Điện thoại trụ sắp... qua đời!
Cái thì đã “chết”, cái còn sống cũng đang ngắc ngoải! Hiếm hoi lắm mới tìm thấy một người gọi từ những chiếc trụ điện thoại này
Một thời những chiếc điện thoại trụ ven đường là phương tiện liên lạc cần thiết và tiện lợi của người dân đô thị!
Nhưng nay, cái thì đã “chết”, cái còn sống cũng đang ngắc ngoải! Hiếm hoi lắm mới tìm thấy một người gọi từ những chiếc trụ điện thoại này...
Đang ngắc ngoải
Năm 1991, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông – VNPT) chính thức cung cấp hai dịch vụ điện thoại công cộng: cabin màu vàng (liên doanh với Malaysia), còn cabin màu xanh do VNPT độc quyền khai thác kể từ ngày 4/11/1997.
Dịch vụ này thông qua hình thức dùng thẻ từ tại các trụ (trước đó là cabin) đặt ven đường. Theo số liệu từ VNPT cho biết, hiện nay dịch vụ điện thoại thẻ có khoảng 8.800 cabin đang trong khả năng sử dụng được.
Hiện nay, điện thoại thẻ chỉ còn dạng thùng màu xanh, dân trong giới quen gọi là “điện thoại thùng xanh”. Ban đầu, dịch vụ “điện thoại thùng xanh” được thiết kế dạng cabin nhưng vì người dân sống quanh khu vực đặt cabin dùng để cất giấu xăng, các vật dụng phục vụ bán rong... nên VNPT chuyển sang hình thức trụ như hiện nay.
Ở những khu dân cư đông, khoảng 100m có một trụ điện thoại, còn ở những vùng dân cư thưa, khoảng 500m mới có một trụ.
Một chuyên gia của Bưu điện Tp.HCM cho biết, từ khi thành lập đến khoảng năm 2002, dịch vụ điện thoại trụ này đã đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân, dần về sau dịch vụ này rơi vào tình trạng “thoi thóp”.
Theo chị Nguyệt, nhân viên Bưu cục Tú Xương (quận 3, Tp.HCM), có tháng chỉ bán được 3 - 4 thẻ, chủ yếu cho học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập thấp. Còn một phụ huynh cho biết, thay vì cho tiền hoặc sắm điện thoại di động cho con, chị đã nghĩ tới cách mua thẻ mệnh giá 50.000 đồng để con gái (học lớp 11 trường Marie Curie) liên lạc với gia đình những khi cần thiết.
Ở Tp.HCM, phóng viên muốn tiếp cận người dùng điện thoại trụ phải xà quần quanh thành phố cả ngày mới gặp một chị công nhân dùng máy trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3). Chị liên lạc với gia đình ở Quảng Ngãi. Chị nói: mỗi lần muốn gọi điện rất cực vì nhiều trụ hư, cứ phải đạp xe lòng vòng tìm hoài. Chị muốn chuyển qua dùng điện thoại di động nhưng không có điều kiện vì lương chưa tới 1 triệu đồng/tháng.
Doanh thu… cực kỳ thấp
Dù không tiết lộ giá trị kinh doanh của dịch vụ này trên toàn địa bàn thành phố, nhưng theo lời một quan chức của Bưu điện Tp.HCM, dịch vụ này có doanh thu “cực kỳ thấp”.
Cũng theo lời ông, vẫn cứ phải duy trì dịch vụ này vì chức năng phục vụ cộng đồng hơn là giá trị kinh doanh. “Nếu vì kinh doanh, chúng tôi đã dẹp nó từ lâu lắm rồi”, vị quan chức này nói thêm.
Nguyên nhân đưa dịch vụ điện thoại thẻ lụi tàn sớm hơn mong đợi của nhà khai thác dịch vụ chính là sự bùng nổ của các mạng điện thoại di động. Không chỉ riêng cán bộ công chức mà ngay cả người lao động phổ thông, buôn gánh bán bưng, kể cả nông dân... cũng xài điện thoại di động.
Không chỉ giá máy và giá cước cuộc gọi ngày càng giảm, mà việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đưa sóng đến tận hang cùng ngõ hẻm đã làm cho người dân chuyển sang sử dụng điện thoại di động hơn là sử dụng dịch vụ “điện thoại thùng xanh” cho dù chi phí có cao hơn!
Ông Nhân, Phó giám đốc Công ty Điện thoại Tây Tp.HCM cho biết, công ty đang xem xét khả năng thu hồi những trụ điện thoại không còn tác dụng để chuyển sang các khu ngoại thành hoặc những nơi có công nhân đông để khai thác có hiệu quả hơn.
Ông còn mạnh dạn quả quyết rằng, dịch vụ này sẽ phát triển hơn khi xoá bỏ các đại lý bưu điện nhưng chính ông cũng không biết bao giờ các đại lý hoặc bưu cục sẽ bị xoá!
Chính vì “niềm tin” này mà hiện nay hai công ty điện thoại Đông và Tây của Tp.HCM (được giao quyền quản lý và kinh doanh dịch vụ này theo địa bàn) vẫn bố trí nhân viên luân phiên bảo trì các trụ điện thoại.
Ông Nhân cũng thừa nhận, do ý thức của người dân kém nên việc nhiều trụ điện thoại bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì điều này đã làm người dân mệt mỏi, dần dần quên dịch vụ này.
Dịch vụ “điện thoại thùng xanh” đã hoàn thành vai trò của nó! Nhiều người dân, ngay cả nhân viên ngành bưu điện khi được hỏi cùng chung nhận xét như vậy. Nhưng bao giờ khai tử nó? Hình như VNPT vẫn còn dùng dằng...
Nhưng nay, cái thì đã “chết”, cái còn sống cũng đang ngắc ngoải! Hiếm hoi lắm mới tìm thấy một người gọi từ những chiếc trụ điện thoại này...
Đang ngắc ngoải
Năm 1991, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông – VNPT) chính thức cung cấp hai dịch vụ điện thoại công cộng: cabin màu vàng (liên doanh với Malaysia), còn cabin màu xanh do VNPT độc quyền khai thác kể từ ngày 4/11/1997.
Dịch vụ này thông qua hình thức dùng thẻ từ tại các trụ (trước đó là cabin) đặt ven đường. Theo số liệu từ VNPT cho biết, hiện nay dịch vụ điện thoại thẻ có khoảng 8.800 cabin đang trong khả năng sử dụng được.
Hiện nay, điện thoại thẻ chỉ còn dạng thùng màu xanh, dân trong giới quen gọi là “điện thoại thùng xanh”. Ban đầu, dịch vụ “điện thoại thùng xanh” được thiết kế dạng cabin nhưng vì người dân sống quanh khu vực đặt cabin dùng để cất giấu xăng, các vật dụng phục vụ bán rong... nên VNPT chuyển sang hình thức trụ như hiện nay.
Ở những khu dân cư đông, khoảng 100m có một trụ điện thoại, còn ở những vùng dân cư thưa, khoảng 500m mới có một trụ.
Một chuyên gia của Bưu điện Tp.HCM cho biết, từ khi thành lập đến khoảng năm 2002, dịch vụ điện thoại trụ này đã đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân, dần về sau dịch vụ này rơi vào tình trạng “thoi thóp”.
Theo chị Nguyệt, nhân viên Bưu cục Tú Xương (quận 3, Tp.HCM), có tháng chỉ bán được 3 - 4 thẻ, chủ yếu cho học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập thấp. Còn một phụ huynh cho biết, thay vì cho tiền hoặc sắm điện thoại di động cho con, chị đã nghĩ tới cách mua thẻ mệnh giá 50.000 đồng để con gái (học lớp 11 trường Marie Curie) liên lạc với gia đình những khi cần thiết.
Ở Tp.HCM, phóng viên muốn tiếp cận người dùng điện thoại trụ phải xà quần quanh thành phố cả ngày mới gặp một chị công nhân dùng máy trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3). Chị liên lạc với gia đình ở Quảng Ngãi. Chị nói: mỗi lần muốn gọi điện rất cực vì nhiều trụ hư, cứ phải đạp xe lòng vòng tìm hoài. Chị muốn chuyển qua dùng điện thoại di động nhưng không có điều kiện vì lương chưa tới 1 triệu đồng/tháng.
Doanh thu… cực kỳ thấp
Dù không tiết lộ giá trị kinh doanh của dịch vụ này trên toàn địa bàn thành phố, nhưng theo lời một quan chức của Bưu điện Tp.HCM, dịch vụ này có doanh thu “cực kỳ thấp”.
Cũng theo lời ông, vẫn cứ phải duy trì dịch vụ này vì chức năng phục vụ cộng đồng hơn là giá trị kinh doanh. “Nếu vì kinh doanh, chúng tôi đã dẹp nó từ lâu lắm rồi”, vị quan chức này nói thêm.
Nguyên nhân đưa dịch vụ điện thoại thẻ lụi tàn sớm hơn mong đợi của nhà khai thác dịch vụ chính là sự bùng nổ của các mạng điện thoại di động. Không chỉ riêng cán bộ công chức mà ngay cả người lao động phổ thông, buôn gánh bán bưng, kể cả nông dân... cũng xài điện thoại di động.
Không chỉ giá máy và giá cước cuộc gọi ngày càng giảm, mà việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đưa sóng đến tận hang cùng ngõ hẻm đã làm cho người dân chuyển sang sử dụng điện thoại di động hơn là sử dụng dịch vụ “điện thoại thùng xanh” cho dù chi phí có cao hơn!
Ông Nhân, Phó giám đốc Công ty Điện thoại Tây Tp.HCM cho biết, công ty đang xem xét khả năng thu hồi những trụ điện thoại không còn tác dụng để chuyển sang các khu ngoại thành hoặc những nơi có công nhân đông để khai thác có hiệu quả hơn.
Ông còn mạnh dạn quả quyết rằng, dịch vụ này sẽ phát triển hơn khi xoá bỏ các đại lý bưu điện nhưng chính ông cũng không biết bao giờ các đại lý hoặc bưu cục sẽ bị xoá!
Chính vì “niềm tin” này mà hiện nay hai công ty điện thoại Đông và Tây của Tp.HCM (được giao quyền quản lý và kinh doanh dịch vụ này theo địa bàn) vẫn bố trí nhân viên luân phiên bảo trì các trụ điện thoại.
Ông Nhân cũng thừa nhận, do ý thức của người dân kém nên việc nhiều trụ điện thoại bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì điều này đã làm người dân mệt mỏi, dần dần quên dịch vụ này.
Dịch vụ “điện thoại thùng xanh” đã hoàn thành vai trò của nó! Nhiều người dân, ngay cả nhân viên ngành bưu điện khi được hỏi cùng chung nhận xét như vậy. Nhưng bao giờ khai tử nó? Hình như VNPT vẫn còn dùng dằng...