của lò dế Nokia xác nhận: “Việt Nam là một trong những thị trường thành công nhất”. Sức hút từ con dế này không chỉ ở lớp vỏ kim loại quý, mặt gương chống trầy hay các âm điệu du dương được đặt hàng từ một nhà soạn nhạc có tiếng ở Nhật, mà là câu chuyện kể về tạo nên vị thế dù chỉ là trong tâm tưởng của người dùng.
Anh T., một nhân viên thiết kế cho biết, tuy rất mê dế 8800 này, anh đã bỏ ý định mua sau khi thấy một tài xế sử dụng nó. Một điều chưa xác thực được trong câu chuyện trên, chú dế mà bác tài sử dụng là dế thiệt hay dế nhái hàng Tàu.