Điều gì đang “cứu” tỷ giá?
Tỷ giá USD/VND vẫn có hơi hướng căng, song một nút thắt quan trọng đã có hướng giải tỏa rõ rệt
Điểm chung khi VnEconomy tìm hiểu thông tin từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, vụ chức năng và lãnh đạo ngân hàng thương mại trong ngày 3/7 là “đã có những chuyển biến lạc quan”.
Gần một tuần sau gói điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tương đối ổn định, tỷ giá USD/VND vẫn có hơi hướng căng, song một nút thắt quan trọng đã có hướng giải tỏa rõ rệt.
Trong ngày đầu tiên thực hiện tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng (28/6), tỷ giá USD/VND trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại tương đối thận trọng. Quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tưởng như đã làm dịu hơi nóng phảng phất vài tháng trước đó.
Giá USD của các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tiên đó thấp hơn mức trần cho phép đáng kể. Đáng chú ý là sau một thời gian dài, chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra mới doãnh rộng tới 100 VND. Kinh nghiệm theo dõi tỷ giá cho thấy, khoảng cách này phản ánh một phần trạng thái cung - cầu trên thị trường.
Tuy nhiên, lần lượt các ngày giao dịch từ đầu tuần đến nay, chênh lệch đó đã bị thu hẹp. Tính đến ngày 3/7, khoảng cách giá mua vào - bán ra đã hẹp lại còn 50 - 60 VND. Và đến chiều cùng ngày, các ngân hàng thương mại đã lần lượt nâng giá USD bán ra kịch trần biên độ cho phép, với 21.246 VND.
Lúc này, khi trạng thái kịch trần giá bán được tái lập, một sự tiến sát của giá mua vào sẽ phát đi tín hiệu mới. Hay nói cách khác, nếu điều đó xảy ra, áp lực giữ ổn định tỷ giá sẽ dồn thêm về Ngân hàng Nhà nước.
Nói là áp lực, bởi cùng với quyết định điều chỉnh ngày 28/6, nhà điều hành đưa ra thông điệp tái khẳng định cam kết giữ ổn định tỷ giá, thậm chí bằng mọi biện pháp để giữ ổn định. Giữ mức độ tăng khoảng 2 - 3% trong cả năm nay là mục tiêu tiếp tục được bảo lưu.
Như đề cập ở bài viết trước, từ đầu năm đến nay và cộng thêm lần điều chỉnh trên, tỷ giá đã tăng khoảng 2%. Theo đó, “sức tăng” trong 6 tháng còn lại của năm, chiếu theo cam kết trên, là không còn nhiều. Nhưng việc giữ ổn định tỷ giá USD/VND sẽ có nhiều thử thách.
Ngược lại, nhà điều hành hẳn có ý đồ khi tái khẳng định mục tiêu giữ ổn định cùng mức độ điều chỉnh vừa qua là 1% mà không phải là một tỷ lệ khác. Bên cạnh tính toán tác động đến lạm phát, dùng hẳn 1% đồng nghĩa với việc triệt tiêu phần lớn kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng cao nửa cuối năm. Hay Ngân hàng Nhà nước đang muốn neo giữ kỳ vọng của thị trường theo mục tiêu điều hành.
Nhưng thị trường vẫn có tiếng nói riêng của mình. Tuần đầu sau điều chỉnh, như trên, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại lại kịch trần, chênh giá mua vào - bán ra lại thu hẹp. Dù Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng mọi biện pháp để giữ ổn định, tức thời có thể là bán ra ngoại tệ để can thiệp, song sâu xa vẫn là yêu cầu xử lý các gốc rễ gây áp lực đối với tỷ giá (ở đây, giữ ổn định đã là mục tiêu được xác định, nên tranh luận về điều chỉnh tiếp hay không là vấn đề khác).
Có nhiều yếu tố tác động tới tỷ giá. Trong gói chính sách vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã cùng lúc cân đối về lãi suất, theo hướng uốn nắn dòng tiền gửi và kích thích hướng chuyển đổi vốn có lợi, gián tiếp hạn chế găm giữ ngoại tệ… Nhưng một yếu tố có ảnh hưởng lớn thời gian qua và hiện nay là trạng thái dư và ứ tiền đồng.
“Khi mà tiền đồng đưa ra nhiều, ứ vốn và quanh quẩn trong hệ thống thì vẫn còn gây áp lực đối với tỷ giá. Xử lý được điểm này là ưu tiên, mà đầu ra là tín dụng bên cạnh việc điều tiết thông thường của Ngân hàng Nhà nước”, một người trong cuộc nêu quan điểm khi trao đổi với VnEconomy.
Nhiều và ứ, giá trị VND sẽ kém đi và phản ánh ở tỷ giá. Kích thích được tín dụng sẽ là một hướng giải phóng năng lượng. Và một chuyển động mới, rõ nét đã xuất hiện.
Tối muộn 3/7, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lạc quan khi trò chuyện với VnEconomy: “Tình hình đã có những chuyển biến tốt hơn”.
Đó là tín dụng. Năm 2013, Eximbank là ngân hàng duy nhất được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất với 15%, trong khi hầu hết các thành viên khác bước đầu bị giới hạn tối đa 12%. Tuy nhiên, đến hết tháng 4/2013 tín dụng lại giảm tới khoảng 4% so với cuối năm 2012. Và tình hình đã thay đổi, chỉ trong hai tháng 5 và 6, tăng trưởng tín dụng của Eximbank đã trở lại, hiện đã tăng tới hơn 7% so với cuối 2012.
Ở tình hình chung của hệ thống, dữ liệu mà VnEconomy tìm hiểu cho thấy, đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng đã đạt 4,5%. Đáng chú ý là tín dụng bằng VND tiếp tục tăng mạnh với 7,55%, bằng ngoại tệ giảm tới gần 9,4% so với cuối 2012. Trong đó, tín dụng ngoại tệ giảm mạnh được xem là một kết quả trong việc hạn chế tình trạng đô la hóa, từng bước dịch chuyển dòng vốn ngoại tệ từ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán.
Với dữ liệu trên, tăng trưởng tín dụng đã có bước đột biến trong tháng 6 vừa qua. Đột biến bởi dữ liệu cập nhật 5 tháng mới chỉ tăng được 2,98%. Hay một so sánh khác, cùng kỳ năm 2012 chỉ tăng trưởng được 0,76%.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng nhìn nhận rằng, tăng trưởng tín dụng đã có chuyển biến khả quan. Đây được xem là một hướng góp phần tháo gỡ cho áp lực giữ ổn định tỷ giá trong thời gian tới, cũng như dần giải tỏa vấn đề nút thắt cung vốn cho nền kinh tế đặt ra căng thẳng từ đầu năm.
Gần một tuần sau gói điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tương đối ổn định, tỷ giá USD/VND vẫn có hơi hướng căng, song một nút thắt quan trọng đã có hướng giải tỏa rõ rệt.
Trong ngày đầu tiên thực hiện tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng (28/6), tỷ giá USD/VND trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại tương đối thận trọng. Quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước tưởng như đã làm dịu hơi nóng phảng phất vài tháng trước đó.
Giá USD của các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tiên đó thấp hơn mức trần cho phép đáng kể. Đáng chú ý là sau một thời gian dài, chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra mới doãnh rộng tới 100 VND. Kinh nghiệm theo dõi tỷ giá cho thấy, khoảng cách này phản ánh một phần trạng thái cung - cầu trên thị trường.
Tuy nhiên, lần lượt các ngày giao dịch từ đầu tuần đến nay, chênh lệch đó đã bị thu hẹp. Tính đến ngày 3/7, khoảng cách giá mua vào - bán ra đã hẹp lại còn 50 - 60 VND. Và đến chiều cùng ngày, các ngân hàng thương mại đã lần lượt nâng giá USD bán ra kịch trần biên độ cho phép, với 21.246 VND.
Lúc này, khi trạng thái kịch trần giá bán được tái lập, một sự tiến sát của giá mua vào sẽ phát đi tín hiệu mới. Hay nói cách khác, nếu điều đó xảy ra, áp lực giữ ổn định tỷ giá sẽ dồn thêm về Ngân hàng Nhà nước.
Nói là áp lực, bởi cùng với quyết định điều chỉnh ngày 28/6, nhà điều hành đưa ra thông điệp tái khẳng định cam kết giữ ổn định tỷ giá, thậm chí bằng mọi biện pháp để giữ ổn định. Giữ mức độ tăng khoảng 2 - 3% trong cả năm nay là mục tiêu tiếp tục được bảo lưu.
Như đề cập ở bài viết trước, từ đầu năm đến nay và cộng thêm lần điều chỉnh trên, tỷ giá đã tăng khoảng 2%. Theo đó, “sức tăng” trong 6 tháng còn lại của năm, chiếu theo cam kết trên, là không còn nhiều. Nhưng việc giữ ổn định tỷ giá USD/VND sẽ có nhiều thử thách.
Ngược lại, nhà điều hành hẳn có ý đồ khi tái khẳng định mục tiêu giữ ổn định cùng mức độ điều chỉnh vừa qua là 1% mà không phải là một tỷ lệ khác. Bên cạnh tính toán tác động đến lạm phát, dùng hẳn 1% đồng nghĩa với việc triệt tiêu phần lớn kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng cao nửa cuối năm. Hay Ngân hàng Nhà nước đang muốn neo giữ kỳ vọng của thị trường theo mục tiêu điều hành.
Nhưng thị trường vẫn có tiếng nói riêng của mình. Tuần đầu sau điều chỉnh, như trên, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại lại kịch trần, chênh giá mua vào - bán ra lại thu hẹp. Dù Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng mọi biện pháp để giữ ổn định, tức thời có thể là bán ra ngoại tệ để can thiệp, song sâu xa vẫn là yêu cầu xử lý các gốc rễ gây áp lực đối với tỷ giá (ở đây, giữ ổn định đã là mục tiêu được xác định, nên tranh luận về điều chỉnh tiếp hay không là vấn đề khác).
Có nhiều yếu tố tác động tới tỷ giá. Trong gói chính sách vừa ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã cùng lúc cân đối về lãi suất, theo hướng uốn nắn dòng tiền gửi và kích thích hướng chuyển đổi vốn có lợi, gián tiếp hạn chế găm giữ ngoại tệ… Nhưng một yếu tố có ảnh hưởng lớn thời gian qua và hiện nay là trạng thái dư và ứ tiền đồng.
“Khi mà tiền đồng đưa ra nhiều, ứ vốn và quanh quẩn trong hệ thống thì vẫn còn gây áp lực đối với tỷ giá. Xử lý được điểm này là ưu tiên, mà đầu ra là tín dụng bên cạnh việc điều tiết thông thường của Ngân hàng Nhà nước”, một người trong cuộc nêu quan điểm khi trao đổi với VnEconomy.
Nhiều và ứ, giá trị VND sẽ kém đi và phản ánh ở tỷ giá. Kích thích được tín dụng sẽ là một hướng giải phóng năng lượng. Và một chuyển động mới, rõ nét đã xuất hiện.
Tối muộn 3/7, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lạc quan khi trò chuyện với VnEconomy: “Tình hình đã có những chuyển biến tốt hơn”.
Đó là tín dụng. Năm 2013, Eximbank là ngân hàng duy nhất được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất với 15%, trong khi hầu hết các thành viên khác bước đầu bị giới hạn tối đa 12%. Tuy nhiên, đến hết tháng 4/2013 tín dụng lại giảm tới khoảng 4% so với cuối năm 2012. Và tình hình đã thay đổi, chỉ trong hai tháng 5 và 6, tăng trưởng tín dụng của Eximbank đã trở lại, hiện đã tăng tới hơn 7% so với cuối 2012.
Ở tình hình chung của hệ thống, dữ liệu mà VnEconomy tìm hiểu cho thấy, đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng đã đạt 4,5%. Đáng chú ý là tín dụng bằng VND tiếp tục tăng mạnh với 7,55%, bằng ngoại tệ giảm tới gần 9,4% so với cuối 2012. Trong đó, tín dụng ngoại tệ giảm mạnh được xem là một kết quả trong việc hạn chế tình trạng đô la hóa, từng bước dịch chuyển dòng vốn ngoại tệ từ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán.
Với dữ liệu trên, tăng trưởng tín dụng đã có bước đột biến trong tháng 6 vừa qua. Đột biến bởi dữ liệu cập nhật 5 tháng mới chỉ tăng được 2,98%. Hay một so sánh khác, cùng kỳ năm 2012 chỉ tăng trưởng được 0,76%.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng nhìn nhận rằng, tăng trưởng tín dụng đã có chuyển biến khả quan. Đây được xem là một hướng góp phần tháo gỡ cho áp lực giữ ổn định tỷ giá trong thời gian tới, cũng như dần giải tỏa vấn đề nút thắt cung vốn cho nền kinh tế đặt ra căng thẳng từ đầu năm.