Điều kỳ lạ của giá dầu
Giá dầu đang ổn định ở mức xấp xỉ 50 USD/thùng, dù kinh tế thế giới diễn biến xấu đi
Trong những tháng gần đây, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm mạnh do người tiêu dùng hạn chế sử dụng năng lượng. Một số nhà quan sát dự báo, tình hình kinh tế u ám có thể khiến giá dầu tụt về mức 20 USD/thùng, hoặc thậm chí còn thấp hơn thế.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ đã xảy ra: giá dầu đang ổn định ở mức xấp xỉ 50 USD/thùng. Mặc dù đã giảm khoảng 2/3 so với mức kỷ lục ở mùa hè năm ngoái, giá dầu hiện vẫn ở mức tương đối cao so với những mức giá trong lịch sử.
Vì sao dầu vững giá?
Sự vững vàng này của thị trường dầu không phải là do tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện, hay tiêu thụ dầu tăng lên. Nhu cầu dầu của thế giới vẫn đang trên đà giảm sút mạnh nhất từ đầu thập niên 1980 tới nay, và kho dự trữ dầu thô của Mỹ thì đang ở mức cao nhất trong vòng 19 năm qua.
Thay vào đó, các nhà phân tích cho rằng, một lần nữa, dầu lại đang được giới đầu tư tìm kiếm như một hầm trú ẩn để đề phòng sự mất giá của đồng USD và lạm phát leo thang. Sự ổn định của giá dầu thời gian này cũng là một chiến thắng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sau khi liên tục cắt giảm mạnh sản lượng khai thác để ngăn sự sụt giá sâu hơn của giá dầu.
Sau khi đưa giá dầu lên những đỉnh cao kỷ lục vào mùa hè 2008, giới đầu tư đã tháo chạy khỏi thị trường này khi khủng hoảng tài chính leo thang mạnh mẽ. Họ ồ ạt bán dầu ra để thu tiền mặt về. Do đó, từ mức đỉnh 147 USD/thùng vào tháng 7/2008, giá dầu đã lao thẳng về mức 33 USD/thùng vào tháng 12.
Tuy nhiên, từ đó tới nay, giá dầu giao kỳ hạn tại New York đã khởi sắc trở lại và dao động trong khoảng 40-50 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York chốt phiên ở mức 48,85 USD/thùng. Tuần này, mặc dù chịu nhiều áp lực, giá dầu vẫn chưa phiên nào giảm dưới 45 USD/thùng.
Bởi thế, trong mùa hè năm nay - mùa lái xe cao điểm ở Mỹ - người tiêu dùng nước này có thể sẽ phải mua xăng với giá cao hơn. Theo dự báo của cơ quan chức năng Mỹ, giá xăng bình quân ở nước này trong mùa hè năm nay có thể lên tới 2,23 USD/gallon, tương đương khoảng 10.500 VND/USD. Vào tháng 12 năm ngoái, giá xăng tại Mỹ đã giảm xuống 1,6 USD/gallon, nhưng liên tục giữ ở mức trên 2 USD/gallon trong nhiều tuần qua.
Những vấn đề đáng ngại về kinh tế thế giới hiện nay lẽ ra phải là những dấu hiệu cho thấy giá dầu sẽ giảm, thay vì tăng thêm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang tăng mạnh, kinh tế Trung Quốc thì giảm tốc và xuất khẩu lao dốc mạnh. Kinh tế châu Âu đình trệ và kinh tế Nhật đang teo tọp đi. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm 1,3% trong năm nay, đánh dấu năm đầu tiên GDP thế giới đi xuống từ Chiến tranh Thế giới 2 tới nay.
“Tất cả những thông tin kinh tế đều tương đối bất lợi và chắc chắn, nhu cầu tiêu thụ dầu còn tiếp tục chịu tác động tiêu cực. Nhưng giá dầu vẫn cứ đứng vững”, nhà phân tích cao cấp thị trường năng lượng Tom Bentz của ngân hàng BNP Paribas ở New York nói.
Động thái cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu đã đóng vai trò quan trọng tạo ra một mặt sàn cho giá “vàng đen”. Khác với thường lệ, trong những tháng gần đây, các thành viên của OPEC đã tuân thủ chặt chẽ cam kết cắt giảm sản lượng.
Từ tháng 9 tới nay, Saudi Arabia và các nước khác trong OPEC đã cắt giảm sản lượng với mức tổng vào khoảng 3,5 triệu thùng dầu/ngày, tương đương với 75% cam kết cắt giảm mà họ đưa ra.
Thành công của OPEC đã mở lối cho các nhà đầu tư trên thị trường dầu tiếp tục đặt cược vào giá nhiên liệu này. Phần lớn giới đầu tư tin rằng, mặc dù thị trường lúc này đang thừa dầu, nhưng một khi nhu cầu tăng trở lại, nguồn cung dầu như hiện nay sẽ chẳng đủ đáp ứng.
Tình hình bất ổn ở quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi Nigeria khiến dòng dầu từ đây bị gián đoạn cũng tạo cho thị trường dầu sự hỗ trợ. “Các nhà đầu tư đã trở lại, tuy chưa phải là ồ ạt. Một trong những lý do chính khiến giá dầu ở mức 50 USD/thùng là do nguồn cung đã bị cắt giảm mạnh”, Giám đốc điều hành Roger Diwan của công ty tư vấn thị trường năng lượng PFC Energy nhận xét.
Các nhà đầu tư tính toán sai thời điểm?
Tuy nhiên, sự hào hứng của giới đầu tư đối với dầu vào lúc này có thể là sai thời điểm. Tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang giảm mạnh, đẩy kho dự trữ dầu thương mại của nước này lên mức cao nhất từ năm 1990 tới nay.
Tình hình ở Trung Quốc cũng chỉ khá hơn chút ít. Nhờ kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 585 tỷ USD, kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng 5-7% trong năm nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng đó mới chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thời gian qua, và có thể không đủ để kéo tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á khác lên.
Nhu cầu dầu của thế giới được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm nay. Trong báo cáo mới đây nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IMF), cho rằng, tiêu thụ dầu toàn cầu năm nay sẽ giảm 2,4 triệu thùng/ngày, tương đương mức giảm 2,8%, mức giảm mạnh nhất từ đầu những năm 1980 tới nay, còn 83,4 triệu thùng/ngày.
Do đó, giá dầu còn có khả năng giảm trong năm nay nếu kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu, hoặc những biện pháp kích thích kinh tế do Mỹ và các quốc gia khác áp dụng không thể phát huy tác dụng. “Thị trường đang cố gắng tìm hiểu xem nền kinh tế có đang cải thiện hay không”, nhà phân tích thị trường năng lượng Costanza Jacazio thuộc Barclays Capital nhận xét.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia cũng tỏ ý lo ngại rằng, với mức giá dầu như hiện nay, các công ty dầu lửa sẽ cắt giảm đầu tư vào các mỏ dầu mới. Một khi kinh tế phục hồi, chẳng hạn vào năm 2010 hay 2011, việc giá dầu tăng mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra.
“Người ta đang băn khoăn chẳng biết giá dầu sẽ còn duy trì ở mức hiện nay được bao lâu nữa trước khi bắt đầu một đợt tụt dốc mới”, nhà phân tích Bentz của BNP Paribas nói.
(Theo New York Times)
Tuy nhiên, điều kỳ lạ đã xảy ra: giá dầu đang ổn định ở mức xấp xỉ 50 USD/thùng. Mặc dù đã giảm khoảng 2/3 so với mức kỷ lục ở mùa hè năm ngoái, giá dầu hiện vẫn ở mức tương đối cao so với những mức giá trong lịch sử.
Vì sao dầu vững giá?
Sự vững vàng này của thị trường dầu không phải là do tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện, hay tiêu thụ dầu tăng lên. Nhu cầu dầu của thế giới vẫn đang trên đà giảm sút mạnh nhất từ đầu thập niên 1980 tới nay, và kho dự trữ dầu thô của Mỹ thì đang ở mức cao nhất trong vòng 19 năm qua.
Thay vào đó, các nhà phân tích cho rằng, một lần nữa, dầu lại đang được giới đầu tư tìm kiếm như một hầm trú ẩn để đề phòng sự mất giá của đồng USD và lạm phát leo thang. Sự ổn định của giá dầu thời gian này cũng là một chiến thắng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sau khi liên tục cắt giảm mạnh sản lượng khai thác để ngăn sự sụt giá sâu hơn của giá dầu.
Sau khi đưa giá dầu lên những đỉnh cao kỷ lục vào mùa hè 2008, giới đầu tư đã tháo chạy khỏi thị trường này khi khủng hoảng tài chính leo thang mạnh mẽ. Họ ồ ạt bán dầu ra để thu tiền mặt về. Do đó, từ mức đỉnh 147 USD/thùng vào tháng 7/2008, giá dầu đã lao thẳng về mức 33 USD/thùng vào tháng 12.
Tuy nhiên, từ đó tới nay, giá dầu giao kỳ hạn tại New York đã khởi sắc trở lại và dao động trong khoảng 40-50 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/4, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York chốt phiên ở mức 48,85 USD/thùng. Tuần này, mặc dù chịu nhiều áp lực, giá dầu vẫn chưa phiên nào giảm dưới 45 USD/thùng.
Bởi thế, trong mùa hè năm nay - mùa lái xe cao điểm ở Mỹ - người tiêu dùng nước này có thể sẽ phải mua xăng với giá cao hơn. Theo dự báo của cơ quan chức năng Mỹ, giá xăng bình quân ở nước này trong mùa hè năm nay có thể lên tới 2,23 USD/gallon, tương đương khoảng 10.500 VND/USD. Vào tháng 12 năm ngoái, giá xăng tại Mỹ đã giảm xuống 1,6 USD/gallon, nhưng liên tục giữ ở mức trên 2 USD/gallon trong nhiều tuần qua.
Những vấn đề đáng ngại về kinh tế thế giới hiện nay lẽ ra phải là những dấu hiệu cho thấy giá dầu sẽ giảm, thay vì tăng thêm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang tăng mạnh, kinh tế Trung Quốc thì giảm tốc và xuất khẩu lao dốc mạnh. Kinh tế châu Âu đình trệ và kinh tế Nhật đang teo tọp đi. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm 1,3% trong năm nay, đánh dấu năm đầu tiên GDP thế giới đi xuống từ Chiến tranh Thế giới 2 tới nay.
“Tất cả những thông tin kinh tế đều tương đối bất lợi và chắc chắn, nhu cầu tiêu thụ dầu còn tiếp tục chịu tác động tiêu cực. Nhưng giá dầu vẫn cứ đứng vững”, nhà phân tích cao cấp thị trường năng lượng Tom Bentz của ngân hàng BNP Paribas ở New York nói.
Động thái cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu đã đóng vai trò quan trọng tạo ra một mặt sàn cho giá “vàng đen”. Khác với thường lệ, trong những tháng gần đây, các thành viên của OPEC đã tuân thủ chặt chẽ cam kết cắt giảm sản lượng.
Từ tháng 9 tới nay, Saudi Arabia và các nước khác trong OPEC đã cắt giảm sản lượng với mức tổng vào khoảng 3,5 triệu thùng dầu/ngày, tương đương với 75% cam kết cắt giảm mà họ đưa ra.
Thành công của OPEC đã mở lối cho các nhà đầu tư trên thị trường dầu tiếp tục đặt cược vào giá nhiên liệu này. Phần lớn giới đầu tư tin rằng, mặc dù thị trường lúc này đang thừa dầu, nhưng một khi nhu cầu tăng trở lại, nguồn cung dầu như hiện nay sẽ chẳng đủ đáp ứng.
Tình hình bất ổn ở quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi Nigeria khiến dòng dầu từ đây bị gián đoạn cũng tạo cho thị trường dầu sự hỗ trợ. “Các nhà đầu tư đã trở lại, tuy chưa phải là ồ ạt. Một trong những lý do chính khiến giá dầu ở mức 50 USD/thùng là do nguồn cung đã bị cắt giảm mạnh”, Giám đốc điều hành Roger Diwan của công ty tư vấn thị trường năng lượng PFC Energy nhận xét.
Các nhà đầu tư tính toán sai thời điểm?
Tuy nhiên, sự hào hứng của giới đầu tư đối với dầu vào lúc này có thể là sai thời điểm. Tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang giảm mạnh, đẩy kho dự trữ dầu thương mại của nước này lên mức cao nhất từ năm 1990 tới nay.
Tình hình ở Trung Quốc cũng chỉ khá hơn chút ít. Nhờ kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 585 tỷ USD, kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng 5-7% trong năm nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng đó mới chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc thời gian qua, và có thể không đủ để kéo tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á khác lên.
Nhu cầu dầu của thế giới được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm nay. Trong báo cáo mới đây nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IMF), cho rằng, tiêu thụ dầu toàn cầu năm nay sẽ giảm 2,4 triệu thùng/ngày, tương đương mức giảm 2,8%, mức giảm mạnh nhất từ đầu những năm 1980 tới nay, còn 83,4 triệu thùng/ngày.
Do đó, giá dầu còn có khả năng giảm trong năm nay nếu kinh tế thế giới tiếp tục suy yếu, hoặc những biện pháp kích thích kinh tế do Mỹ và các quốc gia khác áp dụng không thể phát huy tác dụng. “Thị trường đang cố gắng tìm hiểu xem nền kinh tế có đang cải thiện hay không”, nhà phân tích thị trường năng lượng Costanza Jacazio thuộc Barclays Capital nhận xét.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia cũng tỏ ý lo ngại rằng, với mức giá dầu như hiện nay, các công ty dầu lửa sẽ cắt giảm đầu tư vào các mỏ dầu mới. Một khi kinh tế phục hồi, chẳng hạn vào năm 2010 hay 2011, việc giá dầu tăng mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra.
“Người ta đang băn khoăn chẳng biết giá dầu sẽ còn duy trì ở mức hiện nay được bao lâu nữa trước khi bắt đầu một đợt tụt dốc mới”, nhà phân tích Bentz của BNP Paribas nói.
(Theo New York Times)