Diễn đàn Quốc hội: Nhà kinh tế nói về điều hành kinh tế
Dự báo đúng xu hướng của nền kinh tế vĩ mô là một thành công của năm 2009 trong điều hành kinh tế của Chính phủ
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình tình kinh tế, xã hội, ngân sách chiều 27/5, những phân tích của ba vị tiến sỹ kinh tế - đều là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - được xem là khá ấn tượng.
Dự báo chính xác
Không bắt đầu bằng “cơ bản nhất trí với kết quả đã đạt được” như đa số các ý kiến khác, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng “nhấn mạnh mặt được” mà chưa đại biểu nào nói tới.
Đó là tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2009), trong lúc các đại biểu Quốc hội và rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đang trao đổi về vấn đề nền kinh tế của Việt Nam suy giảm đã xuống đáy chưa. Thì trong dự báo vĩ mô của mình, Chính phủ xác định là kinh tế của chúng ta xuống đáy nên đã đưa ra một loạt các biện pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn của năm 2009.
“Cá nhân tôi đánh giá dự báo đúng xu hướng của nền kinh tế vĩ mô, của nền kinh tế đất nước là một thành công của năm 2009 trong điều hành kinh tế của Chính phủ”, đại biểu Kiên nhấn mạnh.
Với những tháng đầu năm 2010, theo TS. Kiên, “cái được đầu tiên” nằm tại mục tiêu tổng quát. Mục tiêu được thông qua tại kỳ họp thứ sáu là "ưu tiên phục hồi tốc độ phát triển kinh tế cao hơn năm 2009, nâng cao chất lương tăng trưởng, ổn định vĩ mô và ngăn chặn lạm phát cao trở lại". Nhưng sau khi có Nghị quyết 18 vào tháng 4 thì Chính phủ đã đặt mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tiếp tục phục hồi tăng trưởng.
Ông Kiên phân tích, như vậy chỉ trong vòng 3 tháng, nắm bắt được diễn biến thực trạng qua quý 1 về tốc độ tăng trưởng của chỉ số CPI, Chính phủ đã chủ động đưa ra mục tiêu quan trọng nhất trong những tháng còn lại của năm 2010 là kìm chế lạm phát và ổn định vĩ mô.
“Nếu tiếp tục dự báo chính xác xu hướng phát triển của kinh tế đất nước thì cá nhân tôi đánh giá đây là thành công của Chính phủ trong 4 tháng điều hành kinh tế - xã hội đầu năm”, ông Kiên nói.
Bên cạnh thành công nói trên, phần hạn chế, TS. Nguyễn Đức Kiên đã đề cập đến một vấn đề đã và đang được Quốc hội đặc biệt quan tâm, đó là quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước. Theo ông, việc tổ chức, quản lý phần vốn và tài sản của chủ sở hữu sau khi cổ phần hóa xong, vẫn đang còn có vấn đề.
Việc thành lập tổng công ty SCIC để quản lý và đầu tư vốn của nhà nước thì theo quyết định ban đầu là chỉ để quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước đối với các công ty độc lập, những đơn vị thành phần của doanh nghiệp được hình thành sau khi cổ phần hóa chứ không phải là để quản lý vốn của các tập đoàn kinh tế.
Từ ví dụ giá điện đầu ra thì do Nhà nước khống chế, trong lúc giá điện đầu vào thì thực hiện xã hội hóa nguồn phát cũng như đi mua của nước ngoài, đại biểu Kiên cho rằng vấn đề chủ động của doanh nghiệp Nhà nước trong việc thực hiện quản trị doanh nghiệp phải thể hiện ở sự rạch ròi đánh giá giữa đóng góp của doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp thành phần kinh tế khác khi thực hiện những việc ở tầm vĩ mô theo yêu cầu của chính phủ.
“Tôi đề nghị Chính phủ trong năm 2010 và tiếp theo của kế hoạch 5 năm sau, bên cạnh việc thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế, tức là tái cơ cấu chọn mặt hàng xuất khẩu có lợi thế để xuất khẩu, cũng hình thành một cơ quan ở tầm vĩ mô trực thuộc Chính phủ hay là cơ cấu nào đó để quản lý phần vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp và thực hiện chế độ quản lý đúng với nền kinh tế thị trường’, ông Kiên nói.
Chủ động thì không sợ
TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, nhìn bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2010 “cũng đẹp lắm, nhưng chúng ta không an tâm”.
Theo ông, muốn tăng trưởng kinh tế bền vững có 3 trụ cột chính. Một là hạ tầng cơ sở là phải chắc, đủ cho tăng trưởng. Hai là một nền giáo dục và nguồn nhân lực đủ cho tăng trưởng. Ba là một nền tài chính bảo đảm cho tăng trưởng. Nhưng cả ba trụ cột đó đều rất yếu.
Và để giải quyết từ gốc, nhiều lần Quốc hội đã đề cập vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng. Kỳ họp tháng 5 năm ngoái Quốc hội có yêu cầu, Chính phủ đưa ra dự kiến trình một đề án về vấn đề đổi mới mô hình và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
“Kỳ họp thứ sáu vừa qua, Chính phủ cũng đưa ra một dự thảo cho Quốc hội xem, nhưng tới kỳ này thì thấy mất, không biết đi về đâu rồi. Về vấn đề này tôi nghĩ Chính phủ vẫn nợ Quốc hội’, ông Lịch “nhắc”.
Với vấn đề được dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là nợ lớn, theo đại biểu Lịch, bản chất nợ không phải là xấu, một quốc gia hay một doanh nghiệp kinh doanh được, xài được tiền của người khác thì là giỏi, chỉ có điều người ta không cho mượn tiền mới là xấu.
Một vấn đề đặt ra là bản chất nợ công thế nào thì cần phải phân tích. Lo là đúng, nhưng nếu lo quá không dám vay để làm gì thì không phát triển nhanh được. Do đó, đại biểu Lịch kiến nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phân tích kỹ về cơ cấu nợ hiện nay. Đặc biệt, dự báo từ nay đến năm 2020 hàng năm nợ đáo hạn phải trả bao nhiêu và cân đối sổ nợ đáo hạn phải trả với nguồn thu ngân sách để thu trả nợ, còn đầu tư được không.
“Tất cả cái đó chúng ta gọi là chủ động để chúng ta chuyển quan điểm từ cân bằng ngân sách nhà nước thụ động sang bội chi chủ động để đầu tư, nếu ta chủ động rồi thì chúng ta không sợ nữa”, ông Lịch nhấn mạnh.
Để quyết định những vấn đề lớn của đất nước, đại biểu Lịch cho rằng, Quốc hội cần dành thời gian thỏa đáng để thảo luận riêng vấn đề trung hạn, vấn đề dài hạn của nền kinh tế đất nước trong vấn đề mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc. Và, nên giao cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội chuẩn bị để thảo luận vấn đề này.
Giải quyết hiệu quả vấn đề vốn
Dưới góc nhìn của TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khuyết điểm của năm 2009 chính là những bất ổn về kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách, nhập siêu, hệ số ICOR không giảm, mà có cái còn trầm trọng hơn.
Kinh nghiệm điều hành cần rút ra theo đại biểu Kiêm là trong bối cảnh lãi suất, thuế không được hỗ trợ, tín dụng không đưa lên được vì chi phí và lãi suất cao lại dồn dập tăng giá xăng, dầu, điện, nước, tỷ giá... làm cho áp lực lạm phát gia tăng, tác động tăng trưởng bị ảnh hưởng, nảy sinh sức ép mới.
Từ phân tích này, đại biểu Kiêm bày tỏ đồng tình cao với chủ trương của Chính phủ về chuyển hướng tập trung sang ổn định kinh tế vĩ mô.
Vị đại biểu này cũng tập trung phân tích 3 vấn đề. Thứ nhất, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo kế hoạch năm nay là đúng, nhưng phải tiếp tục xây dựng lộ trình tái cấu trúc kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, xác định mô hình tăng trưởng và hoàn thành thể chế, tăng cường kiến trúc hạ tầng và đặc biệt là những vấn đề về chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế để phục vụ ngay cho tăng trưởng năm 2010. Đồng thời đây cũng là yếu tố chúng ta chuẩn bị cho phát triển bền vững năm sau.
Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải quyết một cách hiệu quả vấn đề vốn, đặc biệt là những chi phí để cho doanh nghiệp có giá thành hạ, có chi phí thấp, có sức cạnh tranh cao.
Vấn đề thứ ba, theo ông Kiêm là phải tiếp tục đổi mới và linh hoạt trong điều hành, trước hết là phải minh bạch, công khai, nhất quán, đồng bộ trong việc triển khai tất cả những hoạt động quản lý, chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ và của các cấp chính quyền địa phương.
“Trong điều hành từ nay đến cuối năm chắc chắn rằng nội bộ đất nước chúng ta, sự tác động của kinh tế thế giới cũng đang phức tạp cho nên chúng tôi đề nghị sự điều hành phải hết sức linh hoạt và thích ứng ngay với những vấn đề mới xuất hiện để có thể xử lý một cách có hiệu quả tất cả những vấn đề xảy ra một cách chủ động, không bị trục trặc, vướng mắc, như quý 1 vừa qua”, đại biểu Kiêm nhấn mạnh.
Dự báo chính xác
Không bắt đầu bằng “cơ bản nhất trí với kết quả đã đạt được” như đa số các ý kiến khác, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng “nhấn mạnh mặt được” mà chưa đại biểu nào nói tới.
Đó là tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2009), trong lúc các đại biểu Quốc hội và rất nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đang trao đổi về vấn đề nền kinh tế của Việt Nam suy giảm đã xuống đáy chưa. Thì trong dự báo vĩ mô của mình, Chính phủ xác định là kinh tế của chúng ta xuống đáy nên đã đưa ra một loạt các biện pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn của năm 2009.
“Cá nhân tôi đánh giá dự báo đúng xu hướng của nền kinh tế vĩ mô, của nền kinh tế đất nước là một thành công của năm 2009 trong điều hành kinh tế của Chính phủ”, đại biểu Kiên nhấn mạnh.
Với những tháng đầu năm 2010, theo TS. Kiên, “cái được đầu tiên” nằm tại mục tiêu tổng quát. Mục tiêu được thông qua tại kỳ họp thứ sáu là "ưu tiên phục hồi tốc độ phát triển kinh tế cao hơn năm 2009, nâng cao chất lương tăng trưởng, ổn định vĩ mô và ngăn chặn lạm phát cao trở lại". Nhưng sau khi có Nghị quyết 18 vào tháng 4 thì Chính phủ đã đặt mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tiếp tục phục hồi tăng trưởng.
Ông Kiên phân tích, như vậy chỉ trong vòng 3 tháng, nắm bắt được diễn biến thực trạng qua quý 1 về tốc độ tăng trưởng của chỉ số CPI, Chính phủ đã chủ động đưa ra mục tiêu quan trọng nhất trong những tháng còn lại của năm 2010 là kìm chế lạm phát và ổn định vĩ mô.
“Nếu tiếp tục dự báo chính xác xu hướng phát triển của kinh tế đất nước thì cá nhân tôi đánh giá đây là thành công của Chính phủ trong 4 tháng điều hành kinh tế - xã hội đầu năm”, ông Kiên nói.
Bên cạnh thành công nói trên, phần hạn chế, TS. Nguyễn Đức Kiên đã đề cập đến một vấn đề đã và đang được Quốc hội đặc biệt quan tâm, đó là quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước. Theo ông, việc tổ chức, quản lý phần vốn và tài sản của chủ sở hữu sau khi cổ phần hóa xong, vẫn đang còn có vấn đề.
Việc thành lập tổng công ty SCIC để quản lý và đầu tư vốn của nhà nước thì theo quyết định ban đầu là chỉ để quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước đối với các công ty độc lập, những đơn vị thành phần của doanh nghiệp được hình thành sau khi cổ phần hóa chứ không phải là để quản lý vốn của các tập đoàn kinh tế.
Từ ví dụ giá điện đầu ra thì do Nhà nước khống chế, trong lúc giá điện đầu vào thì thực hiện xã hội hóa nguồn phát cũng như đi mua của nước ngoài, đại biểu Kiên cho rằng vấn đề chủ động của doanh nghiệp Nhà nước trong việc thực hiện quản trị doanh nghiệp phải thể hiện ở sự rạch ròi đánh giá giữa đóng góp của doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp thành phần kinh tế khác khi thực hiện những việc ở tầm vĩ mô theo yêu cầu của chính phủ.
“Tôi đề nghị Chính phủ trong năm 2010 và tiếp theo của kế hoạch 5 năm sau, bên cạnh việc thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế, tức là tái cơ cấu chọn mặt hàng xuất khẩu có lợi thế để xuất khẩu, cũng hình thành một cơ quan ở tầm vĩ mô trực thuộc Chính phủ hay là cơ cấu nào đó để quản lý phần vốn, tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp và thực hiện chế độ quản lý đúng với nền kinh tế thị trường’, ông Kiên nói.
Chủ động thì không sợ
TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, nhìn bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2010 “cũng đẹp lắm, nhưng chúng ta không an tâm”.
Theo ông, muốn tăng trưởng kinh tế bền vững có 3 trụ cột chính. Một là hạ tầng cơ sở là phải chắc, đủ cho tăng trưởng. Hai là một nền giáo dục và nguồn nhân lực đủ cho tăng trưởng. Ba là một nền tài chính bảo đảm cho tăng trưởng. Nhưng cả ba trụ cột đó đều rất yếu.
Và để giải quyết từ gốc, nhiều lần Quốc hội đã đề cập vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng. Kỳ họp tháng 5 năm ngoái Quốc hội có yêu cầu, Chính phủ đưa ra dự kiến trình một đề án về vấn đề đổi mới mô hình và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
“Kỳ họp thứ sáu vừa qua, Chính phủ cũng đưa ra một dự thảo cho Quốc hội xem, nhưng tới kỳ này thì thấy mất, không biết đi về đâu rồi. Về vấn đề này tôi nghĩ Chính phủ vẫn nợ Quốc hội’, ông Lịch “nhắc”.
Với vấn đề được dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là nợ lớn, theo đại biểu Lịch, bản chất nợ không phải là xấu, một quốc gia hay một doanh nghiệp kinh doanh được, xài được tiền của người khác thì là giỏi, chỉ có điều người ta không cho mượn tiền mới là xấu.
Một vấn đề đặt ra là bản chất nợ công thế nào thì cần phải phân tích. Lo là đúng, nhưng nếu lo quá không dám vay để làm gì thì không phát triển nhanh được. Do đó, đại biểu Lịch kiến nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách phân tích kỹ về cơ cấu nợ hiện nay. Đặc biệt, dự báo từ nay đến năm 2020 hàng năm nợ đáo hạn phải trả bao nhiêu và cân đối sổ nợ đáo hạn phải trả với nguồn thu ngân sách để thu trả nợ, còn đầu tư được không.
“Tất cả cái đó chúng ta gọi là chủ động để chúng ta chuyển quan điểm từ cân bằng ngân sách nhà nước thụ động sang bội chi chủ động để đầu tư, nếu ta chủ động rồi thì chúng ta không sợ nữa”, ông Lịch nhấn mạnh.
Để quyết định những vấn đề lớn của đất nước, đại biểu Lịch cho rằng, Quốc hội cần dành thời gian thỏa đáng để thảo luận riêng vấn đề trung hạn, vấn đề dài hạn của nền kinh tế đất nước trong vấn đề mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc. Và, nên giao cho Ủy ban Kinh tế Quốc hội chuẩn bị để thảo luận vấn đề này.
Giải quyết hiệu quả vấn đề vốn
Dưới góc nhìn của TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khuyết điểm của năm 2009 chính là những bất ổn về kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách, nhập siêu, hệ số ICOR không giảm, mà có cái còn trầm trọng hơn.
Kinh nghiệm điều hành cần rút ra theo đại biểu Kiêm là trong bối cảnh lãi suất, thuế không được hỗ trợ, tín dụng không đưa lên được vì chi phí và lãi suất cao lại dồn dập tăng giá xăng, dầu, điện, nước, tỷ giá... làm cho áp lực lạm phát gia tăng, tác động tăng trưởng bị ảnh hưởng, nảy sinh sức ép mới.
Từ phân tích này, đại biểu Kiêm bày tỏ đồng tình cao với chủ trương của Chính phủ về chuyển hướng tập trung sang ổn định kinh tế vĩ mô.
Vị đại biểu này cũng tập trung phân tích 3 vấn đề. Thứ nhất, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo kế hoạch năm nay là đúng, nhưng phải tiếp tục xây dựng lộ trình tái cấu trúc kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, xác định mô hình tăng trưởng và hoàn thành thể chế, tăng cường kiến trúc hạ tầng và đặc biệt là những vấn đề về chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế để phục vụ ngay cho tăng trưởng năm 2010. Đồng thời đây cũng là yếu tố chúng ta chuẩn bị cho phát triển bền vững năm sau.
Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giải quyết một cách hiệu quả vấn đề vốn, đặc biệt là những chi phí để cho doanh nghiệp có giá thành hạ, có chi phí thấp, có sức cạnh tranh cao.
Vấn đề thứ ba, theo ông Kiêm là phải tiếp tục đổi mới và linh hoạt trong điều hành, trước hết là phải minh bạch, công khai, nhất quán, đồng bộ trong việc triển khai tất cả những hoạt động quản lý, chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ và của các cấp chính quyền địa phương.
“Trong điều hành từ nay đến cuối năm chắc chắn rằng nội bộ đất nước chúng ta, sự tác động của kinh tế thế giới cũng đang phức tạp cho nên chúng tôi đề nghị sự điều hành phải hết sức linh hoạt và thích ứng ngay với những vấn đề mới xuất hiện để có thể xử lý một cách có hiệu quả tất cả những vấn đề xảy ra một cách chủ động, không bị trục trặc, vướng mắc, như quý 1 vừa qua”, đại biểu Kiêm nhấn mạnh.