Doanh nghiệp cổ phần hóa, ngân hàng lo mất nợ
Cổ phần hóa, nợ không được bàn giao, ngân hàng lo mất, ngại dây dưa vì không xác định được đầu mối trách nhiệm
Cổ phần hóa, nợ không được bàn giao, ngân hàng lo mất, ngại dây dưa vì không xác định được đầu mối trách nhiệm.
Đây là bất cập bộc lộ trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 187, liên quan đến việc chuyển giao nghĩa vụ sang công ty cổ phần.
Cụ thể, có một số vướng mắc trong trường hợp khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, vì một lý do nào đó, không được bàn giao cho công ty cổ phần tại thời điểm cổ phần hoá. Sau khi đã chuyển thành công ty cổ phần, ngân hàng thực hiện thu hồi khoản nợ này gặp khó khăn do không xác định được ai phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ này. Doanh nghiệp nhà nước thì đến thời điểm đó đã không còn tồn tại, còn công ty cổ phần thì không chịu nhận trách nhiệm do không được bàn giao.
Theo Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước), thực tế này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ngân hàng vì không có khả năng thu hồi được nợ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần do có thể bị liên quan đến các vụ tranh chấp về trách nhiệm thanh toán khoản nợ trước đây.
Hiện tại Nghị định 187 đã được thay thế bằng Nghị định 109, vừa ban hành cuối tháng 6 vừa qua. Nhưng theo đánh giá của Vụ Pháp chế, bất cập trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tại Điều 16, Nghị định 109 chỉ quy định về việc xử lý các khoản nợ đến hạn, mà không đề cập đến việc xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Điều này có thể dẫn đến sự không thống nhất trong cách thức xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.
Mặt khác, Nghị định 109 cũng không đưa ra các quy định về trình tự, thủ tục, quy trình trong việc xác định, đối chiếu, bàn giao các khoản nợ từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần; không có các quy định về cơ chế tham gia của các chủ nợ vào quá trình xác định, bàn giao nợ, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan để bảo đảm tính chính xác trong việc bàn giao các khoản nợ.
Tại Điều 10, Nghị định 109 có bổ sung thêm quy định các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần, nhưng lại không có bất cứ một quy định nào xác định cơ quan, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ không được bàn giao này.
Theo phân tích của Vụ Pháp chế, quy định trên có thể giúp các công ty cổ phần tránh được các rắc rối liên quan đến tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ các khoản nợ không được bàn giao, nhưng ngân hàng thì sẽ tiếp tục gặp rắc rối vì càng khó xác định ai sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ cho mình.
Nghị định mới ban hành, vấn đề cũ chưa được giải quyết triệt để. Các ngân hàng ngoài lo mất nợ còn bức xúc vì quyền lợi của mình (bên liên quan) chưa được bảo đảm, nhất là sau một thời gian tiếp vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Họ hy vọng rằng Thông tư hướng dẫn Nghị định 109 sắp tới sẽ có được sự bổ sung cần thiết.
Đây là bất cập bộc lộ trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 187, liên quan đến việc chuyển giao nghĩa vụ sang công ty cổ phần.
Cụ thể, có một số vướng mắc trong trường hợp khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, vì một lý do nào đó, không được bàn giao cho công ty cổ phần tại thời điểm cổ phần hoá. Sau khi đã chuyển thành công ty cổ phần, ngân hàng thực hiện thu hồi khoản nợ này gặp khó khăn do không xác định được ai phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ này. Doanh nghiệp nhà nước thì đến thời điểm đó đã không còn tồn tại, còn công ty cổ phần thì không chịu nhận trách nhiệm do không được bàn giao.
Theo Vụ Pháp chế (Ngân hàng Nhà nước), thực tế này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của ngân hàng vì không có khả năng thu hồi được nợ, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần do có thể bị liên quan đến các vụ tranh chấp về trách nhiệm thanh toán khoản nợ trước đây.
Hiện tại Nghị định 187 đã được thay thế bằng Nghị định 109, vừa ban hành cuối tháng 6 vừa qua. Nhưng theo đánh giá của Vụ Pháp chế, bất cập trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tại Điều 16, Nghị định 109 chỉ quy định về việc xử lý các khoản nợ đến hạn, mà không đề cập đến việc xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Điều này có thể dẫn đến sự không thống nhất trong cách thức xử lý các khoản nợ phải trả chưa đến hạn của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.
Mặt khác, Nghị định 109 cũng không đưa ra các quy định về trình tự, thủ tục, quy trình trong việc xác định, đối chiếu, bàn giao các khoản nợ từ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá sang công ty cổ phần; không có các quy định về cơ chế tham gia của các chủ nợ vào quá trình xác định, bàn giao nợ, cũng như trách nhiệm của các bên liên quan để bảo đảm tính chính xác trong việc bàn giao các khoản nợ.
Tại Điều 10, Nghị định 109 có bổ sung thêm quy định các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần, nhưng lại không có bất cứ một quy định nào xác định cơ quan, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ không được bàn giao này.
Theo phân tích của Vụ Pháp chế, quy định trên có thể giúp các công ty cổ phần tránh được các rắc rối liên quan đến tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ các khoản nợ không được bàn giao, nhưng ngân hàng thì sẽ tiếp tục gặp rắc rối vì càng khó xác định ai sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ cho mình.
Nghị định mới ban hành, vấn đề cũ chưa được giải quyết triệt để. Các ngân hàng ngoài lo mất nợ còn bức xúc vì quyền lợi của mình (bên liên quan) chưa được bảo đảm, nhất là sau một thời gian tiếp vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Họ hy vọng rằng Thông tư hướng dẫn Nghị định 109 sắp tới sẽ có được sự bổ sung cần thiết.