“Việt Nam không nằm trong nhóm nước có gánh nặng về nợ”
Bốn vị bộ trưởng đã đăng đàn tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách chiều 27/5
“Cơ cấu nợ của chúng ta cũng khá bền vững, được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh phát biểu trước Quốc hội.
Với sự đăng đàn của bốn vị bộ trưởng, phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách chiều 27/5 đã tăng tính tranh luận và nhiều vấn đề Quốc hội quan tâm đã được làm rõ hơn.
“Không có nợ xấu”
Là bộ trưởng đầu tiên phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã xin nhiều thời gian hơn quy định là 7 phút để nói về ba vấn đề khiến nhiều vị đại biểu Quốc hội lo ngại. Đó là bội chi ngân sách, quản lý nợ quốc gia, nợ Chính phủ; dự báo liên quan đến thu ngân sách, bội chi và quản lý chi ngân sách năm 2009.
Người đứng đầu ngành tài chính khẳng định, điều quan trọng là hiện nay Việt Nam đã trả đầy đủ các khoản nợ, không có khoản nợ xấu, không có khoản nào đến hạn mà không trả được.
Bộ trưởng cho biết, cơ cấu nợ hiện nay của Việt Nam là vay nợ nước ngoài và vay trung hạn, dài hạn là chủ yếu. Chiếm 86,5% là vay Ngân hàng thế giới có thời hạn 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn lại suất 0,75%/năm.
Với các dự án vay ODA chủ yếu cho các trục đường quan trọng và các công trình có tầm cỡ quốc gia nên đã phát huy tác dụng rất tốt. Chính vì thế cho nên cơ cấu nợ của cũng khá bền vững và được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ.
Cũng theo bộ trưởng, vay ngắn hạn lãi suất thương mại khoảng 13,5%, trong đó nợ Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cho các dự án đầu tư có hoàn vốn trên 11% tổng số dư nợ.
“Nếu dư nợ thấp, nhưng không trả được cũng là nguy cơ rất lớn, dư nợ ở mức độ vừa phải, vẫn đảm bảo phát triển đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội theo chúng tôi là tích cực. Nói nôm na giống như trong gia đình có tiền để làm nhà thì không nói, nhưng thiếu cũng phải đi vay về, rồi làm ăn trả nợ”, vị “tư lệnh” ngành tài chính phân tích.
Tái cấu trúc nền kinh tế: Chính phủ đã quyết
“Nhiều lần Quốc hội đã đề cập vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng, kỳ họp thứ 6 vừa qua Chính phủ cũng đưa ra một dự thảo cho Quốc hội xem nhưng tới kỳ này thì thấy mất, tôi nghĩ Chính phủ vẫn nợ Quốc hội”, đại biểu Trần Du Lịch “nhắc nhở”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thì “trong kỳ họp này, Quốc hội không đặt vấn đề nên chúng tôi cũng không báo cáo với Quốc hội về Báo cáo chính thức mà Chính phủ đã thông qua”.
Theo bộ trưởng Phúc thì vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã kết luận vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình, cho nên những vấn đề đặt ra trong báo cáo tái cấu trúc nền kinh tế sẽ được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và trong kế hoạch 5 năm, thể hiện ở trong ba đột phá của chiến lược. Đó là phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và thứ ba là vấn đề thể chế.
“Nếu Quốc hội đặt vấn đề chúng tôi sẵn sàng gửi báo cáo mà đã được Chính phủ thông qua tới các vị đại biểu Quốc hội”, Bộ trưởng Phúc nói. Song theo ông, “có lẽ hiệu quả nhất” là sau này Quốc hội còn thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm mà chắc chắn kỳ họp tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua thì nội dung mà tái cấu trúc nền kinh tế sẽ lồng ghép và thể hiện ở trong đó.
So sánh về ICOR cần khoa học hơn
"Nếu không tách đầu tư của Nhà nước cho những chương trình giàm nghèo để tính toán hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) thì so sánh với các nước bao giờ chúng ta cũng cao hơn", Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Bởi, theo bà đầu tư của nhà nước những năm vừa qua cho những chương trình giảm nghèo rất lớn và những chương trình này chưa thể làm tăng trưởng GDP được.
"Các cơ quan có trách nhiệm cũng tính toán lại như thế nào để chúng ta so sánh cho hợp lý và khoa học hơn", nữ bộ trưởng đề nghị.
Cùng đăng đàn với ba vị bộ trưởng nói trên là "tư lệnh" ngành tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên.
Liên quan đến một số chỉ tiêu về môi trường năm 2009 không đạt kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đây là năm đầu tiên đưa được hệ thống chỉ tiêu về môi trường vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân. "Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để thực hiện cho được 8 nhóm chỉ tiêu này", ông Nguyên nói.
Trong 4 chỉ tiêu không đạt, theo giải thích của Bộ trưởng thì chỉ tiêu cấp nước sạch cho đô thị vượt so với năm 2007 và 2006. Nhưng năm 2009 chúng ta công nhận nhiều đô thị, nên tính tổng số các đô thị và số đạt được thì thấp hơn với mức ban đầu.
Chỉ tiêu về tỷ lệ 65% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, theo Bộ trưởng Nguyên, đây là một tham vọng xuất phát không thực tế. Vì khi các khu công nghiệp tiến hành xử lý vấn đề nước thải, rác thải và khí thải thì vướng vấn đề về công nghệ.
"Còn chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng và một chỉ tiêu nữa về thu gom rác thải nông thôn cũng không đạt thì do liên quan đến cả cơ chế và chính sách", Bộ trưởng nói. Và một trong những nguyên nhân được ông chỉ ra là “trong quá trình chỉ đạo cũng chưa thật sự quyết liệt”.
Với sự đăng đàn của bốn vị bộ trưởng, phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách chiều 27/5 đã tăng tính tranh luận và nhiều vấn đề Quốc hội quan tâm đã được làm rõ hơn.
“Không có nợ xấu”
Là bộ trưởng đầu tiên phát biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã xin nhiều thời gian hơn quy định là 7 phút để nói về ba vấn đề khiến nhiều vị đại biểu Quốc hội lo ngại. Đó là bội chi ngân sách, quản lý nợ quốc gia, nợ Chính phủ; dự báo liên quan đến thu ngân sách, bội chi và quản lý chi ngân sách năm 2009.
Người đứng đầu ngành tài chính khẳng định, điều quan trọng là hiện nay Việt Nam đã trả đầy đủ các khoản nợ, không có khoản nợ xấu, không có khoản nào đến hạn mà không trả được.
Bộ trưởng cho biết, cơ cấu nợ hiện nay của Việt Nam là vay nợ nước ngoài và vay trung hạn, dài hạn là chủ yếu. Chiếm 86,5% là vay Ngân hàng thế giới có thời hạn 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn lại suất 0,75%/năm.
Với các dự án vay ODA chủ yếu cho các trục đường quan trọng và các công trình có tầm cỡ quốc gia nên đã phát huy tác dụng rất tốt. Chính vì thế cho nên cơ cấu nợ của cũng khá bền vững và được các nước đánh giá nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ.
Cũng theo bộ trưởng, vay ngắn hạn lãi suất thương mại khoảng 13,5%, trong đó nợ Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp, cho các dự án đầu tư có hoàn vốn trên 11% tổng số dư nợ.
“Nếu dư nợ thấp, nhưng không trả được cũng là nguy cơ rất lớn, dư nợ ở mức độ vừa phải, vẫn đảm bảo phát triển đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội theo chúng tôi là tích cực. Nói nôm na giống như trong gia đình có tiền để làm nhà thì không nói, nhưng thiếu cũng phải đi vay về, rồi làm ăn trả nợ”, vị “tư lệnh” ngành tài chính phân tích.
Tái cấu trúc nền kinh tế: Chính phủ đã quyết
“Nhiều lần Quốc hội đã đề cập vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nhất là giai đoạn hậu khủng hoảng, kỳ họp thứ 6 vừa qua Chính phủ cũng đưa ra một dự thảo cho Quốc hội xem nhưng tới kỳ này thì thấy mất, tôi nghĩ Chính phủ vẫn nợ Quốc hội”, đại biểu Trần Du Lịch “nhắc nhở”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thì “trong kỳ họp này, Quốc hội không đặt vấn đề nên chúng tôi cũng không báo cáo với Quốc hội về Báo cáo chính thức mà Chính phủ đã thông qua”.
Theo bộ trưởng Phúc thì vừa rồi Thủ tướng Chính phủ đã kết luận vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình, cho nên những vấn đề đặt ra trong báo cáo tái cấu trúc nền kinh tế sẽ được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và trong kế hoạch 5 năm, thể hiện ở trong ba đột phá của chiến lược. Đó là phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và thứ ba là vấn đề thể chế.
“Nếu Quốc hội đặt vấn đề chúng tôi sẵn sàng gửi báo cáo mà đã được Chính phủ thông qua tới các vị đại biểu Quốc hội”, Bộ trưởng Phúc nói. Song theo ông, “có lẽ hiệu quả nhất” là sau này Quốc hội còn thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm mà chắc chắn kỳ họp tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua thì nội dung mà tái cấu trúc nền kinh tế sẽ lồng ghép và thể hiện ở trong đó.
So sánh về ICOR cần khoa học hơn
"Nếu không tách đầu tư của Nhà nước cho những chương trình giàm nghèo để tính toán hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) thì so sánh với các nước bao giờ chúng ta cũng cao hơn", Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Bởi, theo bà đầu tư của nhà nước những năm vừa qua cho những chương trình giảm nghèo rất lớn và những chương trình này chưa thể làm tăng trưởng GDP được.
"Các cơ quan có trách nhiệm cũng tính toán lại như thế nào để chúng ta so sánh cho hợp lý và khoa học hơn", nữ bộ trưởng đề nghị.
Cùng đăng đàn với ba vị bộ trưởng nói trên là "tư lệnh" ngành tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên.
Liên quan đến một số chỉ tiêu về môi trường năm 2009 không đạt kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đây là năm đầu tiên đưa được hệ thống chỉ tiêu về môi trường vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân. "Trong thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để thực hiện cho được 8 nhóm chỉ tiêu này", ông Nguyên nói.
Trong 4 chỉ tiêu không đạt, theo giải thích của Bộ trưởng thì chỉ tiêu cấp nước sạch cho đô thị vượt so với năm 2007 và 2006. Nhưng năm 2009 chúng ta công nhận nhiều đô thị, nên tính tổng số các đô thị và số đạt được thì thấp hơn với mức ban đầu.
Chỉ tiêu về tỷ lệ 65% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, theo Bộ trưởng Nguyên, đây là một tham vọng xuất phát không thực tế. Vì khi các khu công nghiệp tiến hành xử lý vấn đề nước thải, rác thải và khí thải thì vướng vấn đề về công nghệ.
"Còn chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng và một chỉ tiêu nữa về thu gom rác thải nông thôn cũng không đạt thì do liên quan đến cả cơ chế và chính sách", Bộ trưởng nói. Và một trong những nguyên nhân được ông chỉ ra là “trong quá trình chỉ đạo cũng chưa thật sự quyết liệt”.