Điều hành giá xăng dầu: Trả bù lỗ trước, giảm giá sau!
Đó là nguyên tắc và định hướng mà Bộ Tài chính vừa khẳng định trong công văn gửi các cơ quan báo chí
Đó là nguyên tắc và định hướng mà Bộ Tài chính vừa khẳng định trong công văn gửi các cơ quan báo chí.
Chiều 18/9, Bộ Tài chính có văn bản số 13277 /BTC-VP về việc công tác điều hành giá xăng trong thời điểm hiện nay, trong đó đưa ra những nguyên tắc và định hướng đáng chú ý.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết sẽ điều hành thuế nhập khẩu xăng dầu phù hợp với barem thuế đã công bố; tiếp tục để doanh nghiệp trích 1.000 đồng/lít đối với mặt hàng xăng để hoàn trả số tiền ngân sách đã ứng ra cho doanh nghiệp tự xử lý số lỗ kinh doanh xăng; tiếp tục trích Quỹ Bình ổn giá đối với một số mặt hàng có điều kiện do giá thế giới giảm để tạo nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu bình ổn giá khi giá thế giới tăng trở lại.
Đáng chú ý là việc giảm giá đối với mặt hàng xăng dầu chỉ thực hiện khi nào có điều kiện, sau khi đã áp dụng các biện pháp nêu trên.
Theo bộ này, việc điều hành theo các nguyên tắc nêu trên “sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn và lâu dài cho cả người dân, doanh nghiệp và Nhà nước”.
Thứ nhất là hình thành được Quỹ Bình ổn giá, có nguồn lực để chủ động ổn định giá, hạn chế được việc phải tăng giá cao đột biến như năm 2008, hạn chế được tác động kéo theo đối với các mặt hàng khác và nền kinh tế. Đây là tiền đề để điều hành giá xăng dầu thực sự theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thứ hai là nâng cao tính chủ động, tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường.
Và thứ ba là khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng; hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới; góp phần ổn định nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Về giá xăng dầu hiện nay, Bộ Tài chính giải thích, từ sau ngày điều chỉnh giá xăng dầu gần đây (ngày 30/8/2009) giá xăng dầu thị trường thế giới biến động theo chiều hướng giảm, tuy nhiên mức giảm lại không nhiều.
Với căn cứ để xác định giá bán lẻ xăng trong nước như quy định tại Thông tư số 56/2009/TT-BTC, Thông tư số 159/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, giá thế giới như bình quân 19 ngày qua, mức thuế, phí phải nộp như hiện hành (thuế nhập khẩu xăng: 20%, diezel: 20%, dầu hoả: 30%, madút: 20% và chi phí lưu thông các mặt hàng xăng dầu là 600 đồng/lít, riêng madút là 400 đồng/kg), tính trả nợ khoản tạm ứng từ ngân sách nhà nước 1.000 đồng/lít xăng, chưa tính mức lãi để lại cho doanh nghiệp (tối đa 300 đồng/lít, kg) và chưa trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, theo tính toán của Bộ Tài chính, lỗ, lãi kinh doanh các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được xác định: Mặt hàng xăng lãi 301 đồng/lít; dầu diezel lãi 396 đồng/lít; dầu hoả lãi 563 đồng/lít và dầu madut lãi 206 đồng/kg.
Với tình hình kinh doanh các mặt hàng xăng dầu nêu trên và các nguyên tắc điều hành đã đề cập, văn bản của Bộ Tài chính cho biết Liên Bộ Tài chính - Công thương thống nhất giữ ổn định giá các mặt hàng xăng, dầu; thực hiện trích thu vào Quỹ Bình ổn giá đối với dầu diezel là 100 đồng/lít; dầu hoả là 200 đồng/lít. Việc trích Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hoả được thực hiện từ 0 giờ ngày 19/9/2009.
Chiều 18/9, Bộ Tài chính có văn bản số 13277 /BTC-VP về việc công tác điều hành giá xăng trong thời điểm hiện nay, trong đó đưa ra những nguyên tắc và định hướng đáng chú ý.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết sẽ điều hành thuế nhập khẩu xăng dầu phù hợp với barem thuế đã công bố; tiếp tục để doanh nghiệp trích 1.000 đồng/lít đối với mặt hàng xăng để hoàn trả số tiền ngân sách đã ứng ra cho doanh nghiệp tự xử lý số lỗ kinh doanh xăng; tiếp tục trích Quỹ Bình ổn giá đối với một số mặt hàng có điều kiện do giá thế giới giảm để tạo nguồn lực đáp ứng cho yêu cầu bình ổn giá khi giá thế giới tăng trở lại.
Đáng chú ý là việc giảm giá đối với mặt hàng xăng dầu chỉ thực hiện khi nào có điều kiện, sau khi đã áp dụng các biện pháp nêu trên.
Theo bộ này, việc điều hành theo các nguyên tắc nêu trên “sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn và lâu dài cho cả người dân, doanh nghiệp và Nhà nước”.
Thứ nhất là hình thành được Quỹ Bình ổn giá, có nguồn lực để chủ động ổn định giá, hạn chế được việc phải tăng giá cao đột biến như năm 2008, hạn chế được tác động kéo theo đối với các mặt hàng khác và nền kinh tế. Đây là tiền đề để điều hành giá xăng dầu thực sự theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Thứ hai là nâng cao tính chủ động, tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường.
Và thứ ba là khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng; hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới; góp phần ổn định nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Về giá xăng dầu hiện nay, Bộ Tài chính giải thích, từ sau ngày điều chỉnh giá xăng dầu gần đây (ngày 30/8/2009) giá xăng dầu thị trường thế giới biến động theo chiều hướng giảm, tuy nhiên mức giảm lại không nhiều.
Với căn cứ để xác định giá bán lẻ xăng trong nước như quy định tại Thông tư số 56/2009/TT-BTC, Thông tư số 159/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, giá thế giới như bình quân 19 ngày qua, mức thuế, phí phải nộp như hiện hành (thuế nhập khẩu xăng: 20%, diezel: 20%, dầu hoả: 30%, madút: 20% và chi phí lưu thông các mặt hàng xăng dầu là 600 đồng/lít, riêng madút là 400 đồng/kg), tính trả nợ khoản tạm ứng từ ngân sách nhà nước 1.000 đồng/lít xăng, chưa tính mức lãi để lại cho doanh nghiệp (tối đa 300 đồng/lít, kg) và chưa trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, theo tính toán của Bộ Tài chính, lỗ, lãi kinh doanh các mặt hàng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được xác định: Mặt hàng xăng lãi 301 đồng/lít; dầu diezel lãi 396 đồng/lít; dầu hoả lãi 563 đồng/lít và dầu madut lãi 206 đồng/kg.
Với tình hình kinh doanh các mặt hàng xăng dầu nêu trên và các nguyên tắc điều hành đã đề cập, văn bản của Bộ Tài chính cho biết Liên Bộ Tài chính - Công thương thống nhất giữ ổn định giá các mặt hàng xăng, dầu; thực hiện trích thu vào Quỹ Bình ổn giá đối với dầu diezel là 100 đồng/lít; dầu hoả là 200 đồng/lít. Việc trích Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hoả được thực hiện từ 0 giờ ngày 19/9/2009.