07:44 02/12/2021

Đi tìm cú hích hạ tầng tương lai của thành phố Thủ Đức

Tuấn Sơn

Lợi thế hạ tầng giao thông liên kết vùng được ví như đòn bẩy “vạn năng”, không chỉ liên tục tạo ra các đợt sóng đầu tư nhà đất mà còn là yếu tố bảo chứng cho tiềm lực phát triển vượt bậc của thị trường bất động sản thành phố Thủ Đức trong tương lai...

Thành phố Thủ Đức đang được đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia.
Thành phố Thủ Đức đang được đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia.

Lợi thế hạ tầng giao thông liên kết vùng được ví như đòn bẩy “vạn năng”, không chỉ liên tục tạo ra các đợt sóng đầu tư nhà đất mà còn là yếu tố bảo chứng cho tiềm lực phát triển vượt bậc của thị trường bất động sản thành phố Thủ Đức trong tương lai.

VÀNH ĐAI 3 - TUYẾN ĐƯỜNG THAY ĐỔI BỘ MẶT KẾT NỐI ĐÔNG NAM

Với vị thế là hạt nhân của vùng kinh tế mở, là động lực thúc đẩy liên kết vùng bền vững, thành phố Thủ Đức đang được đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, hướng đến mục tiêu đột phá để trở thành điểm đến trong giao thông liên kết vùng.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển hạ tầng của thành phố Thủ Đức, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ tập trung tập đẩy nhanh tiến độ 47 dự án giao thông chính trên địa bàn thành phố Thủ Đức (tổng vốn là 45.000 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng mở rộng tuyến cao tốc Tp.HCM- Long Thành - Dầu Giây; xây dựng tuyến cao tốc Tp.HCM- Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây -Liên Khương…

Tất cả các tuyến đường trên đều lấy thành phố Thủ Đức làm điểm kết nối trọng tâm. Cùng với đó, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ khép kín các đường vành đai 2 và 3 trong 5 năm tới. Ðồng thời, nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đến năm 2040 để đáp ứng 50 - 60% nhu cầu đi lại của người dân thành phố Thủ Ðức.

Trong mạng lưới giao thông kết nối liên vùng của thành phố Thủ Đức, tuyến đường Vành đai 3 chính là dự án hàng đầu, giữ vai trò liên kết huyết mạch giao thông liên vùng giữa Tp.HCM và các tỉnh phía Nam. Đây là công trình được đánh giá sẽ tác động lớn đến kinh tế của thành phố nói riêng và toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm nói chung. Đường Vành đai 3 có quy hoạch rộng từ 6-8 làn xe, dài khoảng 89,3km, khi hoàn thiện sẽ tiếp nhận và giảm tải giao thông khu vực nội đô Tp.HCM và kết nối các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh, rút ngắn thời gian đi lại giữa các tỉnh thành về thành phố Thủ Đức.

Ngoài ra, tuyến đường Vành Đai 3 cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, kết nối các thành phố vệ tinh của Tp.HCM và góp phần hình thành giao thông theo hướng đô thị đa trung tâm.

Hiện tại giai đoạn 1 của dự án dài 8,75km, tổng vốn đầu tư 5.329,5 tỷ đồng và sẽ khởi công trong quý 1-2022. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2025, đường Vành đai sẽ mở ra “cánh cửa” thúc đẩy hoạt động giao thương, vận tải của Tp.HCM nói riêng và toàn miền Nam nói chung. Tuyến đường này cũng giúp giải “bài toán” kết nối di chuyển giữa 4 địa phương, thúc đẩy nhanh làn sóng di cư từ nội thành Tp.HCM về Thủ Đức và “sóng” nhập cư của tầng lớp tri thức, chuyên gia từ các tỉnh thành lân cận cũng như đội ngũ quốc tế đổ về khu Đông sinh sống và làm việc.

CÁC “ÔNG LỚN” VÀO CUỘC THÂU TÓM QUỸ ĐẤT

Chuyên gia JLL Việt Nam nhận định, nhờ quỹ đất rộng lớn với mật độ dân cư hiện hữu thấp hơn nhiều so với nhiều quận/ huyện nội thành khác, thành phố Thủ Đức sẽ là “điểm nóng” bất động sản của Tp.HCM”. Đặc biệt những khu vực sở hữu lợi thế liên kết giao thông giữa nội thành với các vùng kinh tế trọng điểm như khu vực quận 9 - nơi có tuyến Vành đai 3 đi qua sẽ là tâm điểm đầu tư hấp dẫn. Chính vì vậy, những khu vực này trong thời gian gần đây đang được các “ông lớn” bất động sản tranh nhau thâu tóm quỹ đất, triển khai dự án nhằm đi trước đón đầu tiềm năng của thị trường.

Thị trường hiện nay đòi hỏi các chủ đầu tư phải có đủ tiềm lực, quỹ đất và kinh nghiệm để phát triển các dự án ở phân khúc cao cấp.
Thị trường hiện nay đòi hỏi các chủ đầu tư phải có đủ tiềm lực, quỹ đất và kinh nghiệm để phát triển các dự án ở phân khúc cao cấp.

Nổi bật trong thời gian gần đây phải kể đến khu đô thị Vinhome Grand Park của Vingroup và mới đây nhất là sự xuất hiện của dự án MT Eastmark City do Điền Phúc Thành làm chủ đầu tư. Đây là dự án khu đô thị quy mô lớn nhất hiện nay với tổng quy hoạch hơn 20ha, ra mắt thị trường trong bối cảnh khu Đông vẫn luôn khan hiếm nguồn cung nhà ở chất lượng.

Dự án này tọa lạc mặt tiền trục đường “xương sống” Vành Đai 3 và nằm tại giao điểm của các tuyến đường quan trọng như đường Trường Lưu và Lò Lu nối dài. Đây đều là những cung đường kết nối giao thương hàng đầu của “tứ giác kinh tế” phía Nam.

MT Eastmark City là dự án hiếm hoi có quy mô lên đến 7 block căn hộ với gần 2.000 sản phẩm, thừa hưởng tiềm năng phát triển hạ tầng trọng điểm và hệ thống tiện ích vùng hiện đại của thành phố Thủ Đức. MT Eastmark City được kỳ vọng là khu căn hộ đạt chuẩn tiện ích cao cấp đầu tiên tại thành phố mới đủ sức đáp ứng nhu cầu nhà ở chất lượng dành riêng cho tầng lớp chuyên gia.

Dự án này được giới đầu tư quan tâm đặc biệt trong bối cảnh giá chung cư tại Tp.HCM hiện ở mức trung bình từ 43-45 triệu đồng/m2 và vào khoảng 59-80 triệu đồng/m2 với loại hình cao cấp. Với giá dự kiến chỉ từ 36 triệu đồng/m2, sự ra mắt của MT Eastmark City được nhận định sẽ tạo ra cú hích giao dịch mới tại thị trường nhà ở Tp.HCM thời gian tới.