Đồ chơi công nghệ cho bé gặp thời
6 trong số 9 món đồ chơi bán chạy nhất cho các bé từ 5 - 7 tuổi trên Amazon.com là những món đồ chơi công nghệ
Mùa Giáng sinh năm nay, các hãng sản xuất đồ chơi và các nhà bán lẻ Mỹ đang đua nhau tung ra những thiết bị công nghệ mới dành cho các bé 3 tuổi trở lên, và thậm chí cả các bé dưới 3 tuổi.
Các công ty này cho biết, một trong những mục tiêu chiến lược hiện nay của họ là đối tượng khách hàng nhỏ tuổi muốn “thi đua” cha mẹ mình và không chịu hài lòng với những thứ “đồ giả”.
Nằm trong danh sách những món đồ chơi “hút hàng” nhất trên Amazon.com là Easy Link Internet Launch Pad, một đồ chơi giúp trẻ truy cập vào những trang web phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, và Smart Cycle, một chiếc xe đạp thể dục được kết nối với máy chơi game video.
Jim Silver, biên tập tạp chí Toy Wish, năm vừa qua đã diễn ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đồ chơi có yếu tố công nghệ. Công nghệ đã từ từ xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất đồ chơi trong vài năm trở lại đây, và xu hướng này hiện đang tăng tốc mạnh mẽ.
Khảo sát trên Amazon.com mới đây cho thấy, 6 trong số 9 món đồ chơi bán chạy nhất cho các bé từ 5 - 7 tuổi trên trang web này là những món đồ chơi công nghệ.
“Nếu bạn mua cho bọn trẻ một chiếc máy ảnh đồ chơi kiểu cũ, chúng sẽ nhìn bạn như thể bạn có vấn đề vậy”, Reyne Rice, một chuyên gia về đồ chơi của Hiệp hội Đồ chơi Mỹ nói.
Các bác sỹ nhi khoa và các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc tiếp xúc những hình ảnh trên màn hình quá nhiều sẽ làm suy giảm khả năng tưởng tượng của trẻ. Tuy nhiên, đối với nhiều em bé, những món đồ chơi truyền thống không có màn hình, dây cáp USB và thẻ nhớ là những thứ đã lỗi thời.
Yunice Kotake, bà mẹ của hai cô con gái sinh đôi 1 tuổi, mới đây mua cho hai bé một chiếc điện thoại di động đồ chơi. Nhưng một vài ngày sau, cô đem trả lại món đồ chơi này vì hai cô bé thích chơi với chiếc điện thoại thật của bố mẹ hơn. “Chúng biết đâu là điện thoại thật và không thích chơi với điện thoại đồ chơi”, cô Kotake cho biết.
“Khi đặt một cái điện thoại đồ chơi và một chiếc BlackBerry trước mặt bọn trẻ, chắc chắn chúng sẽ chọn chiếc BlackBerry”, một bà mẹ khác nói.
Dạo qua cửa hàng đồ chơi có tên Toys “R” Us, có thể thấy những món đồ chơi nổi bật nhất trong cửa hàng này là những món đồ công nghệ cao. Trong đó, có những chiếc laptop với các trò vừa chơi vừa học, và đặc biệt là một chiếc máy ảnh điện tử dành cho các bé 6 tuổi trở lên.
Một cô bé 6 tuổi tên Sabrina nói, món quà mà cô mong muốn cha mẹ tặng nhất vào Giáng sinh năm nay là một chiếc laptop của người lớn. “Bọn trẻ bây giờ khác bố mẹ chúng ngày xưa. Có lẽ khi con bé lên 8, tôi phải mua cho nó một chiếc laptop người lớn”, mẹ cô bé nói.
Hiện các loại đồ chơi công nghệ chiếm tới 5% thị trường đồ chơi với doanh số 23 tỷ USD/năm của Mỹ. Xu hướng đồ chơi công nghệ thực sự là một cơ hội lớn mà các hãng đồ chơi đang tích cực nắm bắt. Hãng LeapFrog mới đây đã tung ra một loại máy vi tính sử dụng TV làm màn hình và có bàn phím riêng để giúp các bé học những kỹ năng cơ bản của máy vi tính.
Thậm chí cả những thứ đồ chơi chẳng liên quan gì đến công nghệ giờ đây cũng được “công nghệ hóa”. Nhiều con giống và búp bê hiện đã được đưa lên mạng để các bé có thể chọn trang phục và mặc đồ cho chúng ở đó.
“Nếu chỉ bán những loại đồ chơi truyền thống như xếp hình hay những con búp bê nhựa, một công ty đồ chơi có thể tồn tại nhưng không thể phát triển được. Ngành công nghiệp này đang định nghĩa lại thế nào là đồ chơi”, Sean McGowan, một nhà phân tích trong ngành sản xuất đồ chơi nhận định.
Mặt khác, các hãng sản xuất đồ chơi cũng lo ngại họ sẽ bị mất những khách hàng ít tuổi nhưng trung thành của mình vào tay những hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và game video. Một ví dụ để minh chứng là mới đây, một công ty điện thoại có tên Kajeet tung ra thị trường loại điện thoại di động dành cho các bé 8 tuổi trở lên. Loại điện thoại này có phần mềm phù hợp với đối tượng người sử dụng “tí hon” nhưng phần cứng thì hoàn toàn giống như trong những chiếc điện thoại của người lớn.
Đồ chơi công nghệ cho trẻ em đang khiến nhiều người lo ngại. Hiệp hội Bác sỹ nhi khoa Mỹ phản đối việc cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống tiếp xúc với các loại màn hình và khuyến cáo không nên cho trẻ lớn hơn tiếp xúc với máy tính hoặc TV quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Theo Bác sỹ Donald L. Shifrin, người phát ngôn của hiệp hội này, đồ chơi công nghệ không thể thay thế những trò chơi tưởng tượng mà ở đó, trẻ có thể phát triển trí tưởng tượng, khả năng tường thuật và được tương tác với bạn bè cùng trang lứa và cha mẹ.
“Liệu chúng ta có đang biến công nghệ trở thành một yếu tố mặc định trong đồ chơi cho trẻ?”, Bác sỹ Shifrin đặt câu hỏi.
(Theo NYT)
Các công ty này cho biết, một trong những mục tiêu chiến lược hiện nay của họ là đối tượng khách hàng nhỏ tuổi muốn “thi đua” cha mẹ mình và không chịu hài lòng với những thứ “đồ giả”.
Nằm trong danh sách những món đồ chơi “hút hàng” nhất trên Amazon.com là Easy Link Internet Launch Pad, một đồ chơi giúp trẻ truy cập vào những trang web phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, và Smart Cycle, một chiếc xe đạp thể dục được kết nối với máy chơi game video.
Jim Silver, biên tập tạp chí Toy Wish, năm vừa qua đã diễn ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đồ chơi có yếu tố công nghệ. Công nghệ đã từ từ xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất đồ chơi trong vài năm trở lại đây, và xu hướng này hiện đang tăng tốc mạnh mẽ.
Khảo sát trên Amazon.com mới đây cho thấy, 6 trong số 9 món đồ chơi bán chạy nhất cho các bé từ 5 - 7 tuổi trên trang web này là những món đồ chơi công nghệ.
“Nếu bạn mua cho bọn trẻ một chiếc máy ảnh đồ chơi kiểu cũ, chúng sẽ nhìn bạn như thể bạn có vấn đề vậy”, Reyne Rice, một chuyên gia về đồ chơi của Hiệp hội Đồ chơi Mỹ nói.
Các bác sỹ nhi khoa và các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc tiếp xúc những hình ảnh trên màn hình quá nhiều sẽ làm suy giảm khả năng tưởng tượng của trẻ. Tuy nhiên, đối với nhiều em bé, những món đồ chơi truyền thống không có màn hình, dây cáp USB và thẻ nhớ là những thứ đã lỗi thời.
Yunice Kotake, bà mẹ của hai cô con gái sinh đôi 1 tuổi, mới đây mua cho hai bé một chiếc điện thoại di động đồ chơi. Nhưng một vài ngày sau, cô đem trả lại món đồ chơi này vì hai cô bé thích chơi với chiếc điện thoại thật của bố mẹ hơn. “Chúng biết đâu là điện thoại thật và không thích chơi với điện thoại đồ chơi”, cô Kotake cho biết.
“Khi đặt một cái điện thoại đồ chơi và một chiếc BlackBerry trước mặt bọn trẻ, chắc chắn chúng sẽ chọn chiếc BlackBerry”, một bà mẹ khác nói.
Dạo qua cửa hàng đồ chơi có tên Toys “R” Us, có thể thấy những món đồ chơi nổi bật nhất trong cửa hàng này là những món đồ công nghệ cao. Trong đó, có những chiếc laptop với các trò vừa chơi vừa học, và đặc biệt là một chiếc máy ảnh điện tử dành cho các bé 6 tuổi trở lên.
Một cô bé 6 tuổi tên Sabrina nói, món quà mà cô mong muốn cha mẹ tặng nhất vào Giáng sinh năm nay là một chiếc laptop của người lớn. “Bọn trẻ bây giờ khác bố mẹ chúng ngày xưa. Có lẽ khi con bé lên 8, tôi phải mua cho nó một chiếc laptop người lớn”, mẹ cô bé nói.
Hiện các loại đồ chơi công nghệ chiếm tới 5% thị trường đồ chơi với doanh số 23 tỷ USD/năm của Mỹ. Xu hướng đồ chơi công nghệ thực sự là một cơ hội lớn mà các hãng đồ chơi đang tích cực nắm bắt. Hãng LeapFrog mới đây đã tung ra một loại máy vi tính sử dụng TV làm màn hình và có bàn phím riêng để giúp các bé học những kỹ năng cơ bản của máy vi tính.
Thậm chí cả những thứ đồ chơi chẳng liên quan gì đến công nghệ giờ đây cũng được “công nghệ hóa”. Nhiều con giống và búp bê hiện đã được đưa lên mạng để các bé có thể chọn trang phục và mặc đồ cho chúng ở đó.
“Nếu chỉ bán những loại đồ chơi truyền thống như xếp hình hay những con búp bê nhựa, một công ty đồ chơi có thể tồn tại nhưng không thể phát triển được. Ngành công nghiệp này đang định nghĩa lại thế nào là đồ chơi”, Sean McGowan, một nhà phân tích trong ngành sản xuất đồ chơi nhận định.
Mặt khác, các hãng sản xuất đồ chơi cũng lo ngại họ sẽ bị mất những khách hàng ít tuổi nhưng trung thành của mình vào tay những hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng và game video. Một ví dụ để minh chứng là mới đây, một công ty điện thoại có tên Kajeet tung ra thị trường loại điện thoại di động dành cho các bé 8 tuổi trở lên. Loại điện thoại này có phần mềm phù hợp với đối tượng người sử dụng “tí hon” nhưng phần cứng thì hoàn toàn giống như trong những chiếc điện thoại của người lớn.
Đồ chơi công nghệ cho trẻ em đang khiến nhiều người lo ngại. Hiệp hội Bác sỹ nhi khoa Mỹ phản đối việc cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống tiếp xúc với các loại màn hình và khuyến cáo không nên cho trẻ lớn hơn tiếp xúc với máy tính hoặc TV quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Theo Bác sỹ Donald L. Shifrin, người phát ngôn của hiệp hội này, đồ chơi công nghệ không thể thay thế những trò chơi tưởng tượng mà ở đó, trẻ có thể phát triển trí tưởng tượng, khả năng tường thuật và được tương tác với bạn bè cùng trang lứa và cha mẹ.
“Liệu chúng ta có đang biến công nghệ trở thành một yếu tố mặc định trong đồ chơi cho trẻ?”, Bác sỹ Shifrin đặt câu hỏi.
(Theo NYT)