Dịch vụ công trực tuyến: Chất theo chưa kịp lượng
Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến đang tăng mạnh cả về số lượng dịch vụ đơn vị cung cấp
Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến đang tăng mạnh cả về số lượng dịch vụ và đơn vị cung cấp.
Theo kết quả khảo sát, đánh giá website/portal của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2009 mà Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố, năm 2009, có 60 website của các địa phương (Đắc Lắc và Hòa Bình chưa có website, website Ninh Bình đang nâng cấp) và 19 website các bộ và cơ quan ngang bộ tham gia xếp hạng.
Trong đó, website của Tp.HCM và Bộ Tài chính đã “đoạt ngôi số 1” trong bảng xếp hạng tổng thể trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương và mức độ cung cấp thông tin trên website/portal của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong bảng xếp hạng tổng thể, website của Tp.HCM đã tiếp tục dẫn đầu trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương. Xếp thứ hai là Hà Nội.
Đáng chú ý, năm nay, “sức bật” mạnh nhất thuộc về hai tỉnh là Quảng Ninh và Hải Phòng. Năm 2008, hai tỉnh này lần lượt xếp ở vị trí 53 và 35, nhưng năm 2009 đã vươn lên xếp thứ 4 và thứ 5.
Đứng cuối bảng về trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương là hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Đối với bảng xếp hạng trang thông tin của các bộ và cơ quan ngang bộ, hai website của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương lần lượt xếp số 1 và số 2 về mức độ cung cấp thông tin, hai bộ và cơ quan ngang bộ đứng cuối cùng là Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ.
Năm nay, Bộ Tư pháp tiếp tục lần thứ hai dẫn đầu xếp hạng theo số truy cập trên toàn thế giới.
Theo khảo sát, đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, thông tin trên website/portal của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố đã có tiến bộ rõ rệt trong việc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ những thông tin chủ yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhiều website có thêm nhiều dịch vụ hành chính công, được đầu tư mạnh, điển hình nhất là website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 và mức độ 2 được cung cấp ngày càng đầy đủ. Số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 đã có sự tăng nhiều cả về số lượng dịch vụ và số lượng đơn vị cung cấp, đặc biệt là tại các địa phương (năm 2008 có 6 tỉnh, thành phố cung cấp 30 dịch vụ; năm 2009 có 18 tỉnh, thành phố cung cấp 254 dịch vụ). Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng đã được các địa phương triển khai sâu, rộng ở các cấp.
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa những đơn vị đứng đầu và những đơn vị phía dưới, hay tỉ lệ các đơn vị cung cấp thông tin ở mức được đánh giá tốt còn rất hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương. Đồng thời, số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 vẫn còn rất ít so với số lượng dịch vụ hành chính công cần cung cấp của các đơn vị.
* 4 mức độ của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam: mức 1: có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục, các giấy tờ cần thiết; mức 2: cho phép tải về các mẫu đơn, hồ sơ để in ra giấy; mức 3: cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ; mức 4: việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc qua mạng.
Theo kết quả khảo sát, đánh giá website/portal của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2009 mà Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố, năm 2009, có 60 website của các địa phương (Đắc Lắc và Hòa Bình chưa có website, website Ninh Bình đang nâng cấp) và 19 website các bộ và cơ quan ngang bộ tham gia xếp hạng.
Trong đó, website của Tp.HCM và Bộ Tài chính đã “đoạt ngôi số 1” trong bảng xếp hạng tổng thể trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương và mức độ cung cấp thông tin trên website/portal của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong bảng xếp hạng tổng thể, website của Tp.HCM đã tiếp tục dẫn đầu trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương. Xếp thứ hai là Hà Nội.
Đáng chú ý, năm nay, “sức bật” mạnh nhất thuộc về hai tỉnh là Quảng Ninh và Hải Phòng. Năm 2008, hai tỉnh này lần lượt xếp ở vị trí 53 và 35, nhưng năm 2009 đã vươn lên xếp thứ 4 và thứ 5.
Đứng cuối bảng về trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương là hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Đối với bảng xếp hạng trang thông tin của các bộ và cơ quan ngang bộ, hai website của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương lần lượt xếp số 1 và số 2 về mức độ cung cấp thông tin, hai bộ và cơ quan ngang bộ đứng cuối cùng là Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ.
Năm nay, Bộ Tư pháp tiếp tục lần thứ hai dẫn đầu xếp hạng theo số truy cập trên toàn thế giới.
Theo khảo sát, đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, thông tin trên website/portal của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố đã có tiến bộ rõ rệt trong việc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ những thông tin chủ yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nhiều website có thêm nhiều dịch vụ hành chính công, được đầu tư mạnh, điển hình nhất là website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 và mức độ 2 được cung cấp ngày càng đầy đủ. Số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 đã có sự tăng nhiều cả về số lượng dịch vụ và số lượng đơn vị cung cấp, đặc biệt là tại các địa phương (năm 2008 có 6 tỉnh, thành phố cung cấp 30 dịch vụ; năm 2009 có 18 tỉnh, thành phố cung cấp 254 dịch vụ). Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng đã được các địa phương triển khai sâu, rộng ở các cấp.
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa những đơn vị đứng đầu và những đơn vị phía dưới, hay tỉ lệ các đơn vị cung cấp thông tin ở mức được đánh giá tốt còn rất hạn chế, đặc biệt là tại các địa phương. Đồng thời, số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 vẫn còn rất ít so với số lượng dịch vụ hành chính công cần cung cấp của các đơn vị.
* 4 mức độ của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam: mức 1: có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục, các giấy tờ cần thiết; mức 2: cho phép tải về các mẫu đơn, hồ sơ để in ra giấy; mức 3: cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ; mức 4: việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc qua mạng.