14:44 17/02/2025

Doanh nghiệp FDI nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các ngân hàng nội địa khi đến Việt Nam

Quỳnh Anh

Việc tài trợ vốn của các ngân hàng nội cho doanh nghiệp ngoại là một trong những động lực rất lớn thúc đẩy kinh tế tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, trở thành một điểm sáng trong năm 2024 và được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh ở năm 2025…

Năm 2024, Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia đang phát triển thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới. Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 01 bậc so với năm 2023.

VIỆT NAM TIẾP TỤC LÀ ĐIỂM SÁNG THU HÚT FDI

Theo báo cáo chiến lược 2025 của Công ty Chứng khoán ACBS, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn FDI đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Các doanh nghiệp đã dịch chuyển chuỗi cung ứng, hướng tới điểm đến hấp dẫn là Việt Nam nhờ vào những lợi thế như vị trí chiến lược, chi phí lao động cạnh tranh và môi trường đầu tư thuận lợi.

Bất cứ một doanh nghiệp nước ngoài nào đến Việt Nam đầu tư, dù là lĩnh vực gì cũng đều mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy ngành sản xuất đó ở Việt Nam phát triển theo. Các lĩnh vực tiếp tục thu hút vốn FDI lớn nhất phải kể đến công nghiệp, chế biến chế tạo, bất động sản khu công nghiệp, vận tải và kho bãi.

Đơn cử như công ty TNHH khoa học kỹ thuật Ngân Hà - một trong những thành viên thuộc sở hữu của tập đoàn Texhong International Group Ltd. - doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất sợi tại Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới, đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sợi quy mô doanh thu bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm đã tạo môi trường làm việc ổn định, thu nhập khá, phúc lợi tốt thu hút lượng lao động lớn tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, hoạt động đầu tư của Tập đoàn Texhong cũng kéo theo hoạt động đầu tư của hệ sinh thái các công ty liên quan trong chuỗi dệt may của tập đoàn Texhong tại địa bàn Quảng Ninh qua đó gia tăng thu hút đầu tư cho lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu, trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất hiện đại và tân tiến nhất trong ngành sản xuất sợi tại Quảng Ninh.
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu, trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất hiện đại và tân tiến nhất trong ngành sản xuất sợi tại Quảng Ninh.

Cú lội ngược dòng của Việt Nam trong bối cảnh thu hút đầu tư trên thế giới suy giảm là kết quả và sự nỗ lực trong việc hoàn thiện chính sách thu hút vốn, công tác xúc tiến thương mại cùng sự đồng hành của hệ thống ngân hàng nội địa.

Theo đại diện ngân hàng ACB, trong bối cảnh có sự cạnh tranh cao với các quốc gia trong cùng khu vực thì việc củng cố tiềm lực nguồn vốn hoặc các giải pháp thanh toán quốc tế từ ngân hàng nội địa sẽ tạo đà cho doanh nghiệp Việt Nam.

Mặc dù thành công trong việc thu hút vốn ngoại song nhiều doanh nghiệp còn phải đối mặt với thách thức về ESG, tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát thải thấp được đặt ra như một cam kết mang tính ràng buộc của hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

DÒNG VỐN XANH ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đại diện ngân hàng ACB cho biết cuộc đua vốn nội tài trợ doanh nghiệp ngoại đã trở nên sôi động trong 2 năm vừa qua. Vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng được tập trung để đầu tư xây dựng nhà xưởng tại các khu công nghiệp, nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu, đảm bảo việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp “lão làng” cần vốn để trẻ hóa hệ thống, trong khi doanh nghiệp “tân binh” lại càng cần nhiều vốn hơn để nhanh chóng trưởng thành.

Tiên phong về chương trình Tín dụng xanh, ngân hàng này đã thiết kế các gói tài trợ tín dụng với lãi suất cạnh tranh cùng hệ sinh thái các sản phẩm toàn diện phục vụ cho doanh nghiệp ngoại khi tới Việt Nam. Các gói tài trợ toàn diện được thiết kế phù hợp với đa dạng quy mô, địa bàn, lĩnh vực sản xuất cho đến văn hóa, ngôn ngữ của từng doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Cụ thể, ACB đã thiết lập cơ chế tín dụng đặc thù bằng các gói vay trung dài hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp FDI cạnh tranh và ổn định, cùng các sản phẩm ngoại hối với tỷ giá ưu đãi, các giải pháp phái sinh phòng vệ rủi ro tỷ giá, lãi suất cho các khoản vay, thanh toán, nguồn thu linh hoạt đến 5 năm và các giải pháp thanh toán hiện đại.

Doanh nghiệp FDI nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các ngân hàng nội địa khi đến Việt Nam - Ảnh 1

ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam xây dựng và công bố Khung Tài Chính Bền Vững dành cho hoạt động tín dụng theo các Nguyên tắc trái phiếu xanh và Nguyên tắc trái phiếu xã hội được thiết lập bởi Hiệp Hội Thị Trường Vốn Quốc Tế (ICMA) và các Nguyên tắc cho vay xanh/ xã hội được thiết lập bởi Hiệp Hội Thị Trường Cho Vay (LMA).

Bên cạnh đó, ACB cũng cung cấp các gói tài chính ưu đãi dành cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp cho như tài khoản ưu đãi, vay thế chấp, vay tín chấp, mở thẻ tín dụng,… ưu đãi bậc nhất trên thị trường. ACB thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp FDI đến Việt Nam, hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước khi cơ hội đến.