Doanh nghiệp cao su Việt Nam - Đài Loan tìm cách liên kết
Hiệp hội Công nghiệp cao su Đài Loan (TRIA) hy vọng nhiều loại sản phẩm cao su sẽ được sản xuất ngay tại Việt Nam
Hiệp hội Công nghiệp cao su Đài Loan (TRIA) hy vọng nhiều loại sản phẩm cao su sẽ được sản xuất ngay tại Việt Nam.
Đó là công bố của TRIA tại buổi ký biên bản ghi nhớ về sự liên kết hợp tác với Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) được tổ chức tại Tp.HCM ngày 19/9/2007. 60 thành viên mạnh nhất, tiêu biểu cho TRIA đã có mặt và chủ động trực tiếp nắm những yêu cầu của phía VRA để xúc tiến cho hướng phát triển này.
TRIA được thành lập từ 1948 với 40 thành viên ban đầu, đến 1956 những sản phẩm lốp cao su Đài Loan đầu tiên đã được xuất khẩu sang Thái Lan và Việt Nam - những nước dự báo nhiều tiềm năng về lĩnh vực nguyên liệu cao su.
Là một vùng lãnh thổ có diện tích thiên nhiên chật hẹp nên Đài Loan đã chọn hướng phát triển sản xuất sản phẩm cao su hàng hóa với 3 ngành hàng chính là săm lốp ôtô, xe máy, sản phẩm cao su kỹ thuật như băng chuyền, dây đai, phụ tùng máy móc cơ khí và các sản phẩm tiêu dùng như áo, giày đi mưa, bóng thể thao, dụng cụ y tế.
Dòng chảy của thị trường sản phẩm cao su đặt ra 2 vấn đề lớn là nguyên liệu thô và sản phẩm cao su thông dụng, trong đó Việt Nam nổi lên như một quốc gia có khả năng đáp ứng về cung ứng và sản xuất, tiêu dùng của cả 2 lĩnh vực.
Theo nhiều thành viên TRIA, sản xuất công nghiệp cao su ở Việt Nam tuy có thuận lợi về nguyên liệu cao su thô nhưng lại gặp khó khăn vì các nguyên liệu hóa chất đều phải nhập ngoại. Đó cũng là bối cảnh của ngành công nghiệp cao su Đài Loan trước đây.
TRIA hiện có 550 hội viên, với 3 nhóm ngành nghề chính là sản xuất vỏ xe, sản phẩm công nghiệp cao su và nhóm các doanh nghiệp nghiên cứu, cung ứng các nguyên liệu hóa chất, than đen phục vụ công nghiệp chế biến cao su.
Theo thống kê, năm 2006, Đài Loan đã nhập khẩu 89.309 tấn cao su thiên nhiên, trong đó có 22.415 tấn cao su cốm và cao su mủ kem từ Việt Nam.
Sản phẩm săm lốp xe mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam cũng như xuất khẩu vào Việt Nam năm 2006 gần như có giá trị tương đương nhau vì có nhiều nhà máy của Đài Loan đầu tư tại Việt Nam, riêng sản phẩm cao su tiêu dùng từ Đài Loan xuất khẩu sang Việt Nam hiện gấp 2 lần giá trị nhập khẩu hàng cùng loại sản xuất tạo Việt Nam.
Đó là công bố của TRIA tại buổi ký biên bản ghi nhớ về sự liên kết hợp tác với Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) được tổ chức tại Tp.HCM ngày 19/9/2007. 60 thành viên mạnh nhất, tiêu biểu cho TRIA đã có mặt và chủ động trực tiếp nắm những yêu cầu của phía VRA để xúc tiến cho hướng phát triển này.
TRIA được thành lập từ 1948 với 40 thành viên ban đầu, đến 1956 những sản phẩm lốp cao su Đài Loan đầu tiên đã được xuất khẩu sang Thái Lan và Việt Nam - những nước dự báo nhiều tiềm năng về lĩnh vực nguyên liệu cao su.
Là một vùng lãnh thổ có diện tích thiên nhiên chật hẹp nên Đài Loan đã chọn hướng phát triển sản xuất sản phẩm cao su hàng hóa với 3 ngành hàng chính là săm lốp ôtô, xe máy, sản phẩm cao su kỹ thuật như băng chuyền, dây đai, phụ tùng máy móc cơ khí và các sản phẩm tiêu dùng như áo, giày đi mưa, bóng thể thao, dụng cụ y tế.
Dòng chảy của thị trường sản phẩm cao su đặt ra 2 vấn đề lớn là nguyên liệu thô và sản phẩm cao su thông dụng, trong đó Việt Nam nổi lên như một quốc gia có khả năng đáp ứng về cung ứng và sản xuất, tiêu dùng của cả 2 lĩnh vực.
Theo nhiều thành viên TRIA, sản xuất công nghiệp cao su ở Việt Nam tuy có thuận lợi về nguyên liệu cao su thô nhưng lại gặp khó khăn vì các nguyên liệu hóa chất đều phải nhập ngoại. Đó cũng là bối cảnh của ngành công nghiệp cao su Đài Loan trước đây.
TRIA hiện có 550 hội viên, với 3 nhóm ngành nghề chính là sản xuất vỏ xe, sản phẩm công nghiệp cao su và nhóm các doanh nghiệp nghiên cứu, cung ứng các nguyên liệu hóa chất, than đen phục vụ công nghiệp chế biến cao su.
Theo thống kê, năm 2006, Đài Loan đã nhập khẩu 89.309 tấn cao su thiên nhiên, trong đó có 22.415 tấn cao su cốm và cao su mủ kem từ Việt Nam.
Sản phẩm săm lốp xe mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam cũng như xuất khẩu vào Việt Nam năm 2006 gần như có giá trị tương đương nhau vì có nhiều nhà máy của Đài Loan đầu tư tại Việt Nam, riêng sản phẩm cao su tiêu dùng từ Đài Loan xuất khẩu sang Việt Nam hiện gấp 2 lần giá trị nhập khẩu hàng cùng loại sản xuất tạo Việt Nam.