Điều chỉnh tỷ giá: Cơ hội, sợi dây và… chú cún
“Không điều chỉnh tỷ giá USD trước Tết” là thông điệp được Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra cách đây gần ba tháng
“Không điều chỉnh tỷ giá USD trước Tết” là thông điệp được Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra cách đây gần ba tháng, vào ngày 4/11/2010.
Tuy nhiên, việc không hoặc chưa điều chỉnh tỷ giá lúc này đồng nghĩa với một thực tế: suốt gần ba tháng qua, chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do với tỷ giá theo niêm yết chính thức của các ngân hàng thương mại có từ 7% - 10%. Khoảng cách lớn ít thấy trong lịch sử này gây khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như nuôi dưỡng cơ chế hai giá dưới các hình thức khác nhau.
Cuối năm 2010, đầu tuần này và vừa mới hôm qua (26/1), bằng các hình thức công bố khác nhau, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông tin chung: ngoại tệ đang vào mạnh, thị trường ngoại hối đang vận động tốt.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, thị trường ngoại hối hiện nay là cân bằng, và Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp một cách trực tiếp.
Đáng chú ý là từ trạng thái âm cuối tháng 11/2010, thời gian gần đây trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đã dương quanh 250 triệu USD, ngày cao điểm dương tới 300 triệu USD.
Ở góc nhìn của nhà phân tích độc lập, bộ phận nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) hôm qua đưa ra một báo cáo nhanh, trong đó “cơ hội” là từ được nhấn mạnh khi đặt trong dự tính điều chỉnh tỷ giá USD/VND.
“Thị trường, bao gồm cả các ngân hàng thương mại, bằng cách này hay cách khác gần như đã chấp nhận giao dịch ở mức tỷ giá của thị trường tự do. Việc điều chỉnh tỷ giá chính thức có thể gây ra những lo ngại về sức ép lạm phát gia tăng, tuy nhiên những thông điệp từ Chính phủ cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá sớm muộn cũng sẽ được thực hiện, vấn đề chỉ còn là việc lựa chọn thời điểm thích hợp”, TLS nhận định.
Và trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được TLS cho là thời điểm thích hợp nhất.
Các yếu tố thuận lợi là: sự dồi dào của lượng kiều hối, giải ngân vốn đầu tư gián tiếp, và đầu tư trực tiếp trong những tháng gần đây cộng với lãi suất VND cao đang khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm đáng kể; tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm từ trên 21.500 VND/USD trong những ngày cuối tháng 11/2010 xuống còn khoảng 21.000 VND/USD trong thời gian gần đây.
Phía sau điều chỉnh, TLS cho rằng thời điểm thuận lợi về nguồn cung ngoại tệ lúc này sẽ giúp cho thị trường tự do không bị xáo trộn mạnh, đồng thời giúp đưa tỷ giá trên hai thị trường tiến sát gần nhau hơn. Việc điều chỉnh tỷ giá trong thời điểm thắt chặt tiền tệ hiện nay được kì vọng là sẽ khiến cho các doanh nghiệp và người dân có ngoại tệ chịu bán lại cho các ngân hàng thương mại hơn.
“Đây có lẽ là thời điểm tốt để Ngân hàng Nhà nước mua lại nhằm cải thiện lượng dự trữ ngoại tệ vốn được cho là đã xuống rất thấp trong thời gian qua. Cuối cùng, việc điều chỉnh tỷ giá trước kỳ nghỉ Tết dài sẽ giúp cho thị trường tránh được được cú sốc tức thời về tâm lý. Các quyết định sẽ cân nhắc kĩ lưỡng và thực hiện một cách khôn ngoan hơn”, TLS dự tính.
Sợi dây và… chú cún
Đặt trong giả thiết điều chỉnh tỷ giá thời gian tới, hẳn nhiều suy tính và kỳ vọng lúc này đều chung một hướng: tăng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng cần tính đến một điều chỉnh mang tính cơ bản và lâu dài, thay vì phản ứng trước mắt. Quan điểm mà chuyên gia này đưa ra là một câu chuyện hình ảnh, dắt cún đi dạo trong công viên… tỷ giá.
Cô gái dắt chú cún đi dạo trong công viên, khoảng cách giữa hai chủ thể là sợi dây. Bản năng của chú cún trước những yếu tố tác động ngoại cảnh có thể gây ra những rắc rối, buộc phải kiểm soát bằng sợi dây đó. Sợi dây ngắn sẽ kiểm soát tốt hơn là một sợi dây dài.
Trong cơ chế điều hành hiện nay, tỷ giá chính thức của các ngân hàng thương mại vận động theo mức bình quân liên ngân hàng với biên độ +/-3%. Biên độ đó là sợi dây trong câu chuyện của ông Trương Văn Phước. Vậy nên quan điểm mà ông đưa ra hiện nay là đưa tỷ giá bình quân liên ngân hàng đến một điểm phù hợp, đồng thời thu hẹp biên độ để tăng khả năng kiểm soát.
Ở quan điểm này, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ trở thành công cụ năng động để nhà điều hành ứng xử linh hoạt với thị trường. Và với biên độ được thu hẹp, có sự chủ động và linh hoạt trong điều hành, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ trở thành ngọn hải đăng gần hơn và sáng hơn với người đi biển.
Nếu có điều chỉnh như vậy trên thực tế, người dân, doanh nghiệp sẽ có thói quen mỗi sáng đọc báo, lướt web cập nhật tỷ giá bình quân liên ngân hàng để chủ động nắm bắt chuyển động của thị trường, thay vì quá quen với trạng thái đứng yên kéo dài sau mỗi lần điều chỉnh như thời gian qua.
Tuy nhiên, việc không hoặc chưa điều chỉnh tỷ giá lúc này đồng nghĩa với một thực tế: suốt gần ba tháng qua, chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do với tỷ giá theo niêm yết chính thức của các ngân hàng thương mại có từ 7% - 10%. Khoảng cách lớn ít thấy trong lịch sử này gây khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như nuôi dưỡng cơ chế hai giá dưới các hình thức khác nhau.
Cuối năm 2010, đầu tuần này và vừa mới hôm qua (26/1), bằng các hình thức công bố khác nhau, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông tin chung: ngoại tệ đang vào mạnh, thị trường ngoại hối đang vận động tốt.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, thị trường ngoại hối hiện nay là cân bằng, và Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp một cách trực tiếp.
Đáng chú ý là từ trạng thái âm cuối tháng 11/2010, thời gian gần đây trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đã dương quanh 250 triệu USD, ngày cao điểm dương tới 300 triệu USD.
Ở góc nhìn của nhà phân tích độc lập, bộ phận nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS) hôm qua đưa ra một báo cáo nhanh, trong đó “cơ hội” là từ được nhấn mạnh khi đặt trong dự tính điều chỉnh tỷ giá USD/VND.
“Thị trường, bao gồm cả các ngân hàng thương mại, bằng cách này hay cách khác gần như đã chấp nhận giao dịch ở mức tỷ giá của thị trường tự do. Việc điều chỉnh tỷ giá chính thức có thể gây ra những lo ngại về sức ép lạm phát gia tăng, tuy nhiên những thông điệp từ Chính phủ cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá sớm muộn cũng sẽ được thực hiện, vấn đề chỉ còn là việc lựa chọn thời điểm thích hợp”, TLS nhận định.
Và trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được TLS cho là thời điểm thích hợp nhất.
Các yếu tố thuận lợi là: sự dồi dào của lượng kiều hối, giải ngân vốn đầu tư gián tiếp, và đầu tư trực tiếp trong những tháng gần đây cộng với lãi suất VND cao đang khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm đáng kể; tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm từ trên 21.500 VND/USD trong những ngày cuối tháng 11/2010 xuống còn khoảng 21.000 VND/USD trong thời gian gần đây.
Phía sau điều chỉnh, TLS cho rằng thời điểm thuận lợi về nguồn cung ngoại tệ lúc này sẽ giúp cho thị trường tự do không bị xáo trộn mạnh, đồng thời giúp đưa tỷ giá trên hai thị trường tiến sát gần nhau hơn. Việc điều chỉnh tỷ giá trong thời điểm thắt chặt tiền tệ hiện nay được kì vọng là sẽ khiến cho các doanh nghiệp và người dân có ngoại tệ chịu bán lại cho các ngân hàng thương mại hơn.
“Đây có lẽ là thời điểm tốt để Ngân hàng Nhà nước mua lại nhằm cải thiện lượng dự trữ ngoại tệ vốn được cho là đã xuống rất thấp trong thời gian qua. Cuối cùng, việc điều chỉnh tỷ giá trước kỳ nghỉ Tết dài sẽ giúp cho thị trường tránh được được cú sốc tức thời về tâm lý. Các quyết định sẽ cân nhắc kĩ lưỡng và thực hiện một cách khôn ngoan hơn”, TLS dự tính.
Sợi dây và… chú cún
Đặt trong giả thiết điều chỉnh tỷ giá thời gian tới, hẳn nhiều suy tính và kỳ vọng lúc này đều chung một hướng: tăng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng cần tính đến một điều chỉnh mang tính cơ bản và lâu dài, thay vì phản ứng trước mắt. Quan điểm mà chuyên gia này đưa ra là một câu chuyện hình ảnh, dắt cún đi dạo trong công viên… tỷ giá.
Cô gái dắt chú cún đi dạo trong công viên, khoảng cách giữa hai chủ thể là sợi dây. Bản năng của chú cún trước những yếu tố tác động ngoại cảnh có thể gây ra những rắc rối, buộc phải kiểm soát bằng sợi dây đó. Sợi dây ngắn sẽ kiểm soát tốt hơn là một sợi dây dài.
Trong cơ chế điều hành hiện nay, tỷ giá chính thức của các ngân hàng thương mại vận động theo mức bình quân liên ngân hàng với biên độ +/-3%. Biên độ đó là sợi dây trong câu chuyện của ông Trương Văn Phước. Vậy nên quan điểm mà ông đưa ra hiện nay là đưa tỷ giá bình quân liên ngân hàng đến một điểm phù hợp, đồng thời thu hẹp biên độ để tăng khả năng kiểm soát.
Ở quan điểm này, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ trở thành công cụ năng động để nhà điều hành ứng xử linh hoạt với thị trường. Và với biên độ được thu hẹp, có sự chủ động và linh hoạt trong điều hành, tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ trở thành ngọn hải đăng gần hơn và sáng hơn với người đi biển.
Nếu có điều chỉnh như vậy trên thực tế, người dân, doanh nghiệp sẽ có thói quen mỗi sáng đọc báo, lướt web cập nhật tỷ giá bình quân liên ngân hàng để chủ động nắm bắt chuyển động của thị trường, thay vì quá quen với trạng thái đứng yên kéo dài sau mỗi lần điều chỉnh như thời gian qua.