Địa phương sôi sục “quyến rũ” đầu tư, Bộ sốt ruột
Cùng một thời điểm và cùng một địa điểm tại Nhật Bản, diễn ra cùng lúc hai sự kiện xúc tiến đầu tư của hai địa phương
Thu hút đầu tư tiếp tục là cuộc chạy đua sôi nổi giữa các địa phương, nói như GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài là, như những cô gái luôn muốn làm đẹp để được nhiều chàng trai lựa chọn.
Tại ngày hội đầu tư đầu năm 2014 của tỉnh Nghệ An, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, UBND tỉnh Nghệ An đã ký được 9 bản thỏa thuận hợp tác đầu tư với vốn đăng ký 16.975 tỷ đồng, và trao 3 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 1.302 tỷ đồng, đưa số vốn đăng ký đầu tư vào Nghệ An đã vượt kế hoạch đưa ra cho cả năm là 14.000 tỷ đồng.
Cũng tại ngày hội này, Đại sứ Việt Nam tại Lào, ông Nguyễn Mạnh Hùng mang đến một thông tin rất “nặng ký” là, thời gian qua Chính phủ Lào đã cho tiến hành khảo sát và quyết định hợp tác cùng chính phủ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar cho mở tuyến đường cao tốc nối liền 4 nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo thành hành lang Đông Tây nhằm thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế của các nước.
Tuyến đường này sẽ đi qua cửa khẩu Thanh Thủy xuống cảng Cửa Lò (Nghệ An) và tỏa ra cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) và cảng Sơn Dương (Vũng Áng - Hà Tĩnh), như vậy Nghệ An sẽ trở thành nơi hội tụ của hành lang Đông Tây. Đó được xem là một thuận lớn lớn cho Nghệ An.
Ngày càng có nhiều hơn các ngày hội thu hút đầu tư được tổ chức tại khắp tỉnh thành trong cả nước, nhất là dịp đầu năm, cho dù, không phải địa phương nào cũng may mắn như Nghệ An, có lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến tham dự.
Tại ngày hội đầu tư Xuân Giáp Ngọ 2014 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Tỉnh ủy đã không tiếc lời ca ngợi công lao của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Ông gọi đó là sự thể hiện của tình cảm gắn bó, quyết tâm hợp tác lâu dài để thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh.
Tại ngày hội này, đã có 9 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 61 triệu USD và hơn 6.000 tỷ đồng. Trong đó, có hai dự án FDI, là dự án Trung tâm Thương mại tổng hợp Lotte Vũng Tàu, 34 triệu USD, và dự án sản xuất phân bón của Behn Meyer Agricare, 27 triệu USD.
Thu hút đầu tư của Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới, được xác định theo hướng tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, trong đó ưu tiên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ về cơ khí chế tạo, điện - điện tử, hóa chất, thiết bị phục vụ hàng hải; các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia; phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ, thương mại gắn với lợi thế của tỉnh về cảng biển.
Còn tại Bình Định, ngay ngày mùng 4 Tết, tỉnh đã tổ chức ngày hội đầu tư đầy hứng khởi, với kế hoạch mời gọi đầu tư vào 18 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD.
Ông Man Ngọc Lý, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Bình Định, cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban trong năm 2014 là phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) hoàn thành lập báo cáo khả thi dự án lọc hóa dầu Bình Định để trình Thủ tướng và triển khai các thủ tục tiếp theo.
Thái Nguyên, Bắc Ninh, vốn là những địa phương lâu nay khá trầm lắng trong hoạt động thu hút đầu tư, nay cũng như có cuộc “cách mạng” khi kêu gọi được hàng tỷ USD từ Samsung và sẽ trở thành những địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Tuy nhiên, cuộc chạy đua này từ các địa phương lại khiến cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tránh khỏi tâm trạng... sốt ruột.
Thu hút được càng nhiều đầu tư, cũng đồng nghĩa càng có nhiều cơ hội hơn để phát triển nền kinh tế. Nhưng, như câu chuyện Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng từng nhiều lần kể, là trong cùng một thời điểm và cùng một địa điểm là tại một khách sạn ở Nhật Bản, đã diễn ra cùng lúc hai sự kiện xúc tiến đầu tư của hai địa phương. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc tìm hiểu thông tin của các nhà đầu tư, mà còn tác động bất lợi tới hình ảnh về công tác xúc tiến đầu tư.
“Sẽ không có sự can thiệp vào tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng cũng không thể tiếp tục tình trạng hàng chục đoàn xúc tiến đầu tư đến Nhật Bản vào một thời điểm, như đã từng xảy ra trong thời gian trước đây”, ông Hoàng khẳng định.
“Tới đây, cách làm phải thay đổi để đảm bảo được hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư, đồng thời cũng nhằm tránh lãng phí nguồn lực. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến đầu tư mang tính liên ngành, liên vùng cũng như kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, đối ngoại, văn hóa được khuyến khích”.
Trước thực tế, sự trùng lắp trong hoạt động xúc tiến đầu tư thời gian vừa qua có phần nguyên nhân quan trọng từ thiếu cơ sở pháp lý trong phối hợp thông tin giữa các đơn vị thực hiện xúc tiến đầu tư và quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận trách nhiệm tổng hợp thông tin về tình hình xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở dữ liệu thông tin đó, Bộ có trách nhiệm hỗ trợ và cung cấp thông tin có liên quan cho các bộ, UBND cấp tỉnh và các ban quản lý trong việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
Tại ngày hội đầu tư đầu năm 2014 của tỉnh Nghệ An, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, UBND tỉnh Nghệ An đã ký được 9 bản thỏa thuận hợp tác đầu tư với vốn đăng ký 16.975 tỷ đồng, và trao 3 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 1.302 tỷ đồng, đưa số vốn đăng ký đầu tư vào Nghệ An đã vượt kế hoạch đưa ra cho cả năm là 14.000 tỷ đồng.
Cũng tại ngày hội này, Đại sứ Việt Nam tại Lào, ông Nguyễn Mạnh Hùng mang đến một thông tin rất “nặng ký” là, thời gian qua Chính phủ Lào đã cho tiến hành khảo sát và quyết định hợp tác cùng chính phủ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar cho mở tuyến đường cao tốc nối liền 4 nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo thành hành lang Đông Tây nhằm thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế của các nước.
Tuyến đường này sẽ đi qua cửa khẩu Thanh Thủy xuống cảng Cửa Lò (Nghệ An) và tỏa ra cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) và cảng Sơn Dương (Vũng Áng - Hà Tĩnh), như vậy Nghệ An sẽ trở thành nơi hội tụ của hành lang Đông Tây. Đó được xem là một thuận lớn lớn cho Nghệ An.
Ngày càng có nhiều hơn các ngày hội thu hút đầu tư được tổ chức tại khắp tỉnh thành trong cả nước, nhất là dịp đầu năm, cho dù, không phải địa phương nào cũng may mắn như Nghệ An, có lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến tham dự.
Tại ngày hội đầu tư Xuân Giáp Ngọ 2014 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Tỉnh ủy đã không tiếc lời ca ngợi công lao của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Ông gọi đó là sự thể hiện của tình cảm gắn bó, quyết tâm hợp tác lâu dài để thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh.
Tại ngày hội này, đã có 9 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 61 triệu USD và hơn 6.000 tỷ đồng. Trong đó, có hai dự án FDI, là dự án Trung tâm Thương mại tổng hợp Lotte Vũng Tàu, 34 triệu USD, và dự án sản xuất phân bón của Behn Meyer Agricare, 27 triệu USD.
Thu hút đầu tư của Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới, được xác định theo hướng tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, trong đó ưu tiên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ về cơ khí chế tạo, điện - điện tử, hóa chất, thiết bị phục vụ hàng hải; các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia; phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ, thương mại gắn với lợi thế của tỉnh về cảng biển.
Còn tại Bình Định, ngay ngày mùng 4 Tết, tỉnh đã tổ chức ngày hội đầu tư đầy hứng khởi, với kế hoạch mời gọi đầu tư vào 18 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD.
Ông Man Ngọc Lý, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Bình Định, cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban trong năm 2014 là phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) hoàn thành lập báo cáo khả thi dự án lọc hóa dầu Bình Định để trình Thủ tướng và triển khai các thủ tục tiếp theo.
Thái Nguyên, Bắc Ninh, vốn là những địa phương lâu nay khá trầm lắng trong hoạt động thu hút đầu tư, nay cũng như có cuộc “cách mạng” khi kêu gọi được hàng tỷ USD từ Samsung và sẽ trở thành những địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Tuy nhiên, cuộc chạy đua này từ các địa phương lại khiến cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tránh khỏi tâm trạng... sốt ruột.
Thu hút được càng nhiều đầu tư, cũng đồng nghĩa càng có nhiều cơ hội hơn để phát triển nền kinh tế. Nhưng, như câu chuyện Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng từng nhiều lần kể, là trong cùng một thời điểm và cùng một địa điểm là tại một khách sạn ở Nhật Bản, đã diễn ra cùng lúc hai sự kiện xúc tiến đầu tư của hai địa phương. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc tìm hiểu thông tin của các nhà đầu tư, mà còn tác động bất lợi tới hình ảnh về công tác xúc tiến đầu tư.
“Sẽ không có sự can thiệp vào tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng cũng không thể tiếp tục tình trạng hàng chục đoàn xúc tiến đầu tư đến Nhật Bản vào một thời điểm, như đã từng xảy ra trong thời gian trước đây”, ông Hoàng khẳng định.
“Tới đây, cách làm phải thay đổi để đảm bảo được hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư, đồng thời cũng nhằm tránh lãng phí nguồn lực. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến đầu tư mang tính liên ngành, liên vùng cũng như kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, đối ngoại, văn hóa được khuyến khích”.
Trước thực tế, sự trùng lắp trong hoạt động xúc tiến đầu tư thời gian vừa qua có phần nguyên nhân quan trọng từ thiếu cơ sở pháp lý trong phối hợp thông tin giữa các đơn vị thực hiện xúc tiến đầu tư và quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận trách nhiệm tổng hợp thông tin về tình hình xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở dữ liệu thông tin đó, Bộ có trách nhiệm hỗ trợ và cung cấp thông tin có liên quan cho các bộ, UBND cấp tỉnh và các ban quản lý trong việc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.