“Điểm danh” những công ty đắt giá nhất của Mỹ
Trong số 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất ở Mỹ hiện nay, Apple có giá cổ phiếu tăng ấn tượng hơn cả
Trong số 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay, Apple có giá cổ phiếu tăng ấn tượng hơn cả. Các “đại gia” công nghệ chiếm tới 4 vị trí trong danh sách này.
Tạp chí Fortune cho biết, kể từ sau khi Apple cho thế giới mục sở thị chiếc máy tính bảng iPad mới đây, thì giá cổ phiếu của công ty này đã liên tục tăng vọt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của “quả táo” không phải gần đây mới tăng. 5 năm trước, để mua 1 cố phiếu của Apple, nhà đầu tư phải trả 40 USD, ngày nay, mức giá này đã lên tới 230 USD, cao chưa từng có. Với một công ty có quy mô như Apple, việc giá cổ phiếu tăng gần 6 lần trong 5 năm thực sự là khó tin.
Sự leo thang của giá cổ phiếu đã đưa tập đoàn hàng công nghệ tiêu dùng dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs vào hàng những doanh nghiệp đắt giá nhất không chỉ ở Mỹ mà còn cả trên thế giới. Giá trị vốn hóa của Apple hiện ở mức khoảng 211 tỷ USD, đứng thứ 4 tại Mỹ, sau hãng dầu lửa Exxon, hãng phần mềm Microsoft, và nhà bán lẻ Wal-Mart.
Fortune nhận xét, có nhiều điểm thú vị trong danh sách top 4 này. Thứ nhất, giá trị vốn hóa của Wal-Mart hiện chỉ hơn Apple có 1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc, giá cổ phiếu thay đổi vài USD cũng có thể đưa Apple lên vị trí thứ 3 bất kỳ lúc nào.
Thứ hai, vị trí thứ nhì của Microsoft xem ra khá an toàn, vì tập đoàn phần mềm hiện có giá trị vốn hóa là 260 tỷ USD, cách Apple một khoảng không nhỏ. Bởi vậy, để vượt lên được đối thủ lâu năm Bill Gates về phương diện này, Steve Jobs sẽ còn phải nỗ lực nhiều. Tuy nhiên, không ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra, vì giá cổ phiếu của Microsoft đã duy trì ở mức quanh 30 USD/cổ phiếu suốt cả chục năm nay, trong khi giá cổ phiếu của Apple liên tục tăng.
Thứ ba, việc soán ngôi Exxon là việc không dễ đối với bất kỳ công ty nào, vì hãng dầu lửa này thực sự vượt trội, với giá trị vốn hóa hiện ở mức 316 tỷ USD.
Đứng sau Apple về giá trị vốn hóa, ở vị trí thứ 5 là tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett. Kế đó là tập đoàn công nghiệp General Electric (GE), rồi đến các tập đoàn hàng tiêu dùng Procter & Gamble và Johnson & Johnson.
Là đối thủ số 1 của Apple, công cụ tìm kiếm Google đứng ở vị trí thứ 9 với giá trị vốn hóa 178 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Google hiện vào khoảng 560 USD/cổ phiếu, sau khi đã lên tới trên 700 USD/cổ phiếu vào cuối năm 2007.
Giữa Apple và Google có một vài điểm chung, ngoài việc họ là “láng giềng” ở thung lũng Silicon. Tăng trưởng doanh thu của hai công ty này vượt xa tất cả các công ty còn lại trong top 10, với tốc độ tăng 17% của Google và 32% của Apple. Cả hai cùng có trong tay 24 tỷ USD tiền mặt và chẳng nợ nần đồng nào.
Đứng ở vị trí thứ 10 là ngân hàng JPMorgan Chase. Đây có thể được xem là một thành tích đáng nể của JPMorgan, vì sau khủng hoảng tài chính, ngân hàng này là đại diện duy nhất của ngành tài chính còn trụ lại được trong nhóm 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Mỹ.
Fortune cho rằng, không ai có thể đoán trước trật tự trên sẽ tồn tại đến bao giờ. Thực tế cho thấy, giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp niêm yết có thể trải qua những thay đổi chóng mặt. Chẳng hạn, vào tháng 1/2000, khi AOL tuyên bố sẽ mua Time Warner, giá trị vốn hóa của AOL lên tới 163 tỷ USD. Ngày nay, sau khi “ly hôn” với Time Warner, giá trị vốn hóa của AOL chỉ còn vỏn vẹn 2,7 tỷ USD.
Thêm vào đó, có vô số lý do để giá cổ phiếu thay đổi, dẫn tới sự thay đổi của giá trị vốn hóa. Chẳng hạn, giá cổ phiếu của Apple có thể lao dốc một khi chiếc iPad không đáp ứng được những kỳ vọng của người tiêu dùng.
Tạp chí Fortune cho biết, kể từ sau khi Apple cho thế giới mục sở thị chiếc máy tính bảng iPad mới đây, thì giá cổ phiếu của công ty này đã liên tục tăng vọt. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của “quả táo” không phải gần đây mới tăng. 5 năm trước, để mua 1 cố phiếu của Apple, nhà đầu tư phải trả 40 USD, ngày nay, mức giá này đã lên tới 230 USD, cao chưa từng có. Với một công ty có quy mô như Apple, việc giá cổ phiếu tăng gần 6 lần trong 5 năm thực sự là khó tin.
Sự leo thang của giá cổ phiếu đã đưa tập đoàn hàng công nghệ tiêu dùng dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs vào hàng những doanh nghiệp đắt giá nhất không chỉ ở Mỹ mà còn cả trên thế giới. Giá trị vốn hóa của Apple hiện ở mức khoảng 211 tỷ USD, đứng thứ 4 tại Mỹ, sau hãng dầu lửa Exxon, hãng phần mềm Microsoft, và nhà bán lẻ Wal-Mart.
Fortune nhận xét, có nhiều điểm thú vị trong danh sách top 4 này. Thứ nhất, giá trị vốn hóa của Wal-Mart hiện chỉ hơn Apple có 1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc, giá cổ phiếu thay đổi vài USD cũng có thể đưa Apple lên vị trí thứ 3 bất kỳ lúc nào.
Thứ hai, vị trí thứ nhì của Microsoft xem ra khá an toàn, vì tập đoàn phần mềm hiện có giá trị vốn hóa là 260 tỷ USD, cách Apple một khoảng không nhỏ. Bởi vậy, để vượt lên được đối thủ lâu năm Bill Gates về phương diện này, Steve Jobs sẽ còn phải nỗ lực nhiều. Tuy nhiên, không ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra, vì giá cổ phiếu của Microsoft đã duy trì ở mức quanh 30 USD/cổ phiếu suốt cả chục năm nay, trong khi giá cổ phiếu của Apple liên tục tăng.
Thứ ba, việc soán ngôi Exxon là việc không dễ đối với bất kỳ công ty nào, vì hãng dầu lửa này thực sự vượt trội, với giá trị vốn hóa hiện ở mức 316 tỷ USD.
Đứng sau Apple về giá trị vốn hóa, ở vị trí thứ 5 là tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett. Kế đó là tập đoàn công nghiệp General Electric (GE), rồi đến các tập đoàn hàng tiêu dùng Procter & Gamble và Johnson & Johnson.
Là đối thủ số 1 của Apple, công cụ tìm kiếm Google đứng ở vị trí thứ 9 với giá trị vốn hóa 178 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Google hiện vào khoảng 560 USD/cổ phiếu, sau khi đã lên tới trên 700 USD/cổ phiếu vào cuối năm 2007.
Giữa Apple và Google có một vài điểm chung, ngoài việc họ là “láng giềng” ở thung lũng Silicon. Tăng trưởng doanh thu của hai công ty này vượt xa tất cả các công ty còn lại trong top 10, với tốc độ tăng 17% của Google và 32% của Apple. Cả hai cùng có trong tay 24 tỷ USD tiền mặt và chẳng nợ nần đồng nào.
Đứng ở vị trí thứ 10 là ngân hàng JPMorgan Chase. Đây có thể được xem là một thành tích đáng nể của JPMorgan, vì sau khủng hoảng tài chính, ngân hàng này là đại diện duy nhất của ngành tài chính còn trụ lại được trong nhóm 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Mỹ.
Fortune cho rằng, không ai có thể đoán trước trật tự trên sẽ tồn tại đến bao giờ. Thực tế cho thấy, giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp niêm yết có thể trải qua những thay đổi chóng mặt. Chẳng hạn, vào tháng 1/2000, khi AOL tuyên bố sẽ mua Time Warner, giá trị vốn hóa của AOL lên tới 163 tỷ USD. Ngày nay, sau khi “ly hôn” với Time Warner, giá trị vốn hóa của AOL chỉ còn vỏn vẹn 2,7 tỷ USD.
Thêm vào đó, có vô số lý do để giá cổ phiếu thay đổi, dẫn tới sự thay đổi của giá trị vốn hóa. Chẳng hạn, giá cổ phiếu của Apple có thể lao dốc một khi chiếc iPad không đáp ứng được những kỳ vọng của người tiêu dùng.